Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của.
Tài liệu gồm 2 dàn ý và 10 bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 7. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của
- Dàn ý giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của
- Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 1
- Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 2
- Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 3
- Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 4
- Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 5
- Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 6
- Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 7
- Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 8
- Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 9
- Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 10
Dàn ý giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của
Dàn ý số 1
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của: Tục ngữ gửi gắm nhiều bài học răn dạy vô cùng ý nghĩa. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Một mặt người bằng mười mặt của” nói về giá trị của con người trong cuộc sống.
2. Thân bài
a. Giải thích
- “một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, nhằm chỉ một con người.
- “mười mặt của” có nghĩa là rất nhiều của cải, vật chất.
- “Một mặt người bằng mười mặt của” tưởng như thể hiện quan hệ ngang bằng. Nhưng thực chất lại nhằm đề cao giá trị của con người qua số từ “một - mười”.
=> Tiền bạc của cải cũng chỉ là vật ngoài thân, có thể sẽ mất đi nhưng cũng có thể làm ra được. Nhưng còn con người chính là “nguồn tài nguyên” vô giá không thể thay thế được.
b. Mở rộng vấn đề
- Tạo hóa đã tạo ra con người với những giá trị tốt đẹp nhất, cả về ngoại hình lẫn trí tuệ. Trải qua hàng nghìn năm tiến hóa, con người đã biết chinh phục tự nhiên, hay phát minh ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của chính mình.
- Mỗi người đều có giá trị của riêng mình khi họ làm được công việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Câu tục ngữ cũng là một lời nhắc nhở cho những người luôn chạy theo những giá trị vật chất mà quên mất giá trị của bản thân.
- Học sinh cần tích cực trau dồi, rèn luyện tri thức cũng như kỹ năng để có thể trở thành một người có ích cho xã hội.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ: Tóm lại, “Một mặt người bằng mười mặt của” là một câu tục ngữ ngắn gọn, nhưng sâu sắc. Chúng ta cần coi trọng giá trị của bản thân, sống có ích và đừng chạy theo những giá trị vật chất bên ngoài.
Dàn ý số 2
I. Mở bài
Dẫn dắt để giới thiệu về câu tục ngữ: “Một mặt người bằng mười mặt của”.
II. Thân bài
1. Giải thích
- “Một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, ý muốn chỉ con người nói chung.
- “Mười mặt của”: của ở đây là của cải, vật chất. Vậy nên “mười mặt của” ý nói đến số của cải rất nhiều.
- Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một - mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải.
=> Câu tục ngữ muốn đề cao giá trị của con người
2. Bình luận
- Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn.
- Trong lao động, sản xuất: Của cải quý giá nhưng của cải là do con người làm ra, không có con người không có của cải như “Người làm ra của, người sống đống vàng”.
- Trong quan hệ giữa người với người: Nếu chỉ coi trọng của cải, chúng ta sẽ dễ trở thành người cô độc, không người thân, bạn bè như “Có vàng vàng chẳng hay phô/ Có con nó nói trầm trồ dễ nghe”
- Câu tục ngữ còn có thể sử dụng trong nhiều văn cảnh khác:
- Phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn giá trị con người.
- Lời an ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là “Của đi thay người”...
=> Câu tục ngữ đã đi vào đời sống dân gian bởi tính đúng đắn và giá trị nhân văn của nó.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trong cuộc sống.
Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 1
Tục ngữ gửi gắm nhiều bài học răn dạy vô cùng ý nghĩa. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Một mặt người bằng mười mặt của” nói về giá trị của con người trong cuộc sống.
Đầu tiên, “một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, nhằm chỉ một con người. Còn “mười mặt của” có nghĩa là rất nhiều của cải, vật chất. Với cách so sánh “một mặt người bằng mười mặt của” tưởng như thể hiện quan hệ ngang bằng. Nhưng thực chất lại nhằm đề cao giá trị của con người qua số từ “một - mười”. Từ đó, chúng ta hiểu rằng tiền bạc của cải cũng chỉ là vật ngoài thân, khi mất đi vẫn có thể làm ra được. Duy chỉ có con người là không thể thay thế được.
