Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 139, 140, 141 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ, sự phát kiến ra châu Mỹ của Chương 4: Châu Mỹ.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 13 chương 4 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Soạn Địa 7 Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ, sự phát kiến ra châu Mỹ
Giải câu hỏi giữa bài Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 13
1. Vị trí địa lí và phạm vi
Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, hãy:
- Cho biết châu Mỹ tiếp giáp với những đại dương nào.
- Xác định vị trí, phạm vi châu Mỹ.
Trả lời:
- Châu Mĩ tiếp giáp những đại dương sau:
- Bắc Băng Dương.
- Thái Bình Dương.
- Đại Tây Dương.
- Vị trí, phạm vi châu Mỹ;
- Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây và trải dài trên nhiều vĩ độ (phần đất liền khoảng 72°B - 54°N).
- Châu Mỹ gồm 2 lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ, ngăn cách nhau bởi kênh đào Pa-na-ma.
2. Hệ quả địa lí – lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ
Đọc thông tin trong mục 2 và kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy phân tích hệ quả địa lí - lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ.
Trả lời:
Việc phát kiến ra châu Mỹ đã mở ra con đường biển mới đến các châu lục khác, mở ra thời kì khám phá và chinh phục thế giới. Sau cuộc phát kiến, người châu Âu xâm chiếm và khai phá châu Mỹ với việc khai thác những nguồn nguyên liệu, khoáng sản quý giá và xây dựng văn hoá phương tây trên vùng đất mới. Cuộc phát kiến cũng đẩy nhanh quá trình di dân từ các châu lục sang châu Mỹ.
Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 13
Luyện tập
Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Mỹ (trang 140), hãy cho biết lãnh thổ châu Mỹ trải dài bao nhiêu vĩ độ.
Trả lời:
Lãnh thổ châu Mỹ trải dài khoảng gần 14 vĩ độ.
Vận dụng
Tìm hiểu và viết 1 bài giới thiệu (10 - 15 dòng) về hành trình thám hiểm tìm ra châu Mỹ của C. Cô-lôm-bô.
Trả lời:
Không vòng qua châu Phi sang châu Á như các nhà hàng hải Bồ Đào Nha. C.Cô-lôm-bô có ý định sang châu Á qua Đại Tây Dương.
Được sự đồng ý của nhà vua và hoàng hậu Tây Ban Nha, tháng 8 - 1492, trên ba chiếc tàu, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ tàu Tây Ban Nha rời cảng đi về hướng Tây.
Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thủy thủ dũng cảm đã đến được một đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, ông đinh ninh rằng đã tới “Đông Ấn Độ”, nhưng thực ra đó là vùng đất mới - châu Mỹ.
C.Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu lục này. Tiếp theo, ông còn tiến hành ba cuộc thám hiểm châu Mỹ vào các năm 1493, 1498 và 1502.
>> Tham khảo: Viết 1 bài giới thiệu về hành trình thám hiểm tìm ra châu Mỹ của C. Cô-lôm-bô