Giải Toán lớp 3 trang 49, 50, 51 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng của chủ đề Làm quen với hình phẳng, hình khối.
Giải SGK Toán 3 trang 49, 50, 51 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 3 Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Hoạt động trang 50 SGK Toán lớp 3 Kết nối tri thức tập 1
Bài 1
Đ, S?
Gợi ý đáp án:
a)
+ M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+ MA = MB = 3cm.
Nên M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b) N là điểm ở giữa hai điểm B và C.
c)
+ N là điểm ở giữa hai điểm B và C.
+ NB không bằng NC
Nên N không phải là trung điểm của đoạn thẳng BC.
d) Ba điểm M, B, N không thẳng hàng nên điểm B không phải là điểm nằm giữa hai điểm M và N.
Em điển Đ, S vào ô trống:
a) M là trung điểm của đoạn thẳng AB | Đ |
b) N là điểm ở giữa hai điểm B và C | Đ |
c) N là trung điểm của đoạn thẳng BC | S |
d) B là điểm nằm giữa hai điểm M và N | S |
Bài 2
Trong hình bên:
a) Tìm ba điểm thẳng hàng.
b) Điểm H nằm giữa hai điểm nào?
c) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng nào?
Gợi ý đáp án:
a) Ba điểm thẳng hàng:
A, H, B
H, M, K
C, K, D
b) Điểm H nằm giữa hai điểm A và B
c) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng HK
Bài 3
Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng AC, BD trong hình vẽ.
Gợi ý đáp án:
H là trung điểm của đoạn thẳng AC vì: H là điểm ở giữa hai điểm A và C; AH = HC
G là trung điểm của đoạn thẳng BD vì: G là điểm ở giữa hai điểm B và D; BG = GD
Luyện tập trang 51 SGK Toán lớp 3 Kết nối tri thức tập 1
Bài 1
Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi.
a) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng AB hay không?
b) Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC hay không?
Gợi ý đáp án:
a) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB vì:
+) M là điểm ở giữa hai điểm A và B
+) AM = MB = 3cm
b) Điểm B không là trung điểm của đoạn thẳng AC vì MB không bằng BC.
Bài 2
Xác định trung điểm của đoạn thẳng MN và đoạn thẳng NP.
Gợi ý đáp án:
Trung điểm của đoạn thẳng MN là: điểm I
Trung điểm của đoạn thẳng NP là: điểm K
Bài 3
Quan sát rồi trả lời.
Cào cào cần nhảy thêm mấy bước để đến trung điểm của đoạn thẳng AB?
Gợi ý đáp án:
Đi hết đoạn AB cần 8 bước, cào cào đã nhảy được 2 bước.
Cào cào cần nhảy thêm số bước là:
8 – 2 = 6 (bước)
Đáp số: 6 bước
Bài 4
Việt có một đoạn dây dài 20cm. Nếu Việt không dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét thì bạn ấy làm như thế nào để cắt được một đoạn dây có độ dài 10 cm từ đoạn dây ban đầu?
Gợi ý đáp án:
Việt có thể gấp đôi đoạn dây sao cho đầu và đuôi đoạn dây trùng nhau.
Khi đó Việt xác định được trung điểm của đoạn dây và cắt dây tại điểm đó sẽ được đoạn dây 10 cm