Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức gồm có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Lịch sử 11
PHÒNG GD&ĐT............ TRƯỜNG THPT .............. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: LỊCH SỬ 11 Năm học: 2023 - 2024 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Điền vào dấu “…” trong đoạn thông tin sau:
Vua Lê Thánh Tông đặt ra…..(1)…..để theo dõi, giám sát hoạt động của …..(2)…..
A. (1). Lục Khoa; (2). Lục Bộ.
B. (1). Lục Tự; (2). Lục Bộ
C. (1). Lục Bộ; (2). Lục Tự.
D. (1). Lục Tự; (2). Lục Khoa.
Câu 2. Cơ quan làm chức năng chuyển, tiếp nhận, lưu giữ công văn dưới thời vua Minh Mạng là:
A. Hàn lâm viện.
B. Cơ mật viện.
C. Nội các.
D. Đô sát viện.
Câu 3. Bộ máy hành chính nhà nước trước khi diễn ra cuộc cải cách Minh Mạng như thế nào?
A. Ở trung ương, tính phân quyền rất đậm nét.
B. Bộc lộ nhiều hạn chế.
C. Ở địa phương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện.
D. Chưa hoàn chỉnh.
Câu 4. Năm 1829, vua Minh Mạng cho lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng. Cơ quan này không có nhiệm vụ:
A. Tiếp nhận công văn từ triều đình đến các địa phương.
B.Giúp vua khởi thảo văn bản hành chính.
C. Coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản.
D. Giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình.
Câu 5. Sơ đồ tổ chức chính quyền địa phương dưới đây là kết quả của cuộc cải cách nào?
A. Cải cách của vua Minh Mạng.
B. Cải cách của Hồ Quý Ly
C. Cải cách của vua Lê Thánh Tông.
D. Cải cách của vua Quang Trung.
Câu 6. Một trong các biểu hiện của về giáo dục và đào tạo nhân tài nở rộ dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông là:
A. Nhà nước tổ chức được 21 khoa thi Hội.
B. Cải cách giáo dục theo hướng Nho học.
C. Có hơn 500 người đỗ tiến sĩ.
D. 300 người đỗ tiến sĩ ra làm quan.
Câu 7. Điểm khác nhau về mục đích giữa cải cách Minh Mạng với cải cách của Lê Thánh Tông là:
A. Tăng cường quyền lực của Nho giáo trong quản lí nhà nước.
B. Xây dựng một đất nước rộng lớn, cường thịnh, bền vững, lâu dài.
C. Tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay nhà vua.
D. Hạn chế quyền lực ở các địa phương.
Câu 8. Đối với vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng đã:
A. Đổi các bản, sách, động thành xã.
B. Ra lệnh xoá bỏ tập tục truyền thống.
C. Xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành.
D. Cho triển khai đo đạc lại ruộng đất.
Câu 9. Điểm đặc biệt trong cải cách của vua Minh Mạng ở địa phương là:
A. Cải tổ hệ thống Văn thư phòng.
B. Thành lập Nội các và Cơ mật viện.
C. Văn bản hành chính được quy định chặt chẽ.
D. Chia đất nước thành các tỉnh.
Câu 10. Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông là:
A. Luật Hồng Đức
B. Hình luật.
C. Hình thư.
D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 11. Vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc Thanh và Gia Định Thành, chia cả nước thành các tỉnh, phủ vào thời gian nào?
A. Năm 1831 – 1832.
B. Năm 1813 – 1823.
C. Năm 1824 – 1825.
D. Năm 1832 – 1833.
Câu 12. Chính sách của vua Lê Thánh Tông giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua là:
A. Chia cả nước thành 13 đạo thừa thiên
B. Bãi bỏ chức tể tướng, Đại hành khiển, các cơ quan do vua trực tiếp chỉ đạo.
C. Ban hành Luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình.
D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình.
Câu 13. Đoạn tư liệu dưới đây nói về nội dung gì?
“Bộ máy nhà nước và các quy chế của nó do Lê Thánh Tông xây dựng đã được duy trì trong nhiều thế kỉ và đã đánh dấu một thời thịnh trị trong lịch sử chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam”.
(Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất và một số vấn đề lịch sử Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội, 2009, tr.807)
A. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Đại Việt có những biến đổi sâu sắc.
B. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đưa nhà nước Lê sơ đạt đến giai đoạn đỉnh cao, đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó.
C. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đưa đến sự xác lập chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị.
D. Bộ máy nhà nước Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn.
Câu 14. Đoạn tư liệu dưới đây nói lên điều gì về kết quả của cuộc cải cách Minh Mạng?
