Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download. vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận gồm có đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Địa lí giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 11 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi.
Đề thi giữa kì 1 môn Địa lý 11 Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 11
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Tổng thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) dùng để so sánh:
A. Mức sống của cư dân ở các nước khác nhau.
B. Mức thu nhập của cư dân ở các thành phố khác nhau trong một nước.
C. Mức thu nhập trung bình của cư dân ở các nước khác nhau.
D. Mức sống của cư dân ở các nước khác nhau trong cùng một khu vực.
Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thương mại thế giới phát triển.
B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
C. Liên kết tam giác phát triển.
D. Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu.
Câu 3. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có nhiệm vụ:
A. Giữ vững luật quốc tế, giải quyết những vấn đề toàn cầu.
B. Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán.
C. Thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực.
D. Tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương, giải quyết các tranh chấp thương mại.
Câu 4. Nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế là:
A. An ninh năng lượng.
B. An ninh mạng.
C. An ninh lương thực.
D. An ninh nguồn nước.
Câu 5. Năm 2021, thế giới sử dụng nguồn năng lượng nào nhiều nhất?
A. Than.
B. Dầu mỏ.
C. Thủy điện.
D. Khí tự nhiên.
Câu 6. Đối với các nước phát triển, khu vực nào có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế?
A. Nông nghiệp.
B. Lâm nghiệp.
C. Dịch vụ.
D. Thủy sản.
Câu 7. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế là:
A. Mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các nước, đồng thời đặt ra nhiều thách thức mà các nước phải vượt qua.
B. Đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế của các nước như xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuyển đổi kinh tế phù hợp,…
C. Các vấn đề xã hội và môi trường trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.
D. Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 8. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về Liên hợp quốc
A. Là một tổ chức quốc tế được thành lập được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 1945.
B. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại thành phố Niu Oóc, Hoa Kỳ.
C. Năm 2020, Liên hợp quốc có 193 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1980.
D. Liên hợp quốc là tổ chức chính phủ lớn nhất trên thế giới.
Câu 9. Đâu không phải là giải pháp được sử dụng để đảm bảo an ninh nguồn nước?
A. Các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động nhằm giải quyết những thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.
B. Các quốc gia khan hiếm nước và các quốc gia trong cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.
C. Các quốc gia thành lập và tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách về an ninh nguồn nước.
D. Mỗi quốc gia chủ động bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nước và đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lí nước, tái xử lí nước,…
Câu 10. Nhóm đất phân bố chủ yếu ở các đồng bằng rộng lớn khu vực Mỹ La-tinh là:
A. Đất phù sa.
B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
C. Đất đen thảo nguyên ôn đới.
D. Đất nâu.
Câu 11. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự khác biệt về xã hội của các nhóm nước?
1. Tỉ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao, nhiều nước có cơ cấu dân số già.
2. Quá trình đô thị hóa diễn ra muộn, trình độ đô thị hóa cao, dân số thành thị chiếm tỉ trọng cao trong tổng số dân.
3. Tỉ lệ đã qua đào tạo lao động còn thấp so với các nước phát triển nhưng xu hướng tăng lên nhanh chóng.
4. Chất lượng cuộc sống chưa cao, phải đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường,…
Câu 12. Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) được gọi chung là:
A. Liên kết tam giác phát triển.
B. Liên kết khu vực.
C. Liên kết liên khu vực.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 13. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 11/1989.
B. Tháng 1/1995.
C. Tháng 7/1994.
D. Tháng 10/1945.
Câu 14. Cần thiết phải bảo vệ nền hòa bình thế giới vì:
A. Bảo đảm tình trạng bình yên, ổn định cho phát triển, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
B. Giúp tăng trưởng kinh tế, tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung cho các quốc gia.
D. Duy trì mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, người dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15. Mỹ La-tinh có tài nguyên rừng phong phú, chiếm bao nhiêu % diện tích rừng trên thế giới?
1. 23,5%.
2. 30%.
3. 7%.
4. 21,2%.
Câu 16. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (…)
…………. là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện sức khỏe, giáo dục và thu nhập.
A. Thu nhập bình dân.
B. Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người.
C. Chỉ số phát triển con người.
D. Cơ cấu ngành kinh tế.
Câu 17. Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới là:
A. Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do thương mại, đầu tư dịch vụ giữa các quốc gia và giữa các khu vực với nhau.
B. Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được đảm bảo trong các tổ chức khu vực.
C. Phát huy năng lực quốc gia trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức khu vực.
D. Là nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
Câu 18. Hình ảnh dưới đây nói đến tổ chức quốc tế nào?
A. Liên hợp quốc
B. Quỹ tiền tệ quốc tế.
C. Tổ chức thương mại thế giới.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Câu 19. Bảo vệ hòa bình là:
A. Bảo đảm tình trạng bình yên, ổn định cho phát triển, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
B. Duy trì mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, người dân.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 20. Đâu là quốc gia ở Mỹ La-tinh có chỉ số HDI cao?
A. Ha-i-ti.
B. Hôn-đu-rát.
C. Ác-hen-ti-na.
D. Goa-tê-ma-la.
Câu 21. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không có tác động nào sau đây?
A. Làm xuất hiện nhiều ngành mới.
B. Đẩy mạnh nền kinh tế thị trường.
C. Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.
D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 22. Tính đến năm 2020, có khoảng bao nhiêu công ty đa quốc gia trên toàn cầu?
A. 80 000 công ty.
B. 50 000 công ty.
C. 110 000 công ty.
D. 30 0000 công ty.
Câu 23. Ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia Mỹ La-tinh là:
A. Dịch vụ.
B. Giao thông vận tải.
C. Công nghiệp.
D. Nông nghiệp.
Câu 24. Tính đến năm 2020, quốc gia nào có số dân đông nhất khu vực Mỹ La-tinh?
A. Bra-xin.
B. Mê-hi-cô.
C. Đô-mi-ni-ca-na.
D. Xen-kít và Nê-vít.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Em hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.
Kể tên một số kết quả Việt Nam đã đạt được từ khi gia nhập ASEAN mà em biết.
Câu 2 (1,0 điểm).
Dựa vào bảng Cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La-tinh năm 2010 và năm 2020 dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La-tinh năm 2010 và năm 2020. Nhận xét về sự thay đổi về GDP của khu vực Mỹ La-tinh.
Bảng: Cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La-tinh năm 2010 và năm 2020
(Đơn vị: %)
Năm/GDP | Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản | Công nghiệp, xây dựng | Dịch vụ | Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm |
2010 | 4,7 | 29,1 | 55,7 | 10,5 |
2020 | 6,5 | 28,3 | 60,3 | 4,9 |
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | C | D | A | A | C | D | C |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
C | A | B | B | A | D | A | C |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
C | B | C | C | D | A | C | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | a. Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế: - Thương mại thế giới phát triển: + Tốc độ tăng trưởng của thương mại nhanh, luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế giới. + Hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn. Hợp tác thương mại song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến. + Hàng hóa, dịch vụ lưu thông giữa các quốc gia nhanh chóng, thuận lợi. + Các tổ chức kinh tế, diễn đàn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các hiệp định chung về thương mại giữa các nước thành viên. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: + Hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập, tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ. + Các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau, tạo nên mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu. - Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia: + Có khoảng 80 000 công ty đa quốc gia, 500 000 chi nhánh trên toàn cầu. + Các công ty đa quốc gia có tác động đến việc hình thành, vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu. - Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu + Các tiêu chuẩn phổ biến: quản lí chất lượng, quản lí môi trường,. . . + Các nước phát triển có hệ thống tiêu chuẩn cao hơn các nước đang phát triển. b. HS kể tên một số kết quả Việt Nam đã đạt được từ khi gia nhập ASEAN mà em biết. | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | - Vẽ biểu đồ: HS chọn được đúng dạng biểu đồ, ghi chú thích đầy đủ. - Nhận xét: + Cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La-tinh có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. + Cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La-tinh có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ. + Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tuy nhiên, không đáng kể. | 0,75 điểm 0,25 điểm |
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Địa lí 11
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước | 3 | 1 | 1 | 5 | 0 | 1,25 | |||||
Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế | 3 | 1 | 1 ý | 1 | 1 ý | 5 | 1 | 4,25 | |||
Một số tổ chức khu vực và quốc tế | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 1,0 | |||||
Một số vấn đề an ninh toàn cầu | 3 | 1 | 1 | 5 | 0 | 1,25 | |||||
Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ La-tinh | 5 | 1 | 5 | 1 | 2,25 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 0 | 1,0 | 2,5 | 1,0 | 1,0 | 0 | 0,5 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,5 điểm 35% | 2,0 điểm 20% | 5 điểm 5% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI | 1 | 19 | |||||
1. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước | Nhận biết | - Nêu được khái niệm tổng thu nhập bình quân đầu người (GNI/người). - Nêu được khu vực có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế đối với các nước phát triển. - Nêu được khái niệm chỉ số phát triển con người. | 3 | C1, C6, C16 | |||
Thông hiểu | - Xác định được thông tin không đúng khi nói về sự khác biệt về xã hội của các nhóm nước. | 1 | C11 | ||||
Vận dụng | - Xác định được mức thu nhập (USD/người) đối với nhóm nước thu nhập trung bình cao. | 1 | C21 | ||||
2. Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế | Nhận biết | - Nêu được hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế. - Xác định được kiểu liên kết khu vực. - Nêu được ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới. | 3 | C7, C12, C17 | |||
Thông hiểu | - Xác định được thông tin không đúng khi nói về biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế. - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế. | 1 | 1 | C1a | C2 | ||
Vận dụng | - Xác định được số công ty đa quốc gia trên toàn cầu tính đến năm 2020. | 1 | C22 | ||||
Vận dụng cao | Kể được tên một số kết quả Việt Nam đã đạt được từ khi gia nhập ASEAN mà em biết. | 1 | C1b | ||||
3. Một số tổ chức khu vực và quốc tế | Nhận biết | - Xác định được nhiệm vụ của tổ chức thương mại thế giới (WTO). - Nêu được thời gian thành lập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. | 2 | C3, C13 | |||
Thông hiểu | - Xác định được thông tin không đúng khi nói về Liên hợp quốc. | 1 | C8 | ||||
Vận dụng | - Xác định được hình ảnh nói về tổ chức quốc tế nào. | 1 | C18 | ||||
4. Một số vấn đề an ninh toàn cầu | Nhận biết | - Xác định được nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế. - Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ nền hòa bình thế giới. - Nêu được khái niệm bảo vệ hòa bình là. | 3 | C4, C14, C19 | |||
Thông hiểu | - Xác định được thông tin không phải là giải pháp được sử dụng để đảm bảo an ninh nguồn nước. | 1 | C9 | ||||
Vận dụng | - Nêu được tên nguồn năng lượng thế giới sử dụng nhiều nhấ năm 2021. | 1 | C5 | ||||
PHẦN HAI: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA | 1 | 5 | |||||
5. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ La-tinh | Nhận biết | - Xác định được nhóm đất phân bố chủ yếu ở các đồng bằng rộng lớn khu vực Mỹ La-tinh. - Nêu được % diện tích rừng của Mỹ La-tinh so với thế giới. - Nêu được tên quốc gia có số dân đông nhất khu vực Mỹ La-tinh tính đến năm 2020. - Nêu được tên quốc gia ở Mỹ La-tinh có chỉ số HDI cao. - Nêu được tên ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia Mỹ La-tinh. | 5 | C10, C15, C24, C20, C23 | |||
Vận dụng | Vẽ được biểu đồ cơ cấu GDP của khu vực Mỹ La-tinh năm 2010 và năm 2020. Nhận xét về sự thay đổi về GDP của khu vực Mỹ La-tinh. | 1 | C1b |