Giải Hóa học 12 Bài 31 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo hiểu được vị trí, cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học của Sắt.
Soạn Hóa 12 bài 31 Sắt được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 12 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 12.
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 31
Giải bài tập Hóa 12 bài 31 trang 141
Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 bài 31
Giải bài tập Hóa 12 bài 31 trang 141
Bài 1
Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?
A. Na, Mg, Ag.
B. Fe, Na, Mg.
C. Ba, Mg, Hg.
D. Na, Ba, Ag.
Gợi ý đáp án
Đáp án B.
Bài 2
Cấu hình electron nào sau đây là của Fe3+?
A. [Ar]3d6.
B. [Ar]3d5.
C. [Ar]3d4.
D. [Ar]3d3.
Gợi ý đáp án
Đáp án B.
Bài 3
Cho 3,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là?
A. Mg.
B. Zn.
C. Fe.
D. Al.
Gợi ý đáp án
Đáp án C.
2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2
2M 2M + 96n
2,52 6,84
Ta có tỉ lệ:
=> M = 28n ↔ n = 2; M = 56
Vậy M là Fe
Bài 4
Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68 %. Kim loại đó là:
A. Zn.
B. Fe.
C. Al.
D. Ni.
Gợi ý đáp án
Đáp án B.
Khối lượng kim loại phản ứng là mKL = (1,68%.50)/100% = 0,84 (gam)
Số mol H2 là nH2 = 0,336/22,4 = 0,015 (mol)
M + nHCl → MCln + nH2
Số mol của M là nM = n/2.nH2 = 2.0,015/n = 0,03/n (mol)
M = 0,84/(0,03/n) = 28n => n = 2; M = 56
Vậy M là Fe
Bài 5
Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và E trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.
Gợi ý đáp án
Gọi hóa trị của M là n
x là số mol Fe và y là số mol M
ta có: y/x= 1/3
Số mol H2 là nH2 = 8,96/22,4=0,4 (mol)
Số mol Cl2 là nCl2 = 12,32/22,4=0,55 (mol)
Các PTHH:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
x x (mol)
2M + 2nHCl → 2MCln + nH2
y ny/2 (mol)
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
x 3x/2 (mol)
2M + nCl2 → 2MCln
y ny/2
Theo bài ra ta có hệ phương trình
Vậy M là Mg
Thành phần % theo khối lượng
Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 bài 31
I. Vị trí và cấu tạo
=> Sắt nằm ở chu kì 4, nhóm VIIIB, ô số 26.
Là kim loại chuyển tiếp, có xu hướng nhường 2, 3 electron khi tham gia phản ứng hóa học
II. Tính chất vật lý
Sắt là kim loại có màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC, có khối lượng riêng 7,9 g/cm3. Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ.
III. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với phi kim
Fe + S FeS
3Fe + 2O2 Fe3O4
2. Tác dụng với axit
Fe + axit HCl, H2SO4 loãng sinh ra muối + H2
Fe + axit có tính OXH mạnh sinh ra muối + sản phẩm khử + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muối
Fe tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn nó (kim loại đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
4. Tác dụng với nước
Ở nhiệt độ cao, sắt khử được hơi nước
5. Trạng thái tự nhiên
Sắt là nguyên tố phổ biến thứ 2 trong vỏ trái đất (sau nhôm).
Một số quặng sắt quan trọng: Quặng hematit đỏ chứa Fe2O3 khan. Quặng hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O. Quặng manhetit chứa Fe3O4, quặng xiđerit chứa FeCO3, quặng pirit sắt chứa FeS2.
Sắt còn có mặt trong hồng cầu của máu.
6. Ứng dụng của sắt
– Sắt là kim loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới. Sự kết hợp của giá thành thấp và các đặc tính tốt về chịu lực, độ dẻo, độ cứng làm cho nó trở thành không thể thay thế được, đặc biệt trong các ứng dụng như sản xuất ô tô, thân tàu thủy lớn, các bộ khung cho các công trình xây dựng. Thép là hợp kim nổi tiếng nhất của sắt, ngoài ra còn có một số hình thức tồn tại khác của sắt như:
- Gang thô (gang lợn) chứa 4% – 5% cacbon và chứa một loạt các chất khác như lưu huỳnh, silic, phốt pho.
- Gang đúc chứa 2% – 3.5% cacbon và một lượng nhỏ mangan.
- Thép carbon chứa từ 0,5% đến 1,5% cacbon, với một lượng nhỏ mangan, lưu huỳnh, phốt pho và silic.
- Sắt non chứa ít hơn 0,5% cacbon.
- Các loại thép hợp kim chứa các lượng khác nhau của cacbon cũng như các kim loại khác, như crôm, vanađi, môlipđen, niken, vonfram, v.v.
- Oxít sắt (III) được sử dụng để sản xuất các bộ lưu từ tính trong máy tính. Chúng thường được trộn lẫn với các hợp chất khác, và bảo tồn thuộc tính từ trong hỗn hợp này.