Hóa học 12 Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa trang 158. Đồng thời nắm vững kiến thức về đồng và một số hợp chất của đồng.
Giải bài tập Hóa 12: Đồng và hợp chất của đồng giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn lớp 12 cùng tham khảo tại đây.
Giải Hóa 12 Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng
Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 bài 35
1. Đồng
Đồng thuộc nhóm IB, có chu kì 4, có số hiệu nguyên tử là 29.
Cấu hình electron nguyên tử của Cu: [Ar] 3d104s1; Cu+: [Ar] 3d10; Cu2+: [Ar] 3d9.
Tính chất vật lí: là kim loại màu nâu đỏ, khối lượng riêng lớn, dẻo, dễ kéo sợi và dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Tính chất hóa học: là kim loại có tính khử yếu (tác dụng với phi kim (O2, S, Cl2), dung dịch muối (Ag+, Hg2+), axit có tính oxi hóa mạnh: H2SO4 đặc nóng; HNO3)
2. Một số hợp chất của đồng
CuO: là chất rắn màu đen, không tan trong nước; là oxit bazơ; dễ bị CO, C, H2 khử thành Cu kim loại; được điều chế bằng cách nhiệt phân Cu(OH)2, Cu(NO3)2, CuCO3,…
Cu(OH)2: là chất rắn màu xanh; có tính bazơ, không tan trong nước nhưng tan dễ trong dung dịch axit, tan trong dung dịch NH3 tạo ra nước Svayde; dễ bị nhiệt phân sinh ra CuO; được điều chế từ dung dịch muối đồng (II) và dung dịch bazơ.
CuSO4 dạng khan là chất rắn màu trắng, trạng muối hiđrat CuSO4.5H2O có màu xanh.
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 35
Bài 1
Cấu hình electron của Cu2+ là:
A. [Ar]3d7.
B. [Ar]3d8.
C. [Ar]3d9.
D. [Ar]3d10.
Gợi ý đáp án
Đáp án C.
Bài 2
Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là:
A. Mg.
B. Cu.
C. Fe.
D. Zn.
Gợi ý đáp án
Đáp án B.
Ta có nNO = 4,48 / 22,4 = 0,2 mol.
3M + 4HNO3 → 3M(NO3)n + nNO + 2H2O.
nM = 0,6 / n.
MM = 32n.
=> n = 2 => M = Cu.
Bài 3
Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là:
A. 21,56 gam.
B. 21,65 gam.
C. 22,56 gam.
D. 22,65 gam.
Gợi ý đáp án
Đáp án C.
nCu = 0,12 mol.
n = nCu = 0,12 mol.
m = 0,12 x 188 = 22,56.
Bài 4
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
Gợi ý đáp án
a) 2Cu + O2 → 2CuO (1)
3CuO + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + H2O (2)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O (3)
b) nCu = 0,2 (mol) ; nNO = 0,02 (mol)
Từ (2) => nCu(dư) = nNO = 0,03 (mol) ; n = 4nNO = 0,08 (mol).
Từ (1) => nCuO = nCu(phản ứng) = 0,2 - 0,03 = 0,17 (mol).
Từ (3) => n = 2nCuO = 0,34 (mol).
Vậy thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là: (O,34 + 0,08) / 0,5 = 0,84 (lít).
Bài 5
Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A.
a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.
b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.
Gợi ý đáp án bài tập
n = n = 58 / 250 = 0,232 mol.
C = 0,232 / 0,5 = 0,464M.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
nFe= n = 0,232 mol.
mFe = 0,232 x 56 = 12,992g.
Bài 6
Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.
Gợi ý đáp án
Khối lượng thanh đồng tăng là Δm = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)
Cu+ 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Gọi x là số mol Cu phản ứng
Ta có Δm = mAg - mCu = 2 x 108x - 64x
30,4 = 152x → x = 0,2 (mol)
Khối lượng của AgNO3 là m = 0,2 x 2 x 170 = 68(g)
Thể tích dung dịch AgNO3 là VAgNO3 = 68 x 100 / 32 x 1,2 = 177,08(ml)