Trang chủ Học tập Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 CTST

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 17 (Chân trời sáng tạo)

Pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo trang 116

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 116→121.

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 17 giúp các bạn học sinh hiểu được vai trò của pháp luật trong đời sống. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 17 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải GDKT&PL 10: Pháp luật và đời sống

">Câu 4
  • Trả lời Vận dụng GDKT&PL 10 Bài 17
  • Trả lời Luyện tập GDKT&PL 10 Bài 17

    Câu 1

    Em hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết ý kiến của em về các phát biểu sau:

    a. Pháp luật do mọi cơ quan nhà nước ban hành.

    b. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.

    c. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được hiểu là pháp luật có phạm vi tác động trên toàn lãnh thổ quốc gia và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

    d. Nội dung của pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lí rõ ràng, chính xác, thể hiện đặc điểm xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

    Gợi ý đáp án

    - Em đồng tình với các ý kiến d

    - Em không đồng ý với các ý kiến a, b, c.

    * Giải thích:

    • Pháp luật do Quốc hội nước CHXHCNVN ban hành.
    • Pháp luật không phải tiêu chuẩn duy nhất nhưng là tiêu chuẩn chung nhất, đúng đắn, chặt chẽ nhất để đánh giá hành vi của con người.
    • Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được hiểu là pháp luật được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng

    Câu 2

    Em hãy xác định các đặc điểm của pháp luật trong các quy định sau đây.

    a. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác (khoản 3 Điều 30 Hiến pháp năm 2013).

    b. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ổn định (khoản 2 Điều 57 Hiến pháp năm 2013).

    c. Nghiêm cấm kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em (khoản 8 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016).

    d. Nghiêm cấm phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên (khoản 3 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

    Gợi ý đáp án

    a. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác (khoản 3 Điều 30 Hiến pháp năm 2013).

    => Tính quy phạm phổ biến.

    b. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ổn định (khoản 2 Điều 57 Hiến pháp năm 2013).

    => Tính bắt buộc chung.

    c. Nghiêm cấm kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em (khoản 8 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016).

    => Tính quy phạm phổ biến

    d. Nghiêm cấm phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên (khoản 3 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

    => Tính quy phạm phổ biến

    Câu 3

    Em hãy đọc cầu chuyện sau và trả lời cầu hỏi.

    TỦ SÁCH PHÁP LUẬT - NGƯỜI BẠN THÂN TÌNH

    Một hôm, chị K - cháu gái bác M, đến nhờ bác giúp đỡ giải quyết việc xô xát với nhà anh H hàng xóm. Chị kể:

    - Bao năm qua, nhà cháu với nhà anh H không điều tiếng gì. Mới đây, anh H phá nhà cũ, xây nhà mới ba tầng khiến vách tường nhà cháu nứt sâu một đường dài, có nguy cơ sập đổ. Anh H khẳng định không vi phạm pháp luật vì chỉ xây nhà trên đất nhà mình.

    Nghe vậy, bác M nói với chị K cùng lên Uỷ ban nhân dân xã để được tư vấn, giải đáp.

    Cán bộ xã cho biết người xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến nhà, các công trình liên kể thì phải bồi thường. Sau khi được cán bộ xã tư vấn, bác M và chị K đến nhà anh H, dùng tình làng nghĩa xóm sẻ chia, lấy những quy định của pháp luật để trao đổi chân tình.

    Nhờ đó, hai nhà thoả thuận mức bồi thường căn cứ trên thiệt hại thực tế. Vách tường nhà chị K được gia cố chắc chắn hơn. Hàng xóm lại thuận hoà như xưa. Chị K rưng rưng: “May nhờ có Tủ sách pháp luật, tình làng nghĩa xóm lại như xưa”

    - Hành vi của anh H có đáng phê phán không? Vì sao?

    - Pháp luật có vai trò như thế nào đối với sự việc của chị K?

    Gợi ý đáp án

    - Hành vi của anh H là đáng phê phán.

    * Giải thích: anh không có những hiểu biết về pháp luật, xây nhà làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi bác M và chị K đến nhà anh chia sẻ về những kiến thức pháp luật, anh cũng đã hiểu ra và bồi thường cho nhà chị K theo đúng quy định.

    ">Câu 4

    Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời cầu hỏi.

    Tài xế A (30 tuổi, ở tỉnh B) điều khiển xe tải vận chuyển hơn 1 500 thùng nước giải khát từ tỉnh C đến tỉnh D. Khi đang lưu thông qua ngã tư, một số xe chạy trước mặt bất ngờ thắng gấp, theo phản xạ, anh A đánh tay lái sang hướng đường khác khiến xe bị lật. Vụ tai nạn tuy không gây thiệt hại về người, nhưng làm cả ngàn thùng nước giải khát đổ xuống đường. Lợi dụng lúc hỗn loạn, anh P và chị Q dùng xe ba gác, chở những thùng nước giải khát mang về nhà cất giấu.

    - Theo em, hành vi của anh P và chị Q có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

    - Hành vi của anh P và chị Q ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội?

    Gợi ý đáp án

    - Theo em, hành vi của anh P và chị Q là vi phạm pháp luật.

    * Giải thích: những bình nước này không thuộc quyền sở hữu của hai anh chị, anh chị làm như vậy là chiếm đoạt của người khác, có thể coi là một hành vi trộm cắp.

    - Hành vi của anh P và chị Q gây mất trật tự xã hội, tạo ra tiền lệ xấu và hình thành những thói quen tiêu cực trong một bộ phận người dân.

    Trả lời Vận dụng GDKT&PL 10 Bài 17

    Câu 1

    Em hãy cùng bạn làm việc nhóm, tìm hiểu 1 trường hợp pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân trong thực tế cuộc sống.

    Gợi ý đáp án

    VD1. Nhà nước ta đã tổ chức những chuyến bay cứu trợ dành cho công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở các quốc gia phải chịu hậu quả nặng nề của covid-19 hoặc ở những nơi đang xảy ra chiến sự.

    - VD2. Thực thi quyền học tiểu học không phải đóng học phí của công dân.

    Câu 2

    Em hãy vẽ tranh tuyên truyền với nội dung "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

    Gợi ý đáp án

    Học sinh tự thực hiện

    Liên kết tải về

    pdf Pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống
    doc Pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống 1

    Chia sẻ

    Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

    Có thể bạn quan tâm

    Được tải nhiều nhất

    Bài viết mới nhất

    Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

    Điều khoản dịch vụ

    Copyright © 2021 HOCTAPSGK