Soạn Sử 10 Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 72→76 thuộc chương 3: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới.
Lịch sử 10 Bài 12 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại chương 3 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 Bài 12 trang 72 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Lịch sử 10 Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Giải Luyện tập vận dụng Sử 10 Bài 12
Luyện tập 1
Theo em, động lực chính của các cuộc cách mạng công nghiệp là gì?
Lời giải
- Động lực chính của các cuộc cách mạng công nghiệp là nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
+ Con người phải lao động, phải sản xuất ra của cải để tồn tại và phát triển.
+ Muốn sản xuất ra nhiều của cải thì con người không chỉ dựa vào bản thân sức lao động của mình mà còn phải tìm cách cải tiến, hoàn thiện phương tiện sản xuất: công cụ, máy móc, vật liệu,…
Luyện tập 2
Em hãy lựa chọn và kể tên một số thành tựu cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển văn minh thế giới. Giải thích lí do lựa chọn của em.
Lời giải
(*) Lựa chọn một số thành tựu:
- Thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh đã làm nên cuộc cách mạng trong sự hiểu biết về không gian và thời gian, cũng như những hiện tượng liên quan mà vượt xa khỏi những ý tưởng và quan sát trực giác. Với Thuyết tương đối, ngành Vũ trụ học và Vật lí thiên văn đã tiên đoán và quan sát thấy những hiện tượng thiên văn học kì lạ: lỗ đen, sóng hấp dẫn, thấu kính hấp dẫn,…
- Tự động hóa và công nghệ rô-bót ra đời đã giúp giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm công nghiệp.
- Sự xuất hiện của mạng internet, việc kết nối giữa các khu vực trên thế giới, chia sẻ thông tin giữa các thiết bị được thực hiện mộ cách dễ dàng, hiệu quả hơn.
- Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, phóng tàu vũ trụ,… mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ, chinh phục không gian của con người.
- Internet vạn vật không những mang lại sự hiệu quả, kinh tế, tiện nghi cho con người mà thông qua các thiết bị được kết nối, nhiều dữ liệu được thu thập, giúp hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data)
Vận dụng 1
Những thành tựu của hai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư tác động như thế nào đến cuộc sống và học tập của em? Hãy nêu ví dụ cụ thể để chứng minh.
Lời giải
* Tác động tích cực:
- Giúp em giải phóng sức lao động trong những công việc nhà: sử dụng rô-bốt hút bụi, rô-bốt lau nhà, máy giặt, máy rửa chén bát,…
- Giúp em có thể trao đổi, giao tiếp thông tin qua các ứng dụng internet thuận tiện và nhanh chóng; kết nối với bạn bè ở khắp nơi trên thế giới thông qua internet: thông qua các ứng dụng google, mạng xã hội facebo
- Trong đại dịch Covid-19, internet giúp em và các bạn khoong bị gián đoạn việc học thông qua hình thức học tập trực tuyến.
* Tác động tiêu cực:
- Em bị lệ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị thông minh như điện thoại thông minh, ipad.
- Em ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình: ít tâm sự với bố mẹ và người thân.
- Phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của các thông tin được chia sẻ,…
Vận dụng 2
Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0) người máy với trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người trong nhiều hoạt động sẽ tác động như thể nào đến việc lựa chọn nghề nghiệp của em trong tương lai?
Lời giải
- Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng,… Trí tuệ nhân tạo đã góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thống.
- Trong tương lai, em lựa chọn nghề giáo viên. Người máy với trí tuệ nhân tạo sẽ hỗ trợ em tìm kiếm các tư liệu dạy học, thiết kế các bài giảng cho sinh động và hấp dẫn. Tuy vậy, máy tính với trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người vì nghề giáo là nghề cần sự giao tiếp, tương tác và cảm xúc giữa con người với con người. Điều này thì máy tính không thể làm được.