Đoạn trích Hai cây phong được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn 6. Hôm nay, Download.vn muốn cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh hai cây phong, vô cùng hữu ích.
Mong rằng với 2 đoạn văn mẫu, sẽ giúp cho các bạn học sinh lớp 6 có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay dưới đây.
Đề bài: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên, Ai-ma-tốp).
Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh hai cây phong
Đoạn văn cảm nhận về hai cây phong - Mẫu 1
Đến với đoạn trích “Hai cây phong”, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với hình ảnh trung tâm - hai cây phong. Hình ảnh này được hiện lên trong cảm nhận của nhân vật tôi. Vị trí của hai cây phong nằm ở giữa một ngọn đồi. Ai đi từ phía nào cũng đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên, chúng hiện ra trước mắt như ngọn hải đăng trên núi. Nó trở thành dấu hiệu nhận biết của làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong có một tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu: ban ngày hay ban đêm đều rì rào với nhiều cung bậc khác nhau. Hai cây phong gắn bó với sự sống của con người: nơi bọn trẻ con trong làng mỗi dịp nghỉ hè “chạy ào lên phá tổ chim, hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền…”. Không chỉ vậy, hai cây phong gắn với kỉ niệm về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng hy vọng, ước mơ cho những học trò ở nơi đây. Nhân vật tôi có một tình cảm gắn bó đặc biệt với hai cây phong. Có thể thấy, hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của nhân vật tôi.
Đoạn văn cảm nhận về hai cây phong - Mẫu 2
Hình ảnh “hai cây phong” đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng mỗi người khi đọc đoạn trích này. Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi”, hình ảnh hai cây phong hiện lên chiếm vị trí trung tâm. Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đổ xuống. Phía trên làng giữa một ngọn đồi có hai cây phong lớn giống như những ngọn hải đăng được đặt trên núi. Hai cây phong có một tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chan chứa những lời êm dịu của ngôi làng. Hình ảnh này đã đã trở thành biểu tượng của làng Ku-ku-rêu. Và trong kí ức của nhân vật tôi, vào năm học cuối trước khi bắt đầu nghỉ hè đã có những kỉ niệm đẹp đẽ với hai cây phong. Đ ặc biệt, hai cây phong còn gợi nhớ về người thầy Đuy-sen, người đem đến niềm hy vọng, ước mơ cho những học trò của mình. Như vậy, hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của nhân vật tôi.