Game VR là gì? Game AR là gì?
Tìm hiểu về khái niệm VR và AR
Trong khoảng thời gian một năm trở lại đây, những khái niệm như thực tế ảo, tương tác ảo, Thế giới ảo... đang được nhắc tới khá nhiều trên Thế giới và Việt Nam. Và nếu bạn còn nhớ, cách đây không lâu, cơn sốt kính thực tế ảo đã từng khiến thị trường Việt Nam chao đảo với hàng loạt các sản phẩm của các hãnh công nghệ nổi tiếng.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã không còn nằm ở hai từ "khái niệm", nó đã thực sự trở thành sự thật với hàng loạt các sản phẩm tương tác như kính thực tế ảo, các game VR, thậm chí trang mạng chia sẻ video lớn nhất Thế giới như Youtube cũng tích hợp tính năng xem video VR để tăng trải nghiệm cho người dùng.
Và sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc tới P
émon Go - "quả bom tấn", đại diện tiêu biểu và sáng giá nhất cho dòng game AR. Ngay từ khi chưa ra mắt, tựa game này đã là tâm điểm của báo chí, các trang công nghệ, tin game trên toàn Thế giới. Và hiện nay, dù mới chỉ có mặt tại chưa tới 5 Quốc gia, nhưng P
emon GO đã lập được những kỷ lục mà chắc có lẽ sẽ không có một game mobile hay ứng dụng cho điện thoại nào khác có thể làm được.
emon Go cho iOS" href="#" target="_blank" rel="nofollow">Download P
emon GO cho iOS
Vậy tóm lại, VR là gì? AR là gì? Chúng hoạt động như thế nào? Tại sao lại trở thành xu hướng mới của công nghệ Thế giới?
VR là gì?
VR còn có tên tiếng Anh là Virtual Reality, tạm dịch là thực tế ảo, hay thực tại ảo. Nó là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả về một môi trường mô phỏng được tạo ra bằng máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng khác. Môi trường này hoàn toàn tách biệt với thực tế.
Với phần cứng điển hình Oculus Rift, phần lớn môi trường thực tế ảo này đều là những hình ảnh đa chiều, được tạo nên thông qua một thiết bị đặc biệt, được gọi là "kính thực tế ảo" (VR Glass). Trên Thế giới có đề cập và nói về một số trường hợp đặc biệt, một vài hệ thống VR có thể mô phỏng cả âm thanh, xúc giác hay thậm chí là mùi.
AR là gì?
Được phát triển từ VR, AR hay tương tác ảo (hoặc thực tế tăng cường) còn có tên tiếng Anh là Augmented Reality, là một khái niệm chỉ về công nghệ kỹ thuật cao, cho phép người dùng tương tác (tiếp xúc, trò chuyện...) với những thứ "ảo", không có thật ngoài cuộc sống thật thông qua một thiết bị điện từ chuyên dụng.
Khác VR, AR tập trung và hướng về sự kết hợp giữa Thế giới ảo và thật, vừa nâng cao hiệu quả, chất lượng, lại mang tới những trải nghiệm vô cùng độc đáo.
VR có tác dụng gì?
Không phải bây giờ thực tại ảo Virtual Reality mới xuất hiện, mà nó đã có mặt trên Thế giới từ rất lâu, chỉ là trình độ khoa học kỹ thuật khi ấy chưa đủ để hoàn thiện và phát triển hết các khả năng của công nghệ này. Hiện nay, VR đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực thực tiễn như: Giáo dục, y tế, công nghiệp, du lịch...
AR có tác dụng gì?
Tác dụng chủ yếu của AR có thể thấy khá rõ trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, khi con người làm việc thực sự với những mô hình, giả lập đa chiều, những vật thể... không có thật, thông qua kính, điện thoại hoặc một máy tính nào đó.
Game VR là gì?
Game VR còn được gọi là game thực tế ảo, là thể loại game mà có thể nhận thấy rõ nhất khi người chơi, đeo kinh thực tế ảo trên mắt và "khua chân múa tay" lung tung.
Đặc điểm của game VR:
- Bắt buộc phải mua thiết bị hỗ trợ (Kính thực tế ảo) để có thể chơi.
- Yêu cầu thiết bị phải hỗ trỡ tốt người chơi trong việc di chuyển (đặc biệt là các chuyển động nhanh, chuyển động phần đầu), nếu không người chơi sẽ có cảm giác chóng mặt, buồn nôn.
- Không quan sát được những gì đang xảy ra trong Thế giới thật và thường gây ra nhiều nguy hiểm, do người chơi không nhìn được Thế giới thực, họ di chuyển, nói, hành động theo mọi thứ trong quá trình chơi game.
- Tuy nhiên, game VR ở Việt Nam không thực sự phát triển do chất lượng của game, giá tiền của một kính VR "xịn" không hề rẻ, thêm vào đó là không gian khá hạn hẹp.
Game AR là gì?
Nói tới game AR không thể không nhắc tới P
émon Go, đại diện vô cùng nổi tiếng và tại thời điểm này, không ai là không biết tới. Các game AR khắc phục được tối đa nhược điểm mà game VR còn tồn tại.
Đặc điểm của game AR:
- Không cần mua thiết bị hỗ trợ.
- Vẫn chơi thông qua thiết bị thứ ba, nhưng người chơi hoàn toàn có thể quan sát Thế giới thật (thường là smartphone) trong quá trình chơi của mình, nên không hề có cảm giác chóng mặt hay nguy hiểm nào.
- Không gian chơi mở rộng gấp nhiều lần so với game VR, nhưng AR khá linh hoạt và không yêu cầu nhiều khoảng trống để thực nhiệm vụ.
- Các nhiệm vụ, hành động trong game đều được thực hiện thông qua thiết bị.
- Tính tới thời điểm hiện tại, khó có thể nói AR và VR, cái nào hơn cái nào? Tuy VR ra đời trước, nhưng AR đã thực sự là bước đột phá, đưa công nghệ tương tác ảo lên một tầm cao mới (nhờ P
emon GO). Còn VR, không phổ biến và phát triển bằng, nhưng VR cũng có những đặc điểm, tính năng của riêng mà AR không thể có.
Hy vọng với công nghệ tương lai, cả VR và AR sẽ phát triển mạnh hơn và có những định hướng đúng đắn để có thể mang tới cho người dùng những sản phẩm tốt nhất.