Giải Toán lớp 6 trang 61, 62, 63 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập vận dụng và 4 bài tập trong SGK bài 1 Số nguyên âm thuộc chương 2 Số nguyên.
Toán 6 Cánh diều tập 1 trang 61, 62, 63 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 61, 62, 63 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Giải Toán lớp 6 trang 62, 63: Số nguyên âm
Giải Toán lớp 6 Bài 1 phần Khởi động
Bản tin dự báo thời tiết dưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất của một số ngày trong tháng 01/2020 ở Thủ đô Mát-xcơ-va (Moscow, Nga).
Có những số chỉ nhiệt độ dưới 0 °C như: – 1 °C, – 2 °C, – 6 °C, – 7°C.
Các số trên có gì đặc biệt?
Gợi ý đáp án
Các số – 1 °C, – 2 °C, – 6 °C, – 7°C đều có đặc điểm chung là có dấu "–" (dấu trừ) trước mỗi số và các số ở sau dấu trừ thì đều là các số tự nhiên.
Vậy ta thấy ngay các số ở trên đều không phải là số tự nhiên.
Giải Toán 6 bài 1 phần Luyện tập và vận dụng
Luyện tập 1
a) Đọc số trừ: - 54
b) Viết số: âm chín mươi
Gợi ý đáp án
a) Đọc là: âm năm mươi bốn.
b) Viết là: -90.
Luyện tập 2
Viết số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu ngầm so với mực nước biển, biết tàu ngầm đang ở vị trí dưới mực nước biển 20m
Gợi ý đáp án
Số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu ngắn so với mức nước biết (vị trí dưới mực nước biển 20m) = -20.
Giải Toán lớp 6 trang 62, 63 phần Bài tập
Bài 1
a) Đọc các số sau: -9; -18.
b) Viết các số sau: trừ hai mươi ba; âm ba trăm bốn mươi chín.
Gợi ý đáp án
a) -9 đọc là âm chín;
-18 đọc là âm mười tám.
b) Viết các số sau: trừ hai mươi ba; âm ba trăm bốn mươi chín là:
-23; -349.
Bài 2
Bảng thống kê dưới đây cho biết nhiệt độ trong một ngày mùa đông của một vùng xứ lạnh:
Thời điểm | 2 giờ | 6 giờ | 10 giờ | 14 giờ | 18 giờ | 22 giờ |
Nhiệt độ | -8 oC | - 10oC | -5oC | 2oC | 0oC | -3oC |
a) Đọc và viết nhiệt độ lúc 2 giờ, 10 giờ, 18 giờ, 22 giờ.
b) Xác định tính đúng, sai của các phát biểu sau:
- Lúc 6 giờ nhiệt độ là -10oC;
- Lúc 14 giờ nhiệt độ là -3oC.
Gợi ý đáp án
a) Nhiệt độ lúc 2 giờ:
- Đọc là: âm tám độ
- Viết là: -8oC
Nhiệt độ lúc 10 giờ:
- Đọc là: âm năm độ
- Viết là: -5oC
Nhiệt độ lúc 18 giờ:
- Đọc là: không độ
- Viết là: 0oC
Nhiệt độ lúc 22 giờ:
- Đọc là: âm ba độ
- Viết là: -3oC
b) Lúc 6 giờ nhiệt độ là -10oC => Đúng
Lúc 14 giờ nhiệt độ là -3oC => Sai
Bài 3
Viết số nguyên âm biểu thị các tình huống sau:
a) Ông An nợ ngân hàng 4 000 000 đồng;
b) Bà Ba kinh doanh bị lỗ 600 000 đồng.
Gợi ý đáp án
a) Số nguyên âm biểu thị tình huống Ông An nợ ngân hàng 4 000 000 đồng
-4 000 000
b) Số nguyên âm biểu thị tình huống Bà Ba kinh doanh bị lỗ 600 000 đồng.
-600 000
Bài 4
Viết số nguyên âm chỉ năm có sau sự kiện sau:
a) Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên;
b) Nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm 287 trước công nguyên.
Gợi ý đáp án
a) Số nguyên âm chỉ năm có sau sự kiện: Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên là:
-776
b) Số nguyên âm chỉ năm có sau sự kiện: Nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm 287 trước công nguyên là:
-287
Tóm tắt lý thuyết Số nguyên âm
- Số nguyên âm: −1; −2; −3; −4; … (Ta thêm dấu “-” vào đằng trước các số nguyên dương)
- Tập hợp: {... ; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; ...} gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương là tập hợp các số nguyên.
Kí hiệu là Z = {...; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; ...}
Chú ý:
- Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải số nguyên âm.
- Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương. Chẳng hạn +3 (đọc là “dương ba”)
Khi nào người ta dùng số âm?
- Trong đời sống hàng ngày người ta dùng các số mang dấu "-" và dấu "+" để chỉ các đại lượng có thể xét theo hai chiều khác nhau.
Số dương biểu thị | Số âm biểu thị |
Nhiệt độ trên 00C | Nhiệt độ dưới 00C |
Độ cao trên mực nước biển | Độ cao dưới mực nước biển |
Số tiền hiện có | Số tiền còn nợ |
Số tiền lãi | Số tiền lỗ |
Độ viễn thị | Độ cận thị |
Ví dụ:
+) Số −2 đọc là “âm hai”.
+) Số +2 đọc là “dương hai”
+) Một người thợ lặn lặn xuống độ sâu 5 mét tức là độ cao hiện tại của người thợ lặn là -5m so với mực nước biển.