Bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh In trong tập Ra vườn nhặt nắng (NXB Thế giới, Hà Nội, 2017). Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Bắt nạt, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1.
Nội dung của tài liệu bao gồm 6 đoạn văn mẫu lớp 6 cảm nhận về bài thơ Bắt nạt. Bạn đọc hãy cùng tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Bắt nạt
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Bắt nạt - Mẫu 1
Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã đề cập đến một vấn đề nóng trong cuộc sống - bạo lực học đường. Tác giả đã sử dụng thể thơ năm chữ ngắn gọn cùng với giọng điệu có phần hài hước giúp cho thông điệp được truyền tải đến người đọc dễ dàng hơn, không hề khô khan. Cụm từ “bắt nạt” được lấy làm nhan đề và nhắc lại trong bài thơ tới bảy lần nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác. Nhân vật “tớ” trong bài cũng bộc lộ trực tiếp thái độ với những người bắt nạt thẳng thắn phê bình hành vi bắt nạt, yêu cầu các bạn bắt nạt dừng ngay hành vi bắt nạt mọi người xung quanh, thay vào đó hãy dùng thời gian quý giá của một ngày để làm những việc có ích. Hay thái độ với các bạn bị bắt nạt là sự gần gũi, tôn trọng và cảm thấy những người bạn nhút nhát hay bị bắt nạt cũng rất đáng yêu, bênh vực và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ tiếp tục bị bắt nạt. C ác câu hỏi tu từ được sử dụng ở cuối bài cũng gây ấn tượng mạnh mẽ hơn: “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” hỏi nhưng với mục đích vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Nhân vật “tớ” một lần nữa khẳng định rằng “vẫn không thích bắt nạt” với lí do “vì bắt nạt rất hôi”. Cách sử dụng từ ngữ thật độc đáo của tác giả - “hôi” nhưng lại đánh vào tâm lí mỗi người. Chúng ta nhận ra bài học sâu sắc, cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Bài thơ đã giúp tôi nhận ra bài học giá trị vô cùng, đó là cần phải tránh xa việc bắt nạt người khác, đồng thời khi thấy có người bị bắt nạt cần phải giúp đỡ họ.
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Bắt nạt - Mẫu 2
Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nói lên một thực trạng trong cuộc sống. Đó là vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều. Nhân vật trong bài để khẳng định thái độ “không thích bắt nạt” và cho rằng “bắt nạt là xấu”. Để từ đó, tác giả hướng người đọc đến cuộc sống lành mạnh hơn. Đồng thời, mỗi người đều có những sở thích, đam mê riêng. Và chúng ta luôn mong muốn cuộc sống của mình hạnh phúc. Những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Cuối bài thơ, tác giả một lần nữa khẳng định “vẫn không thích bắt nạt” với lí do “vì bắt nạt rất hôi”. Chỉ một từ “hôi” nhưng lại đánh vào tâm lí mỗi người. Người đọc đã nhận ra cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Bắt nạt - Mẫu 3
Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Với ngôn ngữ thơ hồn nhiên, trong sáng, bài thơ đã nói lên một thực trạng đang tồn tại trong cuộc sống - bạo lực học đường. Tác giả đã hóa thân vào nhân vật trong bài để thẳng thắn phê bình hành vi “bắt nạt”. Bởi trong cuộc sống, chúng ta có thể làm rất nhiều việc khác thay vì bắt nạt người khác: học hát, nhảy híp-hóp… - những việc làm có ý nghĩa cho bản thân. Đối với những người bị bắt nạt, nhân vật đã thể hiện sự gần gũi, tôn trọng và cảm thấy những người bạn nhút nhát hay bị bắt nạt cũng rất đáng yêu, bênh vực và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ tiếp tục bị bắt nạt. Thậm chí, nhân vật trong bài đã đặt ra thử thách những ai thích bắt nạt hãy đến gặp mình. Đồng thời khẳng định mình đã bị bắt nạt nhiều lần nhưng vẫn không thích bị bắt nạt… Từ “bắt nạt” được lặp lại tới bảy lần trong bài. Đó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Việc lặp lại cụm từ như vậy nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác. Như vậy, khi đọc xong bài thơ này, mỗi người đọc sẽ hiểu được rằng cần phải tránh xa việc bắt nạt người khác, đồng thời khi thấy có người bị bắt nạt cần phải giúp đỡ họ.
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Bắt nạt - Mẫu 4
Với giọng thơ hồn nhiên, trong sáng, bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã đề cập đến một vấn hết sức nóng hổi - bạo lực học đường. Nhà thơ đã hóa thân vào một cậu bé để khẳng định rằng bản thân không hề thích hành động bắt nạt. Đó là một việc làm xấu xí, cần phải tránh xa và nên để thời gian làm những việc lành mạnh hơn. Việc bắt nạt, dù là bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là những người yếu đuối đều không đúng đắn. Nhân vật “tớ” đã đứng ra bảo vệ, và khẳng định rằng bản thân vẫn không hề thích “bắt nạt”. Tóm lại, chúng ta cần có lối sống lành mạnh, văn minh, tu dưỡng đạo đức và trí tuệ để sau này có thể trở thành người có ích.
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Bắt nạt - Mẫu 5
Đến với “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh, người đọc đã nhận được thông điệp vô cùng giá trị. Vấn đề bạo lực học đường đang xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội. Chính vì vậy, tác giả đã bộc lộ thái độ với vấn đề này, không hề yêu thích hay khuyến khích. Thời gian là vô cùng quý giá, chúng ta nên làm những việc có ích cho bản thân. Việc sử dụng các câu hỏi tu từ cuối bài thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Nhân vật “tớ” một lần nữa khẳng định rằng “vẫn không thích bắt nạt” với lí do “vì bắt nạt rất hôi”. Chỉ một từ “hôi” nhưng lại đánh vào tâm lí mỗi người. Chúng ta nhận ra bài học sâu sắc, cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Bài thơ “Bắt nạt” tuy ngắn gọn nhưng để lại nhiều cảm xúc cho người đọc.
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Bắt nạt - Mẫu 6
Sau khi đọc xong bài thơ “Bắt nạt”, tôi đã học được bài học rất giá trị. Tác giả đóng vai là một cậu bé, bày tỏ thái độ về hành vi bắt nạt. Đối với những người hay đi bắt nạt, cậu bé nghiêm túc phê bình, đưa ra gợi ý rằng thay vì bắt nạt người khác, chúng ta nên làm những việc có ý nghĩa hơn cho bản thân. Còn đối với những người bị bắt nạt, nhân vật đã thể hiện sự cảm thông, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ tiếp tục bị bắt nạt. Thậm chí, nhân vật trong bài đã đặt ra thử thách những ai thích bắt nạt hãy đến gặp mình. Từ “bắt nạt” được tác giả lặp lại tới bảy lần trong bài thơ. Có thể thấy rằng, đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tác dụng của việc này là nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác. Với lời thơ giản dị, giọng thơ hồn nhiên, bài thơ “Bắt nạt” đã chạm đến được một vấn đề nóng hổi - bạo lực học đường. Cách tiếp cận nhẹ nhàng, thú vị giúp người đọc dễ dàng hiểu được thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm hơn.