Con người là vốn quý nhất của tạo hóa. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, chúng ta đã tiến đến một kỉ nguyên của văn minh. Từ những buổi đầu sơ khai khi vẫn còn “ăn lông ở lỗ”. Đến khi tìm ra lửa để bước vào thời kỳ đồ đá biết “ăn chín uống sôi”, biết săn bắt, hái lượm và sống thành những cộng đồng... Con người đã luôn tự tìm tòi, sáng tạo ra nhiều thứ có ích (chữ viết, may trang phục, làm trang sức…). Dần dần, những phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại cũng liên tiếp được ra đời: máy dệt, bóng đèn dây tóc, ô tô, điện thoại… Ngày hôm nay, thế giới đã thực sự đổi thay, sự phát triển của khoa học - công nghệ khiến cho máy móc được tạo ra để thay thế cho sức lao động của con người. Nhưng tất cả vẫn không thể thay thế được trí tuệ của con người.
Những của cải, vật chất cũng đều do con người lao động mới làm ra. Bởi vậy mà, chúng chỉ là vật ngoài thân. Nếu không may mất đi, thì còn con người, vẫn sẽ làm ra được. Từ đó, câu tục ngữ cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai đang sống một cuộc đời vô nghĩa. Nếu cứ mãi chìm đắm trong lối sống ăn chơi, chạy theo những giá trị vật chất hư vô bên ngoài mà không chịu cố gắng nâng cao giá trị của bản thân. Họ sẽ không xứng đáng với hai tiếng gọi “con người”.
Tóm lại, “Một mặt người bằng mười mặt của” là một câu tục ngữ ngắn gọn, nhưng sâu sắc. Chúng ta cần coi trọng giá trị của bản thân, sống có ích và đừng chạy theo những giá trị vật chất bên ngoài.
Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 2
Tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm của ông cha ta trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” đã đem đến cho chúng ta một lời khuyên quý giá.
Hình ảnh “một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có ý chỉ một con người. Còn “mười mặt của” ý nói đến vật chất, của cải là rất nhiều. Khi so sánh “một mặt người” với “mười mặt của”, ông cha ta muốn đề cao giá trị của con người. Câu tục ngữ đã khẳng định rằng con người là vô giá, sinh mạng của mỗi người còn quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Tiền bạc của cải chỉ là vật ngoài thân, có thể sẽ mất đi nhưng cũng có thể làm ra được.
Có thể khẳng định rằng, con người là một sản phẩm có một không hai của tạo hóa. Chính bởi vì chúng ta không chỉ có ngoại hình bên ngoài nổi bật, mà còn có trí tuệ vĩ đại. Chúng ta chinh phục, cải tạo thiên nhiên để rồi tạo ra của cải, vật chất. Nếu như không có con người, thì những thứ của cái đó cũng chẳng hề có ý nghĩa. Không phải quá xa lại khi nhắc đến chính người dân Việt Nam. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” giải thích nguồn gốc của nhân dân ta với một niềm tự hào sâu sắc. Chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù xâm lược từ giặc phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Hàng nghìn thế hệ cha anh đã ngã xuống để đất nước được hòa bình, con cháu được hưởng ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay. Khi đã hòa bình, chúng ta phải đối mặt với những nguy cơ luôn rình rập như dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế… Nhưng con người Việt Nam, bằng sức mạnh của bản thân của sự đoàn kết luôn biết cách vượt qua mọi khó khăn. Thế mới thấy, con người mạnh mẽ và cao cả đến nhường nào.
Nhưng đâu chỉ đề cao giá trị của loài người, câu tục ngữ trên cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai đang sống một cuộc đời vô nghĩa. Nếu cứ mãi chìm đắm trong lối sống ăn chơi, chạy theo những giá trị vật chất hư vô bên ngoài mà không chịu cố gắng nâng cao giá trị của bản thân. Họ sẽ không xứng đáng với hai tiếng gọi “con người”. Còn đối với những học sinh - chủ nhân của đất nước, hãy luôn ghi nhớ lời răn dạy của câu tục ngữ trên. Chúng ta cần tích cực trau dồi, rèn luyện tri thức cũng như kỹ năng để có thể trở thành một người có ích cho xã hội.
Có thể khẳng định, câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” là hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người hãy biết coi trọng giá trị của bản thân, bởi con người mới chính là điều quý giá nhất.
Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 3
Ông cha ta đã có những lời khuyên quý giá được gửi gắm qua các câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”.
Đầu tiên, cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Cụm từ “mặt người” là cách nói hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Ở đây ý chỉ một con người. Còn “mặt của” là muốn nói đến của cải, vật chất. Cách so sánh tưởng chừng như ngang bằng với từ “bằng” mà lại có sự chênh lệch giữa “một” và “mười”. Từ đó, câu tục ngữ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của con người. Giá trị của con mười gấp mười lần, thậm chí nhiều hơn so với thứ của cải, vật chất. Bởi của cái vật chất nếu mất đi, chỉ cần còn con người vẫn có thể tạo ra. Nhưng con người mất đi thì của cải vật chất còn lại cũng không có giá trị.
Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Bởi con người có một trí tuệ vô cùng vĩ đại. Từ thời nguyên thủy, con người đã tìm ra lửa để nấu chín thức ăn và xua đuổi thú dữ, biết làm ra công cụ để săn bắn và trồng trọt, biết sống thành những cộng đồng để bảo vệ, giúp đỡ nhau. Trải qua hàng triệu năm, con người đã phát minh ra những sản phẩm làm thay đổi cuộc sống của chính mình như bóng đèn, điện thoại, ô tô… Chẳng có bất kỳ khó khăn nào có thể cản bước con người, mà chính từ những khó khăn ấy, con người lại sáng tạo ra những điều kỳ diệu.
Đối với dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ đất nước từ Bắc vào Nam. Ở bất kỳ thời đại nào, nhân dân cũng được coi là gốc rễ để xây dựng và phát triển đất nước. Có thể khẳng định con người có một giá trị lớn lao trong cuộc sống. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết trân trọng bản thân và những người xung quanh. Còn một học sinh như tôi, câu tục ngữ đã đem đến một bài học sâu sắc. Tôi ý thức được rằng cần phải cố gắng học tập thật tốt, trau dồi kỹ năng cho bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.
Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” là một lời khuyên giá trị dành cho con người. M. Gorky đã từng phải thốt lên: “Kì diệu thay hai tiếng Con Người”. Như vậy, chúng ta mới hiểu được những giá trị to lớn của con người.
Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 4
Từ xưa đến nay, con người luôn là yếu tố được coi trọng hàng đầu. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu: “Một mặt người bằng mười mặt của” để đề cao vai trò của con người.
Câu tục ngữ đã sử dụng cách nói so sánh không ngang bằng “một” với “mười”. Hình ảnh “một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có ý nghĩa tương đương như một người, của là của cải vật chất. Còn “mười mặt của” ý nói đến số lượng vật chất, của cải là rất nhiều. Việc đối lập giữa “một” và “mười” càng làm nhấn mạnh lên giá trị của con người. Như vậy, câu tục ngữ đã khẳng định rằng con người là vô giá, sinh mạng của mỗi người còn quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Tiền bạc của cải chỉ là vật ngoài thân, có thể làm ra được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Câu nói như một lần nữa khẳng định thêm giá trị của con người. Từ xa xưa, loài người đã tiến hóa để có được sự hoàn thiện như ngày hôm nay. Bộ óc của con người thật hoàn hảo khi đã phát minh ra rất nhiều sản phẩm vĩ đại phục vụ cho chính cuộc sống của mình. Nếu như không có con người, thì mọi của cải vật chất trong cuộc sống này sẽ không được tạo ra. Cũng như việc được con người sử dụng, chính là một phần giá trị của chúng. Của cải nếu như mất đi, chỉ cần con người vẫn còn sức khỏe, thì sẽ tiếp tục tạo ra được nhiều hơn.
Vậy mà trong xã hội hiện đại hôm nay, không ít người đã bị sự hấp dẫn của vật chất, của cải che mờ mắt. Họ bất chấp cả nhân cách, đạo đức thậm chí là tính mạng để đổi lấy sự giàu sang phú quý. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” giống như một hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở mỗi người. “Không có gì quý hơn con người”. Cần phải luôn nhớ rằng: “Con người có thể làm ra của cải chứ của cải không thể tạo ra con người”. Giá trị của chúng ta cũng không nằm ở của cải, mà ở đạo đức.
Trong thực tế cuộc sống, đất nước Việt Nam vẫn đã được biết đến với sự coi trọng giá trị của con người. Những năm chiến tranh diễn ra, biết bao con người đã hy sinh để giành lại nền độc lập cho tổ quốc. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách tri ân các gia đình thương binh liệt sĩ. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, thật hiếm có nước nào kiên quyết khẳng định dù phải chịu thiệt hại về kinh tế, vẫn sẽ đặt sức khỏe của người dân lên hàng đầu… Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, yếu tố con người vẫn được đặt lên hàng đầu.
Đối với một học sinh, chúng ta càng phải ý thức được giá trị của bản thân. Từ đó tích cực trau dồi, rèn luyện tri thức cũng như kỹ năng để có thể trở thành một người có ích cho xã hội. Sống sao cho xứng đáng với cuộc đời mà mình đang được sống.
