Giải Địa lí 10 Bài 30 trang 111, 112, 113, 114, 115, 116 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi bài Địa lí các ngành nông nghiệp thuộc Chương 10 Địa lí các ngành kinh tế.
Soạn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 30 sẽ giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Giải Địa lí 10 trang 111, 112, 113, 114, 115, 116 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Địa lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành nông nghiệp
Hình thành kiến thức mới Địa 10 Bài 30
I. Công nghiệp khai thác than, dầu khí
Câu hỏi trang 111
Dựa vào bảng 30, hình 30.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than, dầu khí.
- Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới.
Gợi ý đáp án
Vai trò, đặc điểm và phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí
Vai trò | Đặc điểm | Phân bố | |
Khai thác than | - Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội. - Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia. | - Công nghiệp khai thác than xuất hiện từ rất sớm. - Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường. | Sản lượng than khai thác toàn thế giới nhìn chung vẫn tiếp tục gia tăng, từ 4,7 tỉ tấn (năm 1990) lên 7,7 tỉ tấn (năm 2020). Các quốc gia sản xuất than lớn hiện nay là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,... |
Khai thác dầu khí | - Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng trong sản xuất và đời sống. - Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm. - Là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia. | - Công nghiệp khai thác dầu khí xuất hiện sau công nghiệp khai thác than. - Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng. - Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường. | - Sản lượng dầu khai thác toàn thế giới nhìn chung có sự gia tăng, từ 3,1 tỉ tấn (năm 1990) lên 4,1 tỉ tấn (năm 2020). Các quốc gia có sản lượng khai thác lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,… - Sản lượng khí tự nhiên khai thác vẫn tiếp khí tục gia tăng, từ 1 969,7 tỉ mỏ (năm 1990) lên 3 853,7 tỉ m (năm 2020). Các quốc gia có sản lượng khai thác lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,... |
II. Công nghiệp khai thác quặng kim loại
Câu hỏi trang 112
Dựa vào hình 30.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại.
- Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác quặng kim loại trên thế giới.
Gợi ý đáp án
- Vai trò
+ Cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim.
+ Nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
- Đặc điểm
+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại khá đa dạng.
+ Việc khai thác tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đồng, sắt, vàng,…
+ Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường (đất, nước).
- Phân bố
+ Quặng sắt được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…
+ Quặng bô-xít khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê, Bra-xin, Ấn Độ,...
+ Quặng vàng được khai thác nhiều ở Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,...
Giải Luyện tập Vận dụng Địa lí 10 Bài 30
Luyện tập 1
Hãy vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm công nghiệp điện tử - tin học.
Gợi ý đáp án
Luyện tập 2
Cho ví dụ về một số sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm.
Gợi ý đáp án
Một số sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm
- Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
- Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản.
- Chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất dầu, mỡ động, thực vật.
- Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; xay xát và sản xuất bột,...
Vận dụng
Em hãy tìm hiểu tư liệu về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp may ở Việt Nam.
Gợi ý đáp án
- Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách, báo, tư liệu và internet.
- Một đoạn thông tin về dệt may Việt Nam
Dệt may được coi là một trong những lĩnh vực chủ chốt của nhiều nền kinh tế, quy mô thương mại của thị trường dệt may toàn cầu chiếm từ 8 - 8,8% tổng thương mại toàn cầu, tính theo trị giá, đạt khoảng 1.400 - 1.550 tỷ USD.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, thương mại dệt may toàn cầu đã mở rộng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,3% trong giai đoạn 2016 - 2019. Năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thương mại ngành dệt may toàn cầu giảm 3,89% so với năm 2019.
Ngành dệt may của Việt Nam cũng là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất, làm thay đổi sâu rộng chuỗi giá trị sản phẩm, từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất, dịch vụ logistics đến dịch vụ khách hàng…, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối và làm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.