Giải Toán lớp 6 Bài tập cuối chương V bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 110.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài tập cuối chương Chương V: Tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 6 Bài tập cuối chương V sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 110 tập 1
Bài 5.17
Em hãy vẽ các hình dưới đây vào giấy kẻ ô vuông rồi chỉ ra tất cả các trục đối xứng của chúng (nếu có)
Gợi ý đáp án:
Trục đối xứng của mỗi hình được vẽ như sau:
- Hình a) có 1 trục đối xứng.
- Hình b) có 4 trục đối xứng
- Hình c) có 8 trục đối xứng
Bài 5.18
Hình nào dưới đây có tâm đối xứng?
Gợi ý đáp án:
Hình có tâm đối xứng là hình b)
Bài 5.19
Vẽ mặt cười:
Vẽ các mặt cười sau vào vở và vẽ thêm họa tiết để được hình mặt cười nhận đường thẳng d cho trước là trục đối xứng.
Gợi ý đáp án:
Vẽ thêm họa tiết để được hình mặt cười nhận đường thẳng d cho trước là trục đối xứng là:
Bài 5.20
Vẽ chiếc lá
Vẽ hình bên dưới vào giấy kẻ ô vuông rồi vẽ thêm và trang trí để được hình chiếc lá nhận đường thẳng d là trục đối xứng.
Gợi ý đáp án:
Vẽ thêm và trang trí để được hình chiếc lá nhận đường thẳng d là trục đối xứng.
Lý thuyết Toán 6 Bài tập cuối Chương 5
1. Hình có trục đối xứng trong thực tế
Các hình có một đường thẳng d chia hình đó thành hai phần mà nếu “gấp” hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau. Những hình như thế được gọi là hình có trục đối xứng và đường thẳng d là trục đối xứng của nó.
2. Trục đối xứng của một số hình phẳng
Mỗi đường thẳng đi qua tâm là một trục đối xứng của hình tròn. Do đó hình tròn có vô số trục đối xứng.
Mỗi đường chéo là một trục đối xứng của hình thoi.
Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối diện là một trục đối xứng của hình chữ nhật.
Hình vuông có 4 trục đối xứng bao gồm: Hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối điện và hai đường chéo.
3. Hình có tâm đối xứng trong thực tế
Mỗi hình có mổ điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được “trùng khít” với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay).
Những hình như thế được gọi là “hình có tâm đối xứng” và điểm O được gọi là “tâm đối xứng” của hình.
4. Tâm đối xứng của một số hình phẳng
Tâm đối xứng của hình bình hành, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.
Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của các đường chéo chính.