Như vậy, câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” đã để lại bài học sâu sắc về giá trị của con người. Chúng ta hãy ý thức được tầm quan trọng của chính mình để sống thật ý nghĩa.
Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 5
Con người là vô cùng quan trọng. Trong xã hội ngày nay đã có rất nhiều người hiểu được điều đó, gìn giữ trân trong sinh mạng. Nhưng bên cạnh ấy vẫn thấp thoáng đâu đó những con người quý trọng của cải vật hơn chính bản thân mình. Để nhắc nhở mọi người về điều này, người xưa đã có câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”.
Câu hỏi đặt ra khó có thể trả lời ngay. Trước hết, tôi và bạn hãy cùng giải thích ý nghĩa của nó. “Một” là đơn vị đếm chỉ số ít. Còn “mặt người” ở đây chính là thân thể, tính mạng con người. “Mười” là đơn vị đếm chỉ số nhiều. “Mặt của” là những vật chất có giá trị. Như vậy, ta có thể hiểu “một mặt người bằng mười mặt của” muốn nói rằng tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế. Ông cha ta đúc kết câu tục ngữ này nhằm khuyên nhủ cho mỗi chúng ta một bài học quý. Trong mọi trường hợp phải biết đặt sự an toàn cho tính mạng lên trên của cải vật chất đù đó là những thứ vô cùng quý báu. Đừng nên hy sinh vì tiền bạc, vật chất to lớn. Còn người là còn tất cả.
Quả đúng như vậy có con người sẽ có rất nhiều của cải. Từ xưa đến nay điều đó đã được chứng minh. Nếu một con người mất đi, của cải chắc chắn sẽ còn đó nhưng không thể sinh sổi nảy nở. Đổi lại của cải vật chất đã bị mất đi, con người vẫn sống thì có thể làm ra nhiều của cải hơn. Tiền bạc sẽ không bao giờ mua lại được một sinh mạng khi nó đã mất đi.
Con người có giá trị to lớn như vậy nhưng bên cạnh ấy vẫn có vô vàn những kẻ quý tiền bạc hơn sinh mạng thân thể mình. Tiêu biểu, chúng ta phải kể đến những người buôn ma túy phạm đến vòng pháp luật. Những người chỉ vì tiền mà bất chấp tất cả, họ biết rằng những việc làm đó sẽ bị pháp luật xử lý nhưng vẫn cố làm. Tiền bạc đã làm lu mờ ý chí của họ. Đứng trước hành vi này, xã hội cần phải có những biện pháp thật hữu hiệu. Nhà nước phải trừng phạt nặng kẻ đã làm hại con người. Có những cách ngăn chặn hành vi này không còn tái diễn nhưng các bạn ơi hàng loạt các giải pháp đó chỉ là một nhân tố, cốt lõi là ở ý thức mỗi người ta phải thấu hiểu sâu sắc lời dạy bảo chỉ giáo của người xưa.
Tóm lại, người xưa đúc kết câu tục ngữ đó quả đúng đắn chí lý. Đó là một chân lý đắt giá, sáng ngời. Nó sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu sống mãi trong tiềm thức mỗi người đất Việt.
Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 6
Những câu tục ngữ không chỉ cho ta những kinh nghiệm đúng đắn từ thực tiễn của cuộc sống không đâu. Tục ngữ dường như còn cho ta những bài học quý báu mà nó còn tôn vinh đề cao giá trị của con người. Trong kho tàng đồ sộ các câu tục ngữ khi nói về giá trị con người thì nổi bật hơn cả là câu “Một mặt người bằng mười mặt của”.
Ông cha ta đã sử dụng phép so sánh kết hợp với hình ảnh hoán dụ sinh động gần gũi với nhân dân lao động. Có lẽ chính bởi lối so sánh ví von của các bậc tiền nhân trước đây đã khiến cho những câu tục ngữ nói về giá trị của con người như được thể hiện rõ nét nhất. Chỉ với bảy từ ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên một ý nghĩa vô cùng to lớn. Ý nghĩa được thể hiện ở đây cũng chính là những giá trị con người là thứ vô cùng quý giá. Chính những sự vượt qua mọi vật chất thông thường, câu tục ngữ dường như cũng còn khéo léo phê phán những kẻ coi trọng vật chất mà quên đi giá trị sâu sắc vốn có của của con người.
