Giải Sinh 9 Bài 54 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Ô nhiễm môi trường.
Soạn Sinh 9 Bài 54 Ô nhiễm môi trường được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.
Soạn Sinh 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường
Trả lời câu hỏi Sinh học 9 Bài 54
Câu hỏi trang 161
Quan sát hình 54.1 và điền tiếp vào bảng 54.1 các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Trả lời:
Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Hoạt động | Nhiên liệu bị đốt cháy |
1. Giao thông vận tải: - Ô tô - Tàu hỏa - Máy bay | - Xăng dầu - Than - Khí đốt |
2. Sản xuất công nghiệp: - Sản xuất điện - Sản xuất vôi - Sản xuất xi măng | - Than đá - Gỗ - Đá vôi |
3. Sinh hoạt: - Nấu nướng - Thắp sáng | - Củi, ga - Chất hóa học |
4. Sản xuất nông nghiệp: - Máy cày | - Xăng dầu |
Câu hỏi trang 162
Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí.
Trả lời:
Những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí:
- Sinh hoạt
- Giao thông vận tải
- Sản xuất nông nghiệp
Câu hỏi trang 163
Quan sát hình 54.2, hãy cho biết:
- Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?
- Mô tả con đường phân tán của các loại hóa chất đó.
Trả lời:
- Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường:
+ Trong đất
+ Nước
+ Không khí
+ Sinh vật
- Con đường phân tán của các loại hóa chất đó:
Các chất độc hóa học và chất bảo vệ thực vật theo mưa thấm xuồng đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm hoặc chảy xuống ao,hồ, sông, suối, đại dương, một phần hòa tan trong nước bốc hơi vào không khí và theo mưa đi khắp mặt đất.
Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 54 trang 165
Câu 1
Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
Gợi ý đáp án
Có nhiều hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường làm suy thoái hệ sinh thái, có hại đến sức khoẻ của con người như:
- Trong sinh hoạt hàng ngày, việc đốt cháy nhiên liệu trong các gia đình như đun than, củi, dầu mỏ khí đốt trong công nghiệp giao thông vận tải và đun nấuđã thải vào không khí nhiều loại khí độc như CO, CO2, SO2… .
- Các chất thải có nhiễm phóng xạ do các vụ thử vũ khí hạt nhân gây ra, các chất độc hóa học do chiến tranh để lại.
- Việc phun thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm không đúng liều lượng và quy cách gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Câu 2
Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
Gợi ý đáp án
Việc gây ô nhiễm môi trường có hại đến đời sống, sức khỏe của con người và các sinh vật khác, làm suy thoái hệ sinh thái và môi trường sống của sinh vật. Tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây các bệnh di truyền, ung thư cho con người.
Câu 3
Hãy lấy ví dụ minh họa :
- Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
- Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
- Mạch nước ngầm bị ô nhiễm
Gợi ý đáp án
- Nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, thải ra sông Thị Vải làm chết nhiều cá và các loài thủy sinh khác
- Kênh Nhiều Lộc, Thị Nghè trước đây thường xuyên bị người dân xung quanh vứt rác xuống dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng và bị tắc dòng chảy
- Bãi rác Đông Thạnh, Hóc Môn sau nhiều năm chôn lấp đã làm ảnh hưởng đến đến nguồn nước ngầm của các khu vực lân cận.
Câu 4
Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả.
Gợi ý đáp án
Nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật do ăn rau quả.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách.
- Không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch rau quả sau phun thuốc bảo vệ thực vật.
Lý thuyết Sinh 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường
I. Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của môi trường và các sinh vật khác.
Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra.
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Khí thải độc hại: CO, SO2, CO2, NO2, ...
Nguyên nhân: Do quá trình đốt cháy nhiên liệu
Hậu quả: gây ô nhiễm không khí => gây hại tới sinh khỏe của các sinh vật
2. Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
Thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuộc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh, ...
Chất độc hóa học: điôxin, ...
Hậu quả: tích tụ và gây ô nhiễm đất, nguồn nước, ... => ngấm và gây hại cho sinh vật
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
Nguyên nhân: chủ yếu từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, ...
Hậu quả: đột biến ở sinh vật, gây bệnh di truyền và bệnh ung thư ở người
4. Ô nhiễm do chất thải rắn
Chất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trình sản xuất và sinh hoạt
Hậu quả: gây ô nhiễm đất, nước, ... => gây hại tới sinh khỏe của các sinh vật
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Nguyên nhân: do rác thải không được thu gom và xử lí đúng cách
Hậu quả: các sinh vật có hại phát triển => gây bệnh cho người và sinh vật khác