“Duy ta nghĩ: các hạt Bắc Kì, năm trước, trộm cướp tràn lan, sau khi chia tỉnh, đặt quan ngày dần yên ổn”.
(Lời bàn của Minh Mạng, trích trong Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục Hà Nội, 2004, tr.467)
A. Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau.
B. Sự nỗ lực của triều Nguyễn trong quản lí đất nước.
C. Tình hình an ninh – xã hội ở các địa phương có những chuyển biến theo hướng tích cực.
D. Tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng.
Câu 15. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, quân thường trực bảo vệ kinh thành được gọi là:
A. Ngoại binh
B. Thân binh (hay ngoại binh).
C. Quân triều đình.
D. Cấm binh.
Câu 16. Dưới thời vua Minh Mạng, các cơ quan chuyên môn quan trọng trong triều đình tiếp tục được kiện toàn hoàn chỉnh về:
A. Cơ cấu và chức năng.
B. Nhiệm vụ và quyền lực.
C. Quyền lực và chế độ.
D. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.
Câu 17. Ý nghĩa quan trọng của cuộc cải cách Minh Mạng là:
A. Làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của đất nước.
B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính.
C. Bước đầu ổn định tình xã hội.
D. Củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
Câu 18. Chủ trương nào của Lê Thánh Tông được nhắc đến trong đoạn tư liệu dưới đây?
“Theo đó, suốt những năm trị vì đất nước, nhà vua cho triển khai nhiều chủ trương, biện pháp như chuyên môn hóa các cơ quan quản lý; đặt ra chức quan mới: Quan hà đê là chức quan chăm lo việc đắp đê, bảo vệ đê, giữ nước để tưới tiêu ruộng đồng và phòng, chống bão, lũ lụt”.
A. Trị thuỷ và làm thủy lợi.
B. Lập đồn điền.
C. Di dân và khẩn hoang.
D. Chấn hưng nông nghiệp.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông?
A. Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
B.Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao.
C. Tạo ra sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế và văn hóa.
D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
Câu 20. Điểm khác biệt cơ bản trong nội dung cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX so với cuộc cải cách Lê Thánh Tông thế kỉ XV là gì?
A. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ.
B. Việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.
C.Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
D. Địa phương hoạt động theo sự điều hành của triều đình.
Câu 21. Bộ máy hành chính cấp địa phương dưới thời vua Lê Thán Tông gồm các cấp nào?
A. Đạo – phủ - huyện – xã – thôn.
B. Đạo – phủ - huyện – hương – xã.
C. Đạo thừa tuyên – phủ - huyện – châu – xã.
D. Đạo – phủ - huyện – châu – xã.
Câu 22. Một trong những di sản to lớn của cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX còn giá trị đến ngày nay là:
A.độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
B.Cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh.
C.Chế độ “ hồi ty” mở rộng.
D. Phân chia quyền lực cấp dưới thành lục Bộ.
Câu 23. Ông được coi là vị vua “sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược”. Ông là ai?
A. Minh Mạng.
B. Quang Trung.
C. Lý Thường Kiệt.
D. Lê Thánh Tông.
Câu 24. Nội dung nào không đúng khi nói về chế độ quân điền trong cuộc cải cách của Lê Thánh Tông?
A. Là chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên.
B.Trẻ em mồ côi, đàn bà góa, người tàn tật,…được ban cấp ruộng đất.
C.Nguyên tắc ban cấp là ruộng xã nào ban cho dân xã đó.
D. Là chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến các tầng lớp nhân dân
II.PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Trình bày nội dung cải cách bộ máy hành chính của vua Lê Thánh Tông.
b. Em có nhận xét gì về chính sách cải cách bộ máy hành chính của vua Lê Thánh Tông?
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách Minh Mạng có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11
I.TRẮC NGHIỆM
Đang cập nhật
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Nội dung cải cách bộ máy hành chính của vua Lê Thánh Tông.
Nội dung cải cách về hành chính
- Ở trung ương:
+ Xoá bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc khi cần thiết. Vua nắm mọi quyền hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn.
+ Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ (sáu bộ) đồng thời, đặt ra lục Tự (sáu tự) để giúp việc cho lục Bộ, lục Khoa (sáu khoa) để theo dõi, giám sát hoạt động của lục Bộ.
- Ở địa phương:
+ Năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long);
+ Năm 1469, đổi tên một số đạo thừa tuyên như: Quốc Oai thành Sơn Tây, Bắc Giang thành Kinh Bắc, Nam Sách thành Hải Dương, Thiên Trường thành Sơn Nam;
+ Năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam.
