Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 85, 86, 87 thuộc Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Soạn Lịch sử 8 Bài 21 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về nguyên nhân, diễn biến kết quả của phong trào Cần vương. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình nhanh chóng hơn.
Lịch sử 8 Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Giải câu hỏi Luyện tập, Vận dụng Lịch sử 8 Bài 21
Luyện tập 1
Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
Trả lời:
(*) Bảng so sánh: điểm khác biệt giữa phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế
Phong trào Cần vương (1885 - 1896) | Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1914) | |
Tư tưởng | Chịu sự chi phối của chiếu Cần vương (ban ra ngày 13/7/1885). | Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương |
Phương hướng đấu tranh | Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế. | Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê hương,… => chưa đưa ra phương hướng đấu tranh rõ ràng. |
Lực lượng lãnh đạo | Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương. | Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên. |
Phạm vi, quy mô | Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Bì và Trung Kì; kéo dài 11 năm (1885 - 1896). | Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm (1884 - 1913). |
Vận dụng 2
Em hãy tìm hiểu thêm về các cuộc đấu tranh chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX theo những gợi ý sau: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo, lực lượng tham gia, địa bàn hoạt động, những trận đánh tiêu biểu.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX
Khởi nghĩa Hương Khê | Khởi nghĩa Yên Thế | |
Thời gian | 1885 - 1896 | 1884 - 1913 |
Người lãnh đạo | Phan Đình Phùng và Cao Thắng | Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám). |
Lực lượng tham gia | Đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân | Nông dân |
Địa bàn hoạt động | Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình | Chủ yếu ở vùng núi rừng Yên Thế (Bắc Giang). |
Trận đánh tiêu biểu | - Trận tấn công đồn Trường Lưu (tháng 5/1890) - Trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (tháng 8/1892) - Trận tấn công đồn Nu (1893). | - Trận đánh ở Cao Thượng (tháng 11/1890) - Trận đánh ở Hố Chuối (tháng 12/1890) - Trận đánh ở Đồng Hom (1892). |