Không thể phủ nhận rằng chính trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít người vì bị mờ mắt trước ma lực của đồng tiền mà ngay cả bản thân họ cũng như đã đánh mất đi phẩm chất quý báu của mình. Quả thật ta như thấy được rằng chính đó là điều vô cùng đáng thất vọng. Cũng không có gì là sai trái khi ta thấy được rằng chính câu tục ngữ ngắn gọi “Một mặt người bằng mười mặt của” mỗi lần vang lên đều như hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở mỗi người.
Tóm lại, câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” đã đem đến những bài học sâu sắc cho con người.
Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 7
Con người luôn được đánh giá là một trong những điều quý giá nhất mà tạo hóa ban cho trái đất. Và để khẳng định đúng điều này thì cha ông ta trước cũng đã có câu nói rất hay về con người đó là “Một mặt người, bằng mười mặt của”. Tuy ngắn gọn nhưng nó lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa sâu sắc cho chúng ta, từ đó chúng ta như biết thêm được vai trò cũng như trách nhiệm của bản thân với chính con người với xã hội.
Đầu tiên, câu tục ngữ có thấy xuất hiện hai số đếm đó là “một” và “mười”. Chúng ta có thể thấy “một” là đơn vị đếm chỉ số ít kết hợp với “mặt người” - có nghĩa là thân thể cũng như là tính mạng con người. Ngược lại thì “mười” lại được xem là đơn vị đếm chỉ số nhiều. Đi liền với mười lại là “mặt của” như để những vật chất có giá trị. Câu tục ngữ này nhằm khuyên nhủ cho mỗi chúng ta một bài học - con người là quý giá nhất.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chỉ coi trọng của cải. Đó là những người chỉ vì tiền bạc mà bất chấp tất cả, thậm chí là làm nguy hại đến tính mạng của người khác. Những hành vi như vậy cần phải lên án.
Qua câu tục ngữ hay này em như đã có cho mình một các nhìn nhận sâu sắc hơn về tính mạng con người và hiểu được giá trị đáng quý của con người. Tựu chung lại ta như thấy được người xưa đúc kết câu tục ngữ đó quả đúng đắn chí lý và thật đúng. Quả thật đó là một trong những chân lý đắt giá, sáng ngời. Chắc chắn rằng nó sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu sống mãi trong tiềm thức mỗi người đất Việt của chúng ta.
Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 8
Không ai có thể phủ nhận, con người là quý nhất trên đời. Chính vì vậy, ông cha ta đã có câu: “Một mặt người bằng mười mặt của” để khẳng định điều trên.
Đầu tiên, “một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có ý nghĩa tương đương như một người, của là của cải vật chất. Còn “mười mặt của” ý nói đến số của cải rất nhiều. Và với việc sử dụng hình thức so sánh vừa có sự đối lập cho nên chúng ta có thể thấy được câu tục ngữ sự khẳng định của về giá trị của con người. Việc đối lập giữa “một” và “mười” càng làm nhấn mạnh lên giá trị của con người. Con người là vô giá, sinh mạng của mỗi người còn quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Tiền bạc của cải chỉ là vật ngoài thân, có thể làm ra được.
Của cái rất đáng quý, nhưng con người lại càng đáng quý hơn. Chính vì vậy, câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Xã hội ngày càng phát triển, con người lại càng dễ dàng đánh mất đi giá trị của mình và bị đồng tiền chi phối. Nếu chỉ vì của cải mà đánh mất giá trị của con người. Chúng ta sẽ trở thành những người cô độc không người thân, bạn bè.
Câu tục ngữ đã đi vào đời sống nhân dân một cách sâu sắc. Nó là lời khẳng định lời nhắc về việc nâng cao, quý trọng giá trị của con người mới là cốt lõi trong cuộc sống. Còn những thứ của cải vật chất chỉ là vật ngoài thân có thể dễ dàng kiếm được. Giá trị của con người mới là điều đáng quý nhất. Câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.
Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 9
Tục ngữ là “chiếc túi khôn” của nhân loại. Mỗi câu tục ngữ đều gửi gắm một bài học ý nghĩa. Và câu “Một mặt người bằng mười mặt của” cũng như vậy.
Đầu tiên, “một mặt người” là hình ảnh hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể), ở đây là chỉ con người. Còn “của” có nghĩa là của cải, thuộc về giá trị vật chất. Cách nói “mười mặt của” dùng để chỉ số nhiều, có nhiều của cải vật chất. Ông cha ta đã dùng cách so sánh “bằng” kết hợp với sự đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng - ít và nhiều (một với mười) để khẳng định sự quý giá của con người, so với của cải vật chất.
