Ngày thi ngày một đang tới gần. Hãy chăm chỉ cùng Download.vn tham khảo tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2018 - 2019 trường chuyên Amsterdam được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2018 - 2019 trường chuyên Amsterdam sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích, với đề thi này sẽ giúp các bạn chủ động hệ thống lại kiến thức của môn văn, đánh giá năng lực bản thân và có hướng ôn luyện phù hợp cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2018 – 2019 Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình (Có đáp án)
Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Tiếng Anh Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Đề thi thử vào lớp 10 môn Tiếng Anh Sở GD&ĐT Thanh Hóa năm học 2018 - 2019
Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn
Trung tâm bồi dưỡng Văn hóa Thi thử vào lớp 10 - đợt 1 ngày 25/03/2018 | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 Môn: Ngữ văn (Dành cho mọi thí sinh) Thời gian làm bài 120 phút |
I. Phần I. 4 điểm
….Lần này ta ra, thân hình cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớp gấp 10 nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời, lẽ mới dẹp nổi binh đao, không phải Ngô Thị Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh thì ta có sợ gì chúng?
(Trích “Hoàng Lê thống nhất chí”, Ngô gia văn phái, Ngữ văn lớp 9 tập 1, NXB giáo dục 2005 trang 67)
A. Đoạn trích trên nêu lời tâm sự của Quang Trung với ai? Câu nói đó xuất hiện trong hoàn cảnh nào? (0,5 điểm)
B. Trong câu văn: “ Chờ mười năm nữa cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh thì chẳng gì mà sợ chúng”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (0.5 điểm)
C. Em hãy viết 1 đoạn văn tổng hợp- phân tích- tổng hợp nêu cảm nhận của em về hình tượng hoàng đế - anh hùng dân tộc Quang Trung được khắc họa trong đoạn văn bản trên. Yêu cầu đoạn văn có dung lượng khoảng 15 câu trong đoạn có sử dụng câu bị động (gạch chân 1 gạch) một câu chứa thành hần khởi ngữ ( gạch chân 2 gạch) 2.5 điểm
D. Hãy kể tên 2 tác phẩm/đoạn văn trung đạitrong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở viết về chủ để chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. 0.5 điểm.
Phần II. (6.0 điểm)
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn nghìn năm
Vất cả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
A. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Bài thơ do ai sáng tác? (0.5 điểm.)
B. Theo em ý nghĩa của từ “mùa xuân” trong đoạn thơ trên có giống ý nghĩa của từ “mùa xuân” trong 2 câu thơ “ một mùa xuân nho nhỏ/lặng lẽ dâng cho đời” hay không? Vì sao? (1 điểm)
C. Theo em có nên thay từ “xôn xao” trong câu thơ “ tất cả như xôn xao” bằng “lao xao” không. Hãy giải thích lí do. (0.5 điểm)
D. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ trên. Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 15 câu (2 điểm)
E. Từ những vần thơ “hối hả”, “xôn xao” về mùa xuân lao động dựng xây đất nước ở trên. Em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy nghị luận về mối quan hệ giữa lao động và niềm vui của con người trong cuộc sống. (2.0 điểm)
--------------HẾT--------------