Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn trường THPT Phan Đăng Lưu, Huế - Lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn trường THPT Phan Đăng Lưu, Huế - Lần 1

Đề thi minh họa môn Văn THPT Quốc gia 2018

Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Download.vn tham khảo tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn trường THPT Phan Đăng Lưu, Huế - Lần 1 có đáp án kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn trường THPT Phan Đăng Lưu, Huế - Lần 1 (Có đáp án) là Đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Ngữ văn chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.

Đề thi thử môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2018

SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU

(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 - NĂM 2018
Bài thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút. (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, dông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời. (1)

Cách sống thụ động có nhiều biểu hiện. Như một trường hợp mà tôi từng hỗ trợ cũng là một kiểu. Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. Nếu tôi không hỏi cũng không biết em ấy đang gặp khó khăn để tìm cách giúp đỡ. (2)

Nguồn lực trong đời không thiếu. Người tốt ở đời rất nhiều. Không lên tiếng chẳng ai biết mà giúp. Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình, chủ động cứu giúp mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em”. (3)

(Trích Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, NXB Hội nhà văn 2017, tr120- 121)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định thao tác lập luận chính và thao tác kết hợp được sử dụng trong đoạn văn (1)

Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, cách sống thụ động có những biểu hiện nào?

Câu 3. (1.0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.

Câu 4. (1.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình.” Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn không quá 200 chữ, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016). Từ đó liên hệ với sự thức tỉnh của Chí Phèo trong cảnh buổi sáng tỉnh rượu (Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016) để nhận xét về cái nhìn nhân đạo của mỗi nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ.

------------------------Hết-----------------------

Hướng dẫn chấm điểm

PHẦNCÂUNỘI DUNGĐIỂM

I

ĐOC̣ HIỂU3.0

1

- Đoạn văn (1): Thao tác lập luận chính: Bình luận; thao tác kết hợp: So sánh0.5

2

Theo tác giả, cách sống thụ động có nhiều biểu hiện như: Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. ..

0.5

3

- Mượn các hình ảnh so sánh con bè trên dòng nước lớn, sóng gió xô, dông bão cuộc đời để diễn đạt một cách cụ thể, sinh động, biểu cảm về lối sống thụ động và tác hại của việc sống thụ động;

- Sống thụ động là phó mặc, chịu sự chi phối, đưa đẩy từ yếu tố bên ngoài, thiếu chủ động sáng tạo, vì thế sẽ khó đạt được bất cứ mục tiêu nào, không đủ bản lĩnh để vượt qua những thử thách, khó khăn.

1.0

4

- Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, và có lí giải thuyết phục. Sau đây là định hướng:

+ Sống thụ động sẽ không thể hiện được năng lực, thế mạnh, sở trường, khả năng sáng tạo của mình nên không xác lập được giá trị bản thân; sống thụ động mất dần tiếng nói riêng, trở thành vô nghĩa, không ai biết đến, không có đóng góp gì cho xã hội.

+ Học sinh có thể không đồng tình hoặc có ý kiến riêng nhưng nếu lí giải thuyết phục vẫn chấp nhận

1.0

II

LÀM VĂN

7.0

1

Viết một đoạn văn ngắn không quá 200 chữ, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc ̣song hành.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống ở thế chủ động có ý nghĩa với tuổi trẻ hôm nay

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luân theo nhiều cách nhưng cần hướng đến các ý sau:

- Giải thích:

+ Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

+ Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

- Bàn luận:

+ Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết; Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ; Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công

1.0

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Liên kết tải về

pdf Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn trường THPT Phan Đăng Lưu, Huế - Lần 1
doc Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn trường THPT Phan Đăng Lưu, Huế - Lần 1 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Thi THPT Quốc Gia

Văn

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK