Giải bài tập SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo trang 133, 134, 135, 136, 137, 138 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng bài 25: Vị trí địa lí điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Trung Quốc.
Giải Địa lí 11 bài 25 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội ở Trung Quốc. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 11 Chân trời sáng tạo.
Địa lí 11 Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 11 Bài 25
Luyện tập 1
Hãy so sánh đặc điểm địa hình miền đông và miền tây Trung Quốc.
Gợi ý đáp án
- Miền Đông:
+ Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, từ bắc xuống nam lần lượt là các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam với tổng diện tích hơn 1 triệu km2. Các đồng bằng được những con sông lớn bồi tụ nên có đất phù sa màu mỡ, dân cư tập trung đông, nông nghiệp trù phú.
+ Phía đông nam của miền này có địa hình đồi núi thấp, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.
- Miền Tây:
+ Có địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn như dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya), dãy Côn Luân, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Ta-rim,... Miền này có đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Điều kiện tự nhiên ở miền Tây Trung Quốc không thuận lợi cho hoạt động sản xuất, chỉ một số nơi có thể phát triển nghề rừng và có đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
Luyện tập 2
Dựa vào hình 25.4, hãy nhận xét về quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2020.
Dựa vào hình 25.4 hãy nhận xét về quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số
Gợi ý đáp án
- Về quy mô dân số:
+ Trung Quốc là nước có dân số đông nhất thế giới với hơn 1.43 tỉ người (năm 2020)
- Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2020, dân số Trung Quốc tăng dần qua các năm, trong đó, tăng nhanh nhất trong những năm 1990 - 2000. Cụ thể là:
▪ Từ 1990 - 2000, tăng: 113,7 triệu người
▪ Từ 2000 - 2010, tăng: 78,2 triệu người.
▪ Từ 2010 - 2020, tăng: 70,5 triệu người.
- Về tỉ lệ gia tăng dân số: trong cả giai đoạn 1990 - 2020, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc có xu hướng giảm (từ 1.82% năm 1990, xuống còn 0.39% năm 2020).
Vận dụng
Viết bài giới thiệu về một di sản thế giới (tự nhiên hoặc văn hoá) của Trung Quốc đã được UNESCO công nhận.
Gợi ý đáp án
Nhiều người đã nghỉ Vạn Lý Trường Thành là công trình ở Bắc Kinh nhưng thực tế, Vạn Lý Trường Thành là tên gọi chung của tập hợp nhiều thành lũy bằng đất đá được xây dựng ước tính có niên đại hơn 2500 năm, kéo dài tới 21196,18 km từ phía Đông sang Tây. Trải qua rất nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa.
Bắt đầu từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, các nước đã tự độc lập xây những đoạn tường thành ở phía Bắc nhằm tránh giặc Hung nô tràn xuống. Đến khi Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa ông đã cho tiếp tục xây dựng nhằm liên kết các tuyến phòng thủ đã tồn tại trước đó. Công trình còn được tiếp tục xây dựng tới triều đại nhà Minh. Vạn Lý Trường Thành có chức năng như một tuyến phòng thủ quân sự bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc xâm lược của các bộ tộc du mục phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu. Bởi vai trò quan trọng này mà nó được kéo dài liên tục trong suốt 2000 năm sau đó, cho đến cuối triều đại nhà Minh, mở rộng ra 15 tỉnh thành của Trung Quốc, mang hình dạng uốn lượn của Rồng.
Được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Vạn lý trường thành cũng thuộc Top 7 kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới. Không hề quá khi nói rằng Vạn lý trường thành là kỳ quan nhân tạo vĩ đại nhất của Trung Quốc. Và tất nhiên, đi cùng đó là những ý nghĩa về mặt lịch sử - văn hóa được người dân Trung Hoa nâng niu qua hàng trăm năm.
Ý nghĩa về mặt quân sự: Vạn lý trường thành được xây dựng nhằm mục đích phòng ngự, chống lại quân địch của các quốc gia khác và giặc Hung Nô tấn công. Trên hệ thống tường thành cũng được xây dựng nhiều tháp canh. Theo các nhà quân sự, nhờ có công trình này mà nhiều triều đại Trung Quốc đã đứng vững trước sự tấn công của nạn ngoại xâm. Cũng như góp phần bình trị nội loại. Việc xây dựng - duy trì Vạn lý trường thành không chỉ là một kỳ tích. Mà hơn thế còn thể hiện sự gắn kết, sự tiếp nối của các triều đại. Phân chia ranh giới, gia cố - bảo vệ cho an toàn quốc gia. Đó chính là ý nghĩa quân sự của công trình này.
Ý nghĩa về mặt văn hóa: bên cạnh ý nghĩa về mặt quân sự. Vạn lý trường thành còn mang ý nghĩa văn hóa rất lớn lao. Theo quan niệm của người xưa. Sự tồn vong của công trình kiến trúc vĩ đại này đồng nghĩa với sự tồn vong của họ. Đây được xem như một niềm tự hào của mỗi người dân Trung Hoa. Chính bởi lẽ đó, Vạn lý trường thành vẫn luôn được quan tâm duy trì - tu bổ. Để ngày nay và mãi về sau, Trường Thành này vẫn gắn liền với hình ảnh đất nước Trung Quốc rộng lớn.