Quả vậy, trong cuộc sống, chúng ta có thể mất đi tất cả tiền bạc, của cải. Nhưng chỉ cần vẫn còn con người ở đó, không có gì là không thể lấy lại được. Trong lao động, con người chính là người đã làm ra những của cải, vật chất. Trong mối quan hệ với những người xung quanh, nếu chỉ biết coi trọng của cải, chúng ta sẽ dễ trở thành thực dụng, sống ích kỷ và không có tình cảm. Những người sống như vậy sẽ không có được tình yêu thương của những người xung quanh.
Của cải rất đáng quý, nhưng bản thân con người còn đáng quý hơn. Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí tuệ - đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Câu tục ngữ không chỉ đề cao giá trị của con người mà còn muốn khuyên nhủ chúng ta cần biết cố gắng rèn luyện bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình. Mỗi người sinh ra đều mang những giá trị cao quý riêng biệt. Chính vì vậy, đừng nên tự ti mà hạ thấp đi những giá trị ấy. Hãy tự tin khẳng định nó. Ngoài ra, ông cha ta cũng muốn phê phán những con người chỉ biết ăn chơi, hưởng lạc. Cuộc sống của những người ấy chắc chắn sẽ chỉ chìm đắm trong những thú vui vô bổ.
Như vậy, câu tục ngữ trên đã đem đến một bài học quý giá cho mỗi chúng ta. Hãy luôn quý trọng bản thân, bởi con người chính là món quà kì diệu của tạo hóa.
Giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của - Mẫu 10
Trong cuộc sống, mỗi một con người được sinh ra đều mang trong mình những giá trị nhất định. Bởi vậy, ông cha ta đã có câu: “Một mặt người bằng mười mặt của” để khẳng định giá trị của con người.
Trước hết, “một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, nhằm chỉ một con người. Còn “mười mặt của” có nghĩa là rất nhiều của cải, vật chất. Cách so sánh “một mặt người bằng mười mặt của” không ngang bằng để cho thấy giá trị của con người. Tiền bạc của cải cũng chỉ là vật ngoài thân, có thể sẽ mất đi nhưng cũng có thể làm ra được. Nhưng còn con người chính là “nguồn tài nguyên” vô giá không thể thay thế được.
Tạo hóa đã tạo ra con người với những giá trị tốt đẹp nhất, cả về ngoại hình lẫn trí tuệ. Trải qua hàng nghìn năm tiến hóa, con người đã biết chinh phục tự nhiên, hay phát minh ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của chính mình. Điều đó phần nào đã cho thấy sự vĩ đại của con người. Trên thế giới, có được bao nhiêu con người vĩ đại như các nhà bác học Anhxtanh, Newton hay Edison sáng chế ra những phát minh cho nhân loại? Hay như ở Việt Nam, cũng có được bao nhiêu con người vĩ đại như chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp có công lao to lớn với sự nghiệp giải phóng dân tộc đất nước?
Dù vậy thì ngay cả những người bình thường nhất cũng đều có giá trị của riêng mình khi họ làm được công việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Đó là các sĩ lính biển đang ngày đêm bảo vệ nơi biển đảo của tổ quốc để đổi lại sự yên bình cho nhân dân. Hay những thầy cô giáo luôn tận tâm với học trò, bồi dưỡng nên những thế hệ thành công là chủ nhân tương lai của đất nước. Cả đội ngũ y bác sĩ đang hết lòng chiến đấu với tử thần để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Cả người nông dân, ngày ngày vất vả ngoài đồng áng để tạo ra những sản phẩm an toàn, thơm ngon cho người tiêu dùng và xuất khẩu ra thế giới… Dù là bất cứ ai, họ cũng đều đã sống một cuộc đời có ích, giá trị.
Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng là một lời nhắc nhở cho những người luôn chạy theo những giá trị vật chất mà quên mất giá trị của bản thân. Nếu chúng ta chạy theo những giá trị vật chất hư vô bên ngoài mà không chịu cố gắng nâng cao giá trị của bản thân thì cuộc đời sẽ trở nên vô nghĩa. Đối với mỗi học sinh cần tích cực trau dồi, rèn luyện tri thức cũng như kỹ năng để có thể trở thành một người có ích cho xã hội.
Như vậy, câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” là một lời nhắn nhủ ý nghĩa. Cuộc đời của mỗi con người giống như một cuốn tiểu thuyết. Mỗi ngày qua đi, chúng ta hãy viết ra những câu chuyện ý nghĩa để tạo nên giá trị của chính mình.