Trang chủ Học tập Lớp 7 Toán 7 Kết nối tri thức

Giải Toán 7 trang 37 Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1

Toán 7 Luyện tập chung trang 37

Giải Toán lớp 7 trang 37, 38 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1

Giải Toán lớp 7 Luyện tập chung trang 37, 38 bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 7 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Lời giải Toán 7 Luyện tập trung trang 37 trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 7, từ đó học tốt môn Toán lớp 7 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện tập chung Chương II: Số thực. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 38 tập 1

Bài 2.19

Cho các phân số: \frac{17}{80} ; \frac{611}{125} ; \frac{133}{91} ; \frac{9}{8}

a) Phân số nào trong những phân số trên không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?

b) Cho biết \sqrt{2}=1,414213562, hãy so sánh phân số tìm được trong câu a) với \sqrt{2}

Hướng dẫn giải:

- Các số thập phân chỉ gồm hữu hạn số sau dấu “,” được gọi là số thập phân hữu hạn.

- Các số thập phân vô hạn tuần hoàn có tính chất: Trong phần thập phân, bắt đầu từ một hàng nào đó, có một chữ số hay một cụm chữ số liền nhau xuất hiện liên tiếp mãi.

Gợi ý đáp án:

a) Ta có:

\frac{17}{80}=0,2125
\frac{611}{125}=4,888
\frac{133}{91}=1,(461538)
\frac{9}{8}=1,125
=> Số không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn là: \frac{133}{91}=1,(461538)

b) Ta có: \frac{133}{91}=1,(461538)1,(461538)>1,414213562=>\frac{133}{91}>\sqrt{2}

Bài 2.20

a. Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn (dùng dấu ngoặc để chỉ rõ chu kì):\frac{1}{9} ; \frac{1}{99}. Em có nhận xét gì về kết quả nhận được?

b. Em hãy dự đoán dạng thập phân của \frac{1}{999}?

Hướng dẫn giải:

- Các số thập phân chỉ gồm hữu hạn số sau dấu “,” được gọi là số thập phân hữu hạn.

- Các số thập phân vô hạn tuần hoàn có tính chất: Trong phần thập phân, bắt đầu từ một hàng nào đó, có một chữ số hay một cụm chữ số liền nhau xuất hiện liên tiếp mãi.

Gợi ý đáp án:

a. Viết dạng thập phân vô hạn tuần hoàn:

\frac{1}{9}=0,(1)

\frac{1}{99}=0,(01)

Nhận xét: Với phân số có dạng \frac{1}{9 \ldots 9} thì dạng thập phân vô hạn tuần hoàn của nó sẽ là 0,(00..1) với n số 9 thì có n-1 số 0

b. Dự đoán dạng thập phân của \frac{1}{999}=0,(001)

Bài 2.21

Viết số \frac{5}{9}\frac{5}{9} dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Hướng dẫn giải:

- Các số thập phân chỉ gồm hữu hạn số sau dấu “,” được gọi là số thập phân hữu hạn.

- Các số thập phân vô hạn tuần hoàn có tính chất: Trong phần thập phân, bắt đầu từ một hàng nào đó, có một chữ số hay một cụm chữ số liền nhau xuất hiện liên tiếp mãi.

Gợi ý đáp án:

\begin{aligned}
&\frac{5}{9}=0,(5) \\
&\frac{5}{9}=0,(05)
\end{aligned}

Bài 2.22

Nam vẽ một phần trục số trên vở ô li và đánh dấu ba điểm A, B,C như sau:

Bài 2.22

a. Hãy cho biết hai điểm A,B biểu diễn những số thập phân nào?

b. Làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác 0,05.

Hướng dẫn giải:

- Các số thập phân chỉ gồm hữu hạn số sau dấu “,” được gọi là số thập phân hữu hạn.

- Các số thập phân vô hạn tuần hoàn có tính chất: Trong phần thập phân, bắt đầu từ một hàng nào đó, có một chữ số hay một cụm chữ số liền nhau xuất hiện liên tiếp mãi.

Gợi ý đáp án:

a. Điểm A, B biểu diễn những số thập phân sau:

  • Điểm A biểu diễn số 13,4
  • Điểm B biểu diễn số 14,2

b. Làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác 0,05, ta được 14,6.

Bài 2.23

Thay dấu “?” bằng chữ số thích hợp.

a) -7,02 < -7, ? (1);

b) -15,3 ? 021 < -15,3819

Gợi ý đáp án:

a) -7,02 < -7,0 (1);

b) -15,39021 < -15,3819

Bài 2.24

So sánh:

a. 12,26 và 12,(24);

b. 31,3(5) và 29,9(8)

Gợi ý đáp án:

a. Ta có: 12,(24) = 12,2424... Vì so sánh số ở hàng phần chục ta có 4<6 nên 12,(24)< 12,26

b. Vì so sánh ở hàng chục ta có 3 > 2 nên 31,3(5) > 29,9(8)

Bài 2.25

Tính:

a.\sqrt{1}

b. \sqrt{1 + 2 + 1}

c. \sqrt{1 + 2 + 3 + 2+ 1}

Gợi ý đáp án:

a. \sqrt{1} = 1

b. \sqrt{1 + 2 + 1} = \sqrt{4} = 2

c. \sqrt{1 + 2 + 3 + 2+ 1} = \sqrt{9}= 3

Bài 2.26

Tính:

a. \left ( \sqrt{3} \right )^{2}

b. \left ( \sqrt{21} \right )^{2}

Gợi ý đáp án:

a. \left ( \sqrt{3} \right )^{2} = \sqrt{3}

b. \left ( \sqrt{21} \right )^{2} = \sqrt{21}

Liên kết tải về

pdf Toán 7 Luyện tập chung trang 37

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK