Giải bài tập SGK Lịch sử 7 trang 65, 66, 67, 68, 69, 70 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400) của Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 16 chương 5 phần Lịch sử trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 7 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn Sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400)
Giải câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 16
1. Nhà Trần thành lập
Mô tả sự thành lập của nhà Trần. Theo em, Trần Thủ Độ có vai trò như thế nào đối với sự thành lập nhà Trần?
Trả lời:
Sự thành lập của nhà Trần:
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu.
- Năm 1224, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi hoàng đế.
- Dưới sự sắp xếp của Trần Thủ Độ, năm 1226, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập.
Trần Thủ Độ đối với sự thành lập nhà Trần có vai trò chủ chốt. “Thái Tông (nhà Trần) lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả”.
2. Tình hình chính trị
Em hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị thời nhà Trần
Trả lời:
Những nét chính về tình hình chính trị thời nhà Trần:
- Đứng đầu nhà nước là vua.
- Vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con, xưng là Thái thượng hoàng cùng quản lí đất nước.
- Quý tộc và quan lại được ban thái ấp, cấp bổng lộc nhưng thưởng phạt có quy định cụ thể.
- Cả nước chia làm 12 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương là xã.
- Ban hành bộ “Quốc triều hình luật”.
- Quân đội gồm quân triều đình, quân các lộ. phủ, quận biên ải và dân binh ở làng xã.
3. Tình hình kinh tế
- Tình hình kinh tế thời Trần có những điểm gì nổi bật?
- Tìm những cụm từ trong tư liệu 16.6 cho thấy sự phát triển kinh tế Đại Việt dưới góc nhìn của sứ thần nhà Nguyên.
Trả lời:
Tình hình kinh tế thời Trần:
- Nông nghiệp:
- Khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác.
- Đắp đê, đào sông ngòi. Đặt chức quan lo nông nghiệp và thủy lợi.
- Trồng các loại cây khác: khoai, đậu, chè, cây ăn quả.
- Thủ công nghiệp:
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời
- Thăng Long là trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất nước ta.
- Thương nghiệp:
- Tiền được sử dụng phổ biến, buôn bán phát triển
- Thuyền buôn ngoại quốc thường đến buôn bán ở cảng Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều,…
- Gốm sứ trở thành mặt hàng xuất khẩu của Đại Việt.
4. Tình hình xã hội
- Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho biết xã hội thời Trần có những tầng lớp nào?
- Đọc tư liệu 16.7 và cho biết: Theo quan điểm của Hưng Đạo Vương, những yếu tố nào sẽ giúp triều đình tạo nên sự ổn định và bền vững của một xã hội?
Trả lời:
- Xã hội thời Trần có những tầng lớp:
- Tầng lớp quý tộc, quan lại.
- Tầng lớp địa chủ
- Tầng lớp nông dân
- Tầng lớp nô tì
- Theo quan điểm của Hưng Đạo Vương, những yếu tố:
- Có được đội quân đồng lòng
- Khoan thư sức dân
=> Giúp triều đình tạo nên sự ổn định và bền vững của một xã hội.
5. Tình hình văn hóa
Nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa thời Trần.
Trả lời:
a. Tư tưởng - tôn giáo:
- Tín ngưỡng thờ thần vẫn phổ biến trong nhân dân
- Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều được coi trọng
- Đặc biệt thời kì này đánh dấu sự ra đời của Phật giáo dân tộc với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm yên Tử do Trần Nhân Tông sáng lập
b. Giáo dục và khoa học kĩ thuật:
- Giáo dục:
- Năm 1253, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân.
- Trường tư cũng được mở nhiều ở làng, xã
- Khoa học - kĩ thuật:
- Về sử học, Lê Văn Hưu biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt
- Về Quân sự nổi tiếng có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn
- Về y học có Thiền sư Tuệ Tĩnh - là người đầu tiên xây dựng nền y học truyền thống của người Việt
- Thiên văn học có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán
c. Văn học và nghệ thuật:
- Văn học: Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông bạch Đằng của Trương Hán Siêu…
- Nghệ thuật:
- Các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng khá nhiều như: tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc…
- Các tác phẩm điêu khắc bằng đá, chạm khắc gỗ được coi là kiệt tác nghệ thuật dân tộc
- Hát chèo, múa rối nước phổ biến, nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm phổ biến vào thời kì này
Giải Luyện tập - Vận dụng Lịch sử 7 Bài 16 trang 70
Luyện tập 1
Nêu những biểu hiện về sự củng cố chế độ phong kiến tập quyền dưới thời nhà Trần.
Trả lời:
- Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền:
- Đứng đầu là vua, thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng
- Các đại thần, quan văn, võ trong triều đều do người trong hoàng tộc nắm giữ.
- Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ và hoàn thiện hơn thời Lý
- Chia cả nước thành 12 lộ, phủ. Đơn vị địa phương là xã
Quân đội gồm quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân biên ải và dân binh.
Luyện tập 2
Lập bảng tóm tắt theo mẫu dưới đây về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của thời Trần:
Trả lời:
Lĩnh vực | Nội dung tóm tắt | Danh nhân tiêu biểu |
Tư tưởng, tôn giáo | Sáng lập thiền phái Trúc Lâm | Trần Nhân Tông |
Giáo dục, khoa học | Đại Việt Sử kí, Việt Sử cương mục, Binh thư yếu lược, thiên văn học | Lê Văn Hưu, Hồ Tông Thốc, Trần Quốc Tuấn, Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán |
Văn học, nghệ thuật | Hịch tướng sĩ, Phú sông Bạch Đằng, Tụng giá hoàn kinh sư, Thiên trường vãn vọng | Trần Hưng Đạo, Trương Hán Siêu, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông |
Vận dụng
Tìm hiểu ở địa phương nơi em đang sống, hoặc qua sách báo, internet, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ giới thiệu một di tích lịch sử liên quan đến công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc của nhà Trần.
Trả lời:
Giới thiệu khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh:
Nằm trên địa bàn các xã An Sinh, Tràng An, Bình Khê, Thuỳ An thuộc huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây được Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, là quê hương hay còn gọi là thánh địa của nhà Trần.
Đặc biệt sự kết hợp du lịch văn hoá tâm linh nhà Trần tại Đông Triều với di tích danh thắng Yên Tử nơi mà vua Trần Nhân Tông đã về đây tu hành sau khi nhường ngôi cho con trai, ông đã xây dựng nơi đây thành trung tâm phật giáo của nước ta dưới thời Trần và xây dựng Thiền phái Trúc lâm. Với hệ thống lăng, miếu, đền, chùa như: Lăng Lư Phúc, Thái lăng, Mục lăng, Ngải Sơn lăng, Phụ Sơn lăng, Nguyên lăng, Hy lăng. Đền An Sinh, chùa Ngọc Vân, chùa Hồ Thiên (Trù Phong Tự), chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa Quan, chùa Ngọc Thanh, Am Mộc Cảo.