Đề thi học kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo 2024 (Có ma trận)

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra học kì 2 GDCD lớp 8 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi cuối kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 gồm đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết và bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 8. Đề kiểm tra học kì 2 GDCD 8 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Vậy sau đây là trọn bộ nội dung chi tiết đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi.

Đề thi cuối kì 2 GDCD 8

PHÒNG GD&ĐT.........

TRƯỜNG THCS...........

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024

MÔN GDCD LỚP 8

Thời gian: .... phút

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
B. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.
C. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.
D. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

Câu 2. Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sao đây?

A. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.
B. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.
C. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.
D. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?

A. Thiết bị điện bị quá tải.
B. Bảo quản thực phẩm sai cách.
C. Nắng nóng kéo dài.
D. Rò rỉ khí ga.

Câu 4. Để phòng ngừa tai nạn bom, mìn, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Không cưa, đục, mở, tháo chốt bom, mìn.
B. Tự ý thực hiện hành vi rà, phá bom, mìn.
C. Đốt lửa trên vùng đất nghi ngờ có bom, mìn.
D. Lại gần khu vực có biển cảnh báo bom, mìn.

Câu 5. Để phòng ngừa tai nạn ngộ độc thực phẩm, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Sử dụng thực phẩm đã bị hư hỏng để tiết kiệm chi phí.
B. Sử dụng nhiều phẩm màu hóa học khi chế biến thức ăn.
C. Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín.
D. Dùng các chất phụ gia độc hại để bảo quản thực phẩm.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?

A. Cháy, chập điện do thiết bị điện bị quá tải.
B. Sử dụng chất bảo quản, phụ gia thực phẩm.
C. Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.
D. Sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ.

Câu 7. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại?

Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.

A. Anh C.
B. Ông B.
C. Ông B và anh C.
D. Không có nhân vật nào.

Câu 8. Loại tai nạn nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?

Thông tin. Vợ chồng anh D đã tiến hành sang chiết thô sơ ga từ bình 12kg sang các bình ga nhỏ để mang đi bán. Trong quá trình sang chiết, do thiếu máy móc đã khiến một lượng khí ga bị rò rỉ bao phủ can phòng. Thời điểm vợ chồng anh D phát hiện ra mùi ga nồng nặc cũng là lúc một tiếng nổ vang lên kèm theo lửa bùng cháy cuồn cuộn.

A. Cháy, nổ.
B. Ngộ độc thực phẩm.
C. Tai nạn vũ khí gây ra.
D. Tai nạn do bom mìn gây ra.

Câu 9. Anh T sinh ra và lớn lên tại thôn X, xã P – nơi đây từng là cứ địa quan trọng trong chiến tranh, nên còn sót lại nhiều loại bom, mìn, vật nổ nằm trong lòng đất. Một lần, khi đang đi làm rẫy, anh T phát hiện một vật thể lạ, nghi là một quả bom.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là anh T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lại gần, sờ vào vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom gì.
B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.
C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người.
D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết.

Câu 10. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.
B. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.
C. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.
D. Mọi công dân có trách nhiệm phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại.

Câu 11. Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu P. Bạn T thấy cậu P thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu P không liên quan đến mình.
B. Đồng ý với việc làm của cậu P, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.
C. Khuyên cậu P nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép.
D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.

Câu 12. Gần tết Nguyên đán, anh D được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh D, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Từ chối, đồng thời khuyên anh X không nên thực hiện ý định đó.
B. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.
C. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
D. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.

Câu 13. “Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Hợp đồng lao động.
B. Nội quy lao động.
C. Kỉ luật lao động.
D. Nội quy làm việc.

Câu 14. Người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Tuân theo nội quy lao động.
B. Thực hiện tất cả yêu cầu của người sử dụng lao động.
C. Thực hiện hợp đồng lao động.
D. Thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Câu 15. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền nào dưới đây?

A. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động.
B. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
C. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề.
D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.

Câu 16. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.
B. Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
D. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc

Câu 17. Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc.
B. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng.
C. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc.
D. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Câu 18. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa đủ 18 tuổi là

A. lao động thành niên.
B. lao động đã qua đào tạo.
C. lao động chưa thành niên.
D. lao động phổ thông.

Câu 19. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động năm 2019?

Tình huống. Chị X làm việc tại công ty của ông M. Trong quá trình làm việc, chị M luôn cố gắng, tuân thủ đúng nội quy công ty và sự quản lí, điều hành của cấp trên. Tuy nhiên, sau gần 2 năm làm việc tại công ty, chị X vẫn không được kí hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm như thoả thuận khi tuyển dụng trước đó. Khi chị thắc mắc, ông M đã có những lời lẽ không hay xúc phạm chị và đuổi việc, không cho chị X tiếp tục làm việc tại công ty.

A. Chị X
B. ông M.
C. Chị X và ông M.
D. Không có nhân vật nào.

Câu 20. Chủ thể nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh X được nghỉ phép hằng năm.
B. Bạn T chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
C. Bà Y thuê bạn C (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.
D. Chị V luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.

Câu 21. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
B. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người.
C. Chỉ người nghèo mới cần lao động, người giàu không cần lao động.
D. Lao động chỉ tạo ra những giá trị tinh thần cho đời sống con người.

Câu 22. Hành vi nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.
B. Bà T thuê bạn G (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.
C. Bạn M chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
D. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh P được nghỉ phép hằng năm.

Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Sáng chủ nhật, V có hẹn sẽ cùng đi đá bóng với H. Khi tới nhà bạn H, V thấy H đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, V mới biết H có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Khuyên H nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.
C. Đồng tình với bạn H vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.
D. Mắng nhiếc H gay gắt vì H lười biếng và không yêu thương mẹ.

Câu 24. Anh S làm việc tại công ty của ông K. Trong quá trình làm việc, anh S luôn cố gắng, tuân thủ đúng nội quy công ty và sự quản lí, điều hành của cấp trên. Tuy nhiên, sau gần 2 năm làm việc tại công ty, anh S vẫn không được kí hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm như thoả thuận khi tuyển dụng trước đó. Khi anh thắc mắc, ông K đã có những lời lẽ không hay xúc phạm anh và đuổi việc, không cho anh S tiếp tục làm việc tại công ty.

Câu hỏi: Nhân vật nào trong tình huống trên đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động năm 2019?

A. Anh S.
B. ông K.
C. Anh S và ông K.
D. Không có nhân vật nào.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Những việc làm dưới đây có thể gây ra hậu quả gì?

a) Mải nói chuyện với bạn, N quên không tắt bếp ga khi đã nấu xong.

b) Anh M là nhân viên bảo vệ của công ty. Buổi tối, anh rủ một số người cùng chơi bài tại phòng bảo vệ. Do bị thua, anh lấy súng ra để doạ mọi người.

c) Cửa hàng của chị D thường xuyên sang chiết ga lậu để bán nhằm thu lời.

d) Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà.

Câu 2 (2,0 điểm): Theo em, những hành vi nào dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quy định của pháp luật về lao động? Vì sao?

a) Đuổi việc nhân viên mà không thông báo trước.

b) Tự ý giảm tiền lương của người lao động.

Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 8

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-B

3-B

4-A

5-C

6-B

7-B

8-A

9-C

10-D

11-C

12-A

13-A

14-B

15-C

16-C

17-B

18-C

19-B

20-C

21-A

22-B

23-B

24-B

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Trường hợp a) Việc quên không tắt bếp ga khi đã nấu xong có thể gây cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản.

- Trường hợp b) Hành động của anh M gây đe doạ đến tính mạng của người khác.

- Trường hợp c) Việc làm này có thể gây ra các vụ cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, tính mạng người dân do việc sử dụng các bình ga sang chiết lậu, kém chất lượng.

- Trường hợp d) Nếu không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà thì các thiết bị điện này có thể bị chập điện gây ra cháy nhà, nổ bình ga,...

Câu 2 (2,0 điểm):

- Trường hợp a) Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, vì Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động phải báo trước cho nhân viên khi quyết định cho thôi việc. Hành vi tự ý đuổi việc người lao động mà không báo trước là không tôn trọng người lao động và sẽ khiến người lao động không có sự chuẩn bị trước, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống.

- Trường hợp b) Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lao động vì Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các thoả thuận trong hợp đồng lao động, trong đó có thoả thuận về tiền lương. Do đó, người sử dụng lao động không được phép tự ý giảm tiền lương của người lao động.

Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 8

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục pháp luật

Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

6 câu

2 câu

1 câu

(2đ)

2 câu

1 câu

(2đ)

2 câu

Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

6 câu

2 câu

2 câu

2 câu

Tổng câu

12

0

4

1

4

1

2

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Liên kết tải về

pdf Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
doc Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK