Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học
Mời các bạn học sinh 12 cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 5). Thông qua việc luyện tập với đề thi này sẽ giúp các bạn dễ dàng ôn tập và kiểm tra những kiến thức đã được học nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 tới đây.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC | ĐỀ KSCL CÁC MÔN THI THPT QUỐC GIA - LẦN 5 NĂM HỌC 2016-2017 MÔN HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 753 |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 41: Cho dãy các dung dịch: CuSO4, AgNO3, FeCl3, HCl và NaOH. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Fe là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 42: Cho dãy các kim loại: Cs, Hg, W, Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Hg. B. W. C. Cs. D. Fe.
Câu 43: Khi thủy phân chất béo triolein bằng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng thu được glixerol và muối có công thức là
A. C17H33COONa. B. C17H31COONa. C. C15H31COONa. D. C17H35COONa.
Câu 44: Công thức của phenyl axetat là
A. C6H5COOCH3. B. C2H5COOC6H5. C. CH3COOCH2C6H5. D. CH3COOC6H5.
Câu 45: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quì tím?
A. Alanin. B. axit glutamic. C. Metylamin. D. Lysin.
Câu 46: Dãy gồm các ion được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần từ trái sang phải là:
A. K+, Al3+, Cu2+ B. K+, Cu+, Al+ C. Al3+, Cu2+, K+ D. Cu2+, Al3+, K+
Câu 47: Khi lên men 360 gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 92 gam. B. 184 gam. C. 276 gam. D. 138 gam.
Câu 48: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Cr. B. Cu. C. Fe. D. Al.
Câu 49: Cho 0,46 gam kim loại kiềm M tác dụng với nước (dư), thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là
A. Rb. B. K. C. Li. D. Na.
Câu 50: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là
A. β-amino axit. B. axit cacboxylic. C. α-amino axit. D. este.
Câu 51: Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do
A. khí CO2. B. quá trình sản xuất gang thép.
C. hợp chất CFC (freon). D. khí CH4.
Câu 52: Cho 28,8 gam một tetrapeptit mạch hở X (được tạo bởi các amino axit có dạng H2NCxHyCOOH) tác dụng với dung dịch KOH (vừa đủ), thu được 49,4 gam muối. Khối lượng phân tử của X là
A. 260. B. 274. C. 288. D. 246.
Câu 53: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư), thu được 15,1 gam hỗn hợp oxit. Số mol HCl tối thiểu cần dùng để hòa tan hết hỗn hợp oxit là
A. 0,4 mol. B. 0,2 mol. C. 1,2 mol. D. 0,8 mol.
Câu 54: 2CaSO4.H2O còn được gọi là
A. thạch cao khan. B. thạch cao nung. C. đá vôi. D. thạch cao sống.
Câu 55: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tất cả kim loại đều dẫn nhiệt.
B. Phương pháp thủy luyện dùng để điều chế kim loại có tính khử yếu.
C. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
D. Tất cả kim loại đều tan được trong dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 56: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.
B. CrO3 là một oxit axit.
C. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH đặc, nóng.
D. Dung dịch K2Cr2O7 có màu vàng.
Câu 57: Khi cho 3,75 gam axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng hết với dung dịch KOH, khối lượng muối tạo thành là
A. 9,70 gam. B. 5,65 gam. C. 6,55 gam. D. 4,50 gam.
Câu 58: Hòa tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 2,24. C. 6,72. D. 4,48.
Câu 59: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli(vinyl clorua). B. nilon-6,6. C. polistiren. D. poli(vinyl xianua).
Câu 60: Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 2,8. B. 6,4. C. 5,6. D. 3,2.
Câu 61: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este no đơn chức mạch hở, thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Số cấu tạo của este là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 62: Cho các chất sau: Glucozơ, etyl axetat, triolein, Gly-Ala-Gly. Số chất phản ứng được với Cu(OH)2 trong dung dịch ở nhiệt độ thường là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 63: Trong các kim loại: Na, Ca, Fe, Ag và Cu, số kim loại tan được trong H2O ở nhiệt độ thường là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 64: Tất cả các kim loại Mg, Al, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. KOH.
Câu 65: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Quỳ tím | Quỳ tím hóa xanh |
Y | Cu(OH)2 trong môi trường kiềm | Có màu tím |
Z | Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng | Kết tủa Ag trắng sáng |
T | Nước Br2 | Kết tủa trắng |
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Lysin, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. Anilin, lòng trắng trứng, glucozơ, lysin.
C. Lysin, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. D. Lysin, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
Câu 66: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,40 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 5,32 gam hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
A. 3,28 gam. B. 2,72 gam. C. 2,46 gam. D. 1,64 gam.
Câu 67: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai khí (có tỉ lệ mol 1:5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,26. B. 5,92. C. 4,68. D. 3,46.
Câu 68: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước dư, thu được dung dịch Y. Chia Y là ba phần bằng nhau:
- Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào phần một đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 100 ml.
- Cho từ từ 450 ml dung dịch HCl 1M vào phần hai, thu được 3a gam kết tủa.
- Cho từ từ 750 ml dung dịch HCl 1M vào phần ba, thu được a gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 36,90. B. 40,65. C. 44,40. D. 28,50.
Câu 69: Hợp chất X (chứa vòng benzen) và có tỉ khối lượng mC : mH : mO = 14 : 1 : 8. Đun nóng 2,76 gam X với 75 ml dung dịch KOH 1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được a gam chất rắn khan. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của a là
A. 6,60. B. 6,96. C. 6,24. D. 5,40.
Câu 70: Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 vào nước, thu được dung dịch X. Cho một lượng Cu dư vào X, thu được dung dịch Y có chứa b gam muối. Cho một lượng Fe dư vào Y, thu được dung dịch Z có chứa c gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 2b = a + c. Phần trăm khối lượng của Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu có giá trị gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 90,87%. B. 5,79%. C. 95,22%. D. 90,38%.
Câu 71: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là
A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH3
C. CH3COOCH=CH-CH3. D. HCOOCH=CH2
Câu 72: Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử.
(c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.
(d) Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.
(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(g) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 73: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y bằng dung dịch NaOH, thu được 9,02 gam hỗn hợp các muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần 7,056 lít O2 (đktc), thu được 4,32 gam gam H2O. Giá trị của m là
A. 6,36. B. 5,86. C. 6,45. D. 5,37.
Câu 74: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (Trong đó nguyên tố sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2M (dư) tới phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO và 141,6 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 36. B. 20. C. 32. D. 24.
Câu 75: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol Phenylalanin (Phe). Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. B. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
C. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. D. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
Câu 76: Cho hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag vào lượng dư các dung dịch sau: dung dịch HCl, dung dịch HNO3, dung dịch FeCl3, dung dịch AgNO3, dung dịch Fe2(SO4)3. Số trường hợp sau phản ứng thu được Ag nguyên chất có khối lượng đúng bằng khối lượng bạc trong hỗn hợp ban đầu là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 77: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
Hai muối X, Y tương ứng là:
A. BaCO3, Na2CO3 B. MgCO3, NaHCO3. C. CaCO3, NaHCO3. D. CaCO3, NaHSO4.
Câu 78: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, FeCO3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hoá khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 79: Điện phân 400 ml dung dịch hai muối KCl và CuCl2 với điện cực trơ và màng ngăn cho đến khi ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dịch sau điện phân cần 100 ml dung dịch HNO3 0,6M. Dung dịch sau trung hòa tác dụng với AgNO3 dư sinh ra 2,87 gam kết tủa trắng. Nồng độ mol của CuCl2 và KCl trong dung dịch trước điện phân lần lượt là:
A. 0,1M và 0,2M. B. 0,2M và 0,1M. C. 0,2M và 0,3M. D. 0,3M và 0,2M.
Câu 80: Cho 3 dung dịch riêng biệt X, Y, Z, mỗi dung dịch chứa một chất tan. Thực hiện các thí nghiệm, thu được kết quả như sau:
- X tác dụng với Y có kết tủa và khí thoát ra.
- X tác dụng với Z có khí thoát ra.
- Y tác dụng với Z có kết tủa.
Chất tan trong 3 dung dịch X, Y, Z lần lượt là các chất nào sau đây?
A. NaHSO4, Ba(HCO3)2, K2CO3. B. Ca(HCO3)2, Na2CO3, H2SO4.
C. H2SO4, Ba(HCO3)2, Na2SO4. D. NaHCO3, Ba(NO3)2, NaHSO4.