+ Đứng đầu Thừa tuyên là Đô ty, Thừa ty và Hiến ty có quyền ngang nhau, cùng quản lí công việc chung. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã.
- Bộ máy quan lại:
+ Quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử.
+ Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt. Nhà nước tổ chức nhiều khoa thi để chọn nhân tài và đặt lệ định kì kiểm tra năng lực quan lại.
b.
Cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông tương đối toàn diện, mang lại sự hưng thịnh cho đất nước lúc bấy giờ, tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế đất nước phát triển, dân trí được nâng cao, năng lực quốc phòng được tăng cường, chế độ quân chủ Trung ương tập quyền được củng cố.
Câu 2 (1,0 điểm). Bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách Minh Mạng có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
- Thứ nhất, thực hiện nguyên tắc “Trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
- Thứ hai, thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”
- Thứ ba, kết hợp “Đức trị” và “Pháp trị” trong quản lý nhà nước
- Thứ tư, quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật
- Thứ năm, tuyển chọn quan lại công khai, minh bạch
- Thứ sáu, bài học về kiểm tra, giám sát quan lại
- Thứ bảy, mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ”
- Thứ tám, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Ma trận giữa học kì 2 môn Lịch sử 11
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) | 4 | 1 ý | 4 | 1 ý | 4 | 12 | 1 | 6 | |||
Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) | 4 | 4 | 4 | 1 | 12 | 1 | 4 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 ý | 8 | 1 ý | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) | 24 | 2 | ||||
Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) | Nhận biết | - Trình bày được nội dung cải cách hành chính của Lê Thánh Tông ở trung ương. - Nêu được tên bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông. - Nêu được tên gọi của quân thường trực bảo vệ kinh thành dưới thời vua Lê Thánh Tông. - Trình bày được các cấp của bộ máy hành chính cấp địa phương dưới thời vua Lê Thán Tông. - Trình bày được nội dung cải cách bộ máy hành chính của vua Lê Thánh Tông. | 4 | 1 ý | C1, C10, C15, C21 | C1a |
Thông hiểu | - Trình bày được một trong các biểu hiện của về giáo dục và đào tạo nhân tài dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông. - Trình bày được chính sách của vua Lê Thánh Tông giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua. - Tìm được ý không phải là ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. - Tìm được ý không đúng khi nói về chế độ quân điền trong cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. - Nêu được nhận xét về chính sách cải cách bộ máy hành chính của vua Lê Thánh Tông. | 4 | 1 ý | C6, C12, C19, C24 | C1b | |
Vận dụng | - Nhận diện được sơ đồ tổ chức chính quyền địa phương từ cuộc cải cải cách của vua Lê Thánh Tông. - Nêu được nội dung đoạn tư liệu về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông. - Trình bày được chủ trương của Lê Thánh Tông được nhắc đến trong đoạn tư liệu. - Xác định được tên vị vua qua đoạn tư liệu. | 4 | C5, C13, C18, C23 | |||
Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) | Nhận biết | - Nhận biết được cơ quan làm chức năng chuyển, tiếp nhận, lưu giữ công văn dưới thời vua Minh Mạng là Nội các. - Nêu được tình hình bộ máy hành chính nhà nước trước khi diễn ra cuộc cải cách Minh Mạng. - Trình bày được khoảng thời gian vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc Thanh và Gia Định Thành, chia cả nước thành các tỉnh, phủ. - Trình bày được nghĩa quan trọng của cuộc cải cách Minh Mạng. | 4 | C2, C3, C11, C17 | ||
Thông hiểu | - Tìm được ý không phải là nhiệm vụ của Nội các. - Trình bày được chính sách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số. - Trình bày được điểm đặc biệt trong cải cách của vua Minh Mạng ở địa phương. - Trình bày được các biểu biểu hiện kiện toàn hoản chỉnh của các cơ quan chuyên môn dưới thời vua Minh Mạng. | 4 | C4, C8, C9, C16 | |||
Vận dụng | - Trình bày được điểm khác nhau về mục đích giữa cải cách Minh Mạng với cải cách của Lê Thánh Tông. - Nêu được kết quả của cuộc cải cách Minh Mạng qua đoạn tư liệu. - Trình bày được điểm khác biệt cơ bản trong nội dung cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX so với cuộc cải cách Lê Thánh Tông thế kỉ XV. - Trình bày được một trong những di sản to lớn của cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX còn giá trị đến ngày nay. | 4 | C7, C14, C20, C22 | |||
Vận dụng cao | Nêu được một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách Minh Mạng có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. | 1 | C2 |