Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 18 trang 91 giúp các bạn học sinh lớp 6 nhanh chóng giải được các bài tập phần kiến thức mới và phần luyện tập vận dụng. Đồng thời nắm vững kiến thức về Vương quốc Chăm-pa.
Soạn Sử 6 trang 91→94 sách Cánh diều được biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Lịch Sử 6. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Soạn Sử 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa
Trả lời câu hỏi kiến thức mới Sử 6 Bài 18
1. Sự ra đời và quá trình phát triển
Câu hỏi: Dựa vào lược đồ hình 18.1, hãy xác định phạm vi chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa. Tóm tắt quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
Lời giải
- Phạm vi của Vương quốc Chăm-pa: từ Hoành Sơn đến Phan Rang.
- Quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, giành quyền tự chủ, lập nước Lâm Ấp.
Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.
Khoảng thế kỉ VII, tên nước đổi thành Chăm-pa.
2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về kinh tế và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa
Lời giải
Những nét chính về kinh tế nhà nước Chăm-pa:
- Sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò kéo cày.
- Trồng lúa nước, hai vụ/năm; Làm ruộng bậc thang.
- Trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa:
3. Một số thành tựu văn hóa
Câu hỏi: Quan sát hình từ 18.3 đến 18.5 và đọc thông tin, em hãy kể tên một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa.
Lời giải
Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa:
- Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm vổ.
- Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...)
- Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương
- Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực.
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập vận dụng Sử 6 Bài 18
Câu 1
Lập bảng tóm tắt những nét chính về sự ra đời, phát triển, phạm vi lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tổ chức xã hội của vương quốc Chăm-pa.
Lời giải
Lập bảng tóm tắt:
Nội dung chính | |
Ra đời và phát triển | Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, giành quyền tự chủ, lập nước Lâm Ấp. Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Khoảng thế kỉ VII, tên nước đổi thành Chăm-pa. |
Phạm vi lãnh thổ | Từ dãy Hoành Sơn đến Phan Rang, Bình Thuận. |
Sinh hoạt kinh tế | Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, một năm hai vụ. Nghề làm gốm, xây dựng, khai thác lâm sản, đóng thuyền, đánh bắt cá... cũng phát triển. Chăm Pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên của các thương nhân Trung Quốc, Ấn Độ... |
Tổ chức xã hội | Vua đứng đầu vương quốc Bộ máy được tổ chức từ trung ương đến địa phương |
Câu 2
Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa.
Lời giải
Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa:
Câu 3
Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một trong những thành tựu văn hóa của Chăm-pa (như đền, tháp, phù điêu, vũ điệu...).
Lời giải
Giới thiệu về một trong những thành tựu văn hóa của Chăm-pa - Tượng phật Đồng Dương:
Các thông số:
- Chất liệu: Đồng.
- Kích thước: cao: 120 cm; rộng: 38 cm.
- Niên đại: Thế kỷ VIII - IX.
- Loại hiện vật: Cổ vật, Văn hóa Chăm Pa.
Miêu tả tóm tắt: Tượng đứng trên bệ hai cấp, tóc xoắn ốc, tai dài, khuôn mặt tròn, đầy đặn, giữa trán có khắc vòng tròn, lông mày cong, mũi thon, cổ 3 ngấn, vai để trần, mặc áo choàng nhiều nếp gấp. Hai tay đưa ra phía trước theo cử chỉ Vitarkamudra, tay phải vịn nhẹ đầu vạt áo choàng.
Giá trị tiêu biểu: Tượng có kích thước lớn, thuộc phong cách Đồng Dương, với kỹ thuật đúc đặc biệt, đạt trình độ cao. Tượng mang phong cách nghệ thuật Amaravati, ngoài hình dáng cân đối, hài hòa, kỹ thuật tạo y phục rất tinh tế, mềm mại làm toát lên vẻ đẹp uy nghiêm, huyền bí của Đức Phật. Tượng Phật Đồng Dương có giá trị đặc biệt liên quan đến một giai đoạn Phật giáo ở Chămpa phát triển hưng thịnh nhất, đó là thời kỳ thuộc triều Indravarman II, còn gọi là “Vương triều Đồng Dương” hay “Vương triều Phật giáo”. Tượng Phật Đồng Dương được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm bởi giá trị nghệ thuật và yếu tố giao lưu văn hóa Ấn Độ khá đậm nét trên tác phẩm này. Tượng Phật Đồng Dương là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Văn hóa Chăm Pa, được nhiều nước trên thế giới lựa chọn để trưng bày giới thiệu về văn hóa Việt Nam, là điểm nhấn quan trọng trong các cuộc triển lãm.
Hiện nay, bức tượng phật Đồng Dương đang được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.