Trang chủ Học tập Lớp 7 Toán 7 Kết nối tri thức

Giải Toán 7 trang 46 Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1

Toán 7 Bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết

Giải Toán lớp 7 trang 46 - Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải Toán lớp 7 bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 7 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 46, 47, 48, 49.

Lời giải Toán 7 Bài 9 Kết nối tri thức trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 7, từ đó học tốt môn Toán lớp 7 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 9 Chương III - Góc và đường thẳng song song. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 Bài 9 - Luyện tập

Luyện tập 1

Quan sát hình 3.19:

a) Biết \widehat {{A_2}} = {40^0},\widehat {{B_4}} = {40^0}. Em hãy cho biết số đo các góc còn lại.

b) Các cặp góc A1 và B4; A2 và B3 được gọi là các cặp góc trong cùng phía. Tính tổng \widehat {{A_1}} + \widehat {{B_4}},\widehat {{A_2}} + \widehat {{B_3}}

Hình 3.19

Gợi ý đáp án:

a) Ta có: Góc A1 và góc A2 là hai góc kề bù

Suy ra: \widehat {{A_1}} + \widehat {{A_2}} = {180^0} \Rightarrow \widehat {{A_1}} = {180^0} - \widehat {{A_2}} = {180^0} - {40^0} = {140^0}

Góc A2 và góc A4 là hai góc đối đỉnh

Suy ra: \widehat {{A_2}} = \widehat {{A_4}} = {40^0}

Góc A1 và góc A3 là hai góc đối đỉnh

Suy ra: \widehat {{A_1}} = \widehat {{A_3}} = {140^0}

Ta có: Góc B1 và góc B4 là hai góc kề bù

Suy ra:\widehat {{B_1}} + \widehat {{B_4}} = {180^0} \Rightarrow \widehat {{B_1}} = {180^0} - \widehat {{B_4}} = {180^0} - {40^0} = {140^0}

Góc B2 và góc B4 là hai góc đối đỉnh

Suy ra: \widehat {{B_2}} = \widehat {{B_4}} = {40^0}

Góc B1 và góc B3 là hai góc đối đỉnh

Suy ra: \widehat {{B_1}} = \widehat {{B_3}} = {140^0}

b) Ta có:

\begin{matrix}
  \widehat {{A_1}} + \widehat {{B_4}} = {140^0} + {40^0} = {180^0} \hfill \\
  \widehat {{A_2}} + \widehat {{B_3}} = {40^0} + {140^0} = {180^0} \hfill \\ 
\end{matrix}

Luyện tập 2

1) Quan sát Hình 3.22 và giải thích tại sao AB // DC.

2) Tìm trên hình 3.23 hai đường thẳng song song với nhau và giải thích vì sao chúng song song.

Hình 3.22, 3.23

Gợi ý đáp án:

1) Quan sát hình 3.22 ta có:

\widehat {xAB} = {60^0},\widehat {ADC} = {60^0}

Mà hai góc \widehat {xAB},\widehat {ADC} nằm ở vị trí so le trong

=> AB // DC

2) Quan sát hình 3.23 ta có:

xx' vuông góc với zz’ => \widehat {zHy} = {90^0}

yy’ vuông góc với zz’ => \widehat {HKy'} = {90^0}

=> \widehat {zHy} = \widehat {HKy'} = {90^0}

Mặt khác hai góc \widehat {zHy},\widehat {HKy'} nằm ở vị trí đồng vị.

Suy ra xx’ // yy’

Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 49 tập 1

Bài 3.6

Quan sát Hình 3.24.

Hình 3.24

a) Tìm một góc ở vị trí so le trong với góc MNB.

b) Tìm một góc ở vị trí đồng vị với góc ACB.

c) Kể tên một cặp góc trong cùng phía.

d) Biết MN // BC, em hãy kể tên ba cặp góc bằng nhau trong hình vẽ.

Gợi ý đáp án:

a) Góc ở vị trí so le trong với góc MNB là góc NBC.

b) Góc ở vị trí đồng vị với góc ACB là góc ANM.

c) Cặp góc trong cùng phía là: góc MNB và góc MBC

d) Ta có: MN // BC

=> \widehat {AMN} = \widehat {ABC} (Hai góc đồng vị)

=> \widehat {ANM} = \widehat {ACB} (Hai góc đồng vị)

=> \widehat {MNB} = \widehat {NBC} (Hai góc so le trong)

Bài 3.7

Quan sát Hình 3.25. Biết . Em hãy giải thích tại sao EF // NM.

Hình 3.25

Gợi ý đáp án:

Theo bài ra ta có:

\widehat {MEF} = {40^0},\widehat {EMN} = {40^0}

Mà hai góc \widehat {MEF},\widehat {EMN} nằm ở vị trí so le trong

=> EF // NM

Bài 3.8

Quan sát hình 3.26, giải thích tại sao AB // DC.

Hình 3.26

Gợi ý đáp án:

Ta có:

AB vuông góc với AD => \widehat {DAB} = {90^0}

CD vuông góc với AD => \widehat {ADC} = {90^0}

=> \widehat {DAB} = \widehat {ADC} = {90^0}

Mặt khác hai góc \widehat {DAB},\widehat {ADC} nằm ở vị trí đồng vị.

Suy ra AB // CD

Bài 3.9

Cho điểm A và đường thẳng d không đi qua A. Hãy vẽ đường thẳng d’ đi qua A và song song với d.

Gợi ý đáp án:

Dùng góc nhọn 600 của ê ke

Bài 3.9

Bài 3.10

Cho hai điểm A và B. Hãy vẽ đường thẳng a đi qua A và đường thẳng b đi qua B sao cho a song song với b.

Gợi ý đáp án:

Vẽ đường thẳng b bất kì đi qua điểm B rồi vẽ đường thẳng a đi qua A và song song với b như bài tập 3.9

Bài 3.9

Bài 3.11

Hãy vẽ hai đoạn thẳng AB và MN sao cho AB // MN và AB = MN.

Gợi ý đáp án:

Ta thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB (giả sử AB = 3cm).

Bước 2. Lấy điểm M nằm ngoài đoạn thẳng AB.

Bước 3. Vẽ đường thẳng qua M song song với đoạn thẳng AB. Trên đường thẳng này lấy điểm N sao cho MN = 3cm. Khi đó MN = AB = 3cm.

Ta có hình vẽ như sau:

Bài 3.11

Liên kết tải về

pdf Toán 7 Bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK