Bộ đề ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 năm 2024 bao gồm các phiếu bài tập hè môn Toán, Tiếng Việt, giúp các em nắm chắc kiến thức trong dịp nghỉ hè 2024 dài ngày này, để tự tin hơn khi bước vào năm học 2024 - 2025.
Với bộ phiếu ôn tập hè 2024 môn Toán, Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4, các em sẽ ôn tập thật tốt dạng bai tập luyện đọc, trả lời câu hỏi đọc hiểu, viết tập làm văn cùng những dạng bài toán có lời văn... Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Phiếu bài tập hè 2024 lớp 3 lên lớp 4. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 năm 2024
Đề ôn tập hè môn Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
Đề số 1
A. Phần luyện đọc
1. ĐỌC THÀNH TIẾNG
GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 3.
II. ĐỌC HIỂU: Thời gian 25 phút (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
TRĂNG LÊN
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã sáng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.
Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thủy tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.
THẠCH LAM
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ trước ý trả lời đúng và làm các bài tập sau:
Câu 1: Bài văn tả cảnh trăng bắt đầu lên vào thời điểm nào trong ngày?
a. Thời điểm ngày chưa tắt hẳn.
b. Giữa đêm khuya.
c. Trời bắt đầu sáng.
Câu 2: Bài văn tả cảnh trăng lên ở đâu?
a. Ở trên đồng ruộng.
b. Ở sau ngôi chùa cổ.
c. Ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.
Câu 3: Lúc đang lên, mặt trăng như thế nào?
a. Tròn, to và đỏ.
b. Sáng vằng vặc.
c. Nhỏ và sáng rực.
Câu 4: Câu văn nào tả trăng khi sáng hẳn?
a. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn.
b. Ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.
c. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.
Câu 5: Trong câu văn: “Ánh trăng vằng vặc chảy khắp trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.” Có những từ chỉ đặc điểm nào?
a. Vằng vặc, chảy
b. Ánh trăng, trắng xóa
c. Vằng vặc, trắng xóa
Câu 6: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh? Đó là các hình ảnh nào?
a. Một hình ảnh.
b. Hai hình ảnh.
c. Ba hình ảnh.
Đó là :...................................................................................................
Câu 7: Câu “Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên.” được viết theo mẫu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào ?
Câu 8: Hãy đặt một câu theo mẫu: Ai là gì?
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
B. Phần Luyện viết
I. Chính tả: GV đọc cho HS viết bài:
TRĂNG LÊN
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
II. Tập làm văn:
Hãy viết đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em yêu quý.
Đề số 2
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập thành tiếng
2. Bài tập đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây đường phố
Cây đường phố Hà Nội như tấm lịch có thể đo thời gian hàng tháng bằng hương sắc của từng loài.
Tháng Giêng là quất đào đỏ rực vàng trên khắp các công viên. Tháng Hai, cụm cây gạo cổng đền Ngọc Sơn ven hồ Hoàn Kiếm như những chấm son điểm tận trời xanh, gọi từng đàn sáo lại quây quần. Tháng Ba, hoa sấu rải trắng mặt hè như những nong gạo nếp gợi niềm no đủ. Tháng Tư, thấp thoáng muồng đào như mặt trời hồng và e ấp hương ngọc lan nhẹ buông trong gió từ các khoảnh vườn biệt thự. Tháng Năm, chói gắt màu phượng đỏ hầu khắp các sân trường, xôn xao giục giã một mùa thi. Tháng Sáu, tháng Bảy, hoa bằng lăng đẹp không chỉ ở bóng mát, ở màu hoa mà còn đẹp cả lúc lá non vừa nảy, đỏ tím như đàn bướm đậu trên cành...
(Nguyễn Hà)
(1) Bài văn nói đến nét đặc trưng nào của Hà Nội?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Đặc sản của Hà Nội
B. Cây trên đường phố Hà Nội
C. Nét thanh lịch của người Hà Nội.
(2) Bài văn nhắc đến các loài cây đặc trưng của những tháng nào?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Từ tháng Giêng đến tháng Mười Hai
B. Từ tháng Giêng đến tháng Sáu.
C. Từ tháng Giêng đến tháng Bảy
(3) Loài cây nào là đặc trưng của tháng Ba?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Cây sấu
B. Cây phượng
C. Cây bằng lăng
(4) Cây bằng lăng của tháng Sáu, Bảy có gì đẹp?
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
(5) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài văn?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Cây trên đường phố Hà Nội rất đẹp
B. Cây trên đường phố Hà Nội có rất nhiều hương sắc
C. Cây trên đường phố Hà Nội như tấm lịch có thể đo thời gian bằng hương sắc của từng loài.
(6) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của cây cối trên đường phố Hà Nội?
Hãy viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em.
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
(7) Em thích vẻ đẹp của loài cây nào nhất trong các loài cây được nói đến trong bài văn? Vì sao?
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
(8) Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Ba hình ảnh
B. Bốn hình ảnh
C. Năm hình ảnh
Ghi lại một câu văn có hình ảnh so sánh mà em thích nhất.
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
(9) Tìm và ghi lại các từ chỉ hoạt động trong câu “Cây gạo gọi từng đàn sáo đến quây quần.”
.................................................................................................................................................
(10) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Tháng Giêng, quất đào đỏ rực vàng trên khắp các công viên.”
.................................................................................................................................................
B. Phần Luyện viết
1. Chính tả nghe – viết )
Đêm trăng đẹp
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