Giải Toán lớp 6 bài 19: Hình chữ nhật, Hình thoi, Hình bình hành, Hình thang cân bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 19 Chương IV: Một số hình phẳng trong thực tiễn. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 6 bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 18 - Hoạt động
Hoạt động 1
Em hãy tìm một số hình ảnh của hình chữ nhật trong thực tế.
Gợi ý đáp án:
Ví dụ: màn hình ti vi, một mặt tủ lạnh, mặt hộp đựng thức ăn, mặt bàn, cửa sổ, quyển sách, tấm lót chuột, cái cặp sách, màn hình máy tính, khung ảnh, …
Hoạt động 2
Quan sát hình chữ nhật ở Hình 4.8a.
1. Nêu tên đỉnh, cạnh, đường chéo, hai cạnh đối của hình chữ nhật ABCD (H.4.8b)
2. Dùng thước đo góc để đo và so sánh các góc của hình chữ nhật ABCD.
3. Dùng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh đối, hai đường chéo của hình chữ nhật ABCD.
Gợi ý đáp án:
1. Với hình chữ nhật ABCD trên Hình 4.8b, ta có:
+) Các đỉnh: A, B, C, D
+) Các cạnh: AB, BC, CD, DA
+) Các đường chéo: AC, BD
+) Hai cạnh đối: AB và CD; BC và AD
2. Sau khi sử dụng thước đo góc ta nhận thấy các góc A, góc B, góc C, góc D đều bằng 90o , nghĩa là các góc của hình chữ nhật đều bằng nhau và bằng 90o .
3. Sau khi sử dụng thước thẳng hoặc compa ta nhận thấy:
+) AB = CD; BC = AD nghĩa là hai cạnh đối của hình chữ nhật bằng nhau
+) AC = BD, nghĩa là hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau
Hoạt động 3
Trong các đồ vật có ở Hình 4.9, đồ vật nào có dạng hình thoi?
Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế.
Gợi ý đáp án:
Đồ vật có dạng hình thoi là mặt chiếc nhẫn.
Một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế: cánh diều, câu đối trang trí, hoa văn chiếu trúc, hàng rào, …
Hoạt động 4
Quan sát hình thoi ở Hình 4.10a.
a. Dùng thước thẳng hoặc compa so sánh các cạnh của hình thoi (H.4.10b)
Kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không?
b. Các cạnh đối của hình thoi có song song với nhau không?
c. Các góc đối của hình thoi ABCD có bằng nhau không?
Gợi ý đáp án:
a. Sau khi dùng thước thẳng hoặc compa, ta nhận thấy: AB = BC = CD = AD, nghĩa là các cạnh của hình thoi bằng nhau.
b. Sử dụng eke ta thấy AC vuông góc với BD, nghĩa là hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.
c. +) Khi đặt eke vuông góc với AB ta thấy eke cũng vuông góc với CD. Do đó AB và CD song song với nhau.
+) Khi đặt eke vuông góc với BC ta thấy eke cũng vuông góc với AD. Do đó BC và AD song song với nhau.
Nghĩa là các cạnh đối của hình thoi song song với nhau.
Bằng cách gấp giấy, ta thấy các góc đối của hình thoi ABCD bằng nhau.
Hoạt động 5
1. Hình bình hành có trong hình ảnh nào dưới đây (H.4.11)?
2. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình bình hành trong thực tế.
Gợi ý đáp án:
1. Hình hình hành có ở hình c
2. Một số hình ảnh khác của hình bình hành trong thực tế: mái nhà, cầu thang, …
Hoạt động 6
Quan sát hình bình hành ở Hình 4.12a.
Đo và so sánh độ dài các cạnh đối của hình bình hành ABCD (H.4.12b)
Đo và so sánh OA với OC, OB với OD.
Các cạnh đối của hình hình hành ABCD có song song với nhau không?
Các góc đối của hình bình hành ABCD có bằng nhau không?
Gợi ý đáp án:
Sau khi sử dụng thước thẳng để đo đoạn thẳng, ta nhận thấy: AB = CD; BC = AD, nghĩa là các cạnh đối của hình bình hành bằng nhau.
Sau khi sử dụng thước thẳng để đo đoạn thẳng, ta nhận thấy: OA = OC; OB = OD
+) Khi đặt eke vuông góc với AB ta thấy eke cũng vuông góc với CD. Do đó AB và CD song song với nhau.
+) Khi đặt eke vuông góc với BC ta thấy eke cũng vuông góc với AD. Do đó BC và AD song song với nhau.
Nghĩa là các cạnh đối của hình bình hành song song với nhau.
Bằng cách gấp giấy, ta thấy các góc đối của hình bình hành bằng nhau.
Hoạt động 7
Mặt bàn ở hình bên là hình ảnh của một hình thang cân. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thang cân trong thực tế.
Gợi ý đáp án:
Một số hình ảnh khác của hình thang cân trong thực tế: cái thang, mặt túi xách, …
Hoạt động 8
Quan sát hình thang cân ở Hình 4.13a.
Gọi tên các đỉnh, đáy lớn, đáy nhỏ, đường chéo, cạnh bên của hình thang cân ABCD (H.4.13b).
Sử dụng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh bên, hai đường chéo của hình thang cân ABCD.
Hai đáy của hình thang cân ABCD có song song với nhau không?
Hai góc kề một đáy của hình thang cân ABCD có bằng nhau không?
Gợi ý đáp án:
Trong hình thang cân ABCD:
+) Đỉnh: A, B, C, D
+) Đáy lớn: DC
+) Đáy nhỏ: AB
+) Đường chéo: AC, BD
+) Cạnh bên: AD, BC
Sau khi sử dụng thước thẳng hoặc compa để đo ta nhận thấy: AD = BC; AC = BD, nghĩa là hai cạnh bên hình thang cân bằng nhau, hai đường chéo hình thang cân bằng nhau
Khi đặt eke vuông góc với AB ta thấy eke cũng vuông góc với CD. Do đó AB và CD song song với nhau.
Nghĩa là hai đáy của hình bình hành song song với nhau.
Bằng cách gấp giấy ta thấy hai góc kề một đáy của hình thang bằng nhau
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống phần Luyện tập
Hình nào trong các hình đã cho là hình thang cân? Hãy cho biết tên hình thang cân đó.
Gợi ý đáp án:
Hình thang cân trong các hình là hình thang HKIJ vì có HJ = KI
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 89 tập 1
Bài 4.9
Vẽ hình chữ nhật có một cạnh dài 6cm, một cạnh dài 4cm.
Gợi ý đáp án:
Bài 4.10
Vẽ hình thoi có cạnh 4cm.
Gợi ý đáp án:
Hình thoi ABCD có cạnh bằng 4cm:
Bài 4.11
Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 6cm, một cạnh bằng 3cm.
Gợi ý đáp án:
Hình bình hành ABCD có cạnh AB = 6cm, BC = 3cm
Bài 4.12
Hãy kể tên các hình thang cân, hình chữ nhật có trong hình lục giác đều sau:
Gợi ý đáp án:
- Các hình thang cân: ABCD, BCDE, CDEF, DEFA, EFAB, FABC
- Các hình chữ nhật: ABDE, BCEF, CDFA
Bài 4.13
Cho hình bình hành ABCD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại điểm I. Sử dụng compa hoặc thước thẳng kiểm tra xem điểm I có là trung điểm của hai đường chéo AC và BD không?
Gợi ý đáp án:
Sử dụng thước thẳng đo đoạn thẳng hoặc compa ta nhận thấy:
ID = IB
IC = IA
Vậy I là trung điểm của hai đường chéo AC và BD.
Bài 4.14
Vẽ và cắt từ giấy một hình toi tùy ý. Sau đó cắt hình thoi theo hai đường chéo của nó để được bốn mảnh. Ghép lại bốn mảnh đó để được một hình chữ nhật.
Gợi ý đáp án:
Bước 1: Cắt tờ giấy hình thoi thành 4 mảnh được minh họa:
Bước 2: Ghép các tam giác lại để được hình chữ nhật như sau:
Bài 4.15
"Bàn làm việc đa năng". Hãy cắt 6 hình thang cân giống nhau rồi ghép thành hình mặt chiếc bàn làm việc như hình dưới đây:
Gợi ý đáp án:
Cắt 6 hình thang giống hết nhau rồi ghép lại như hình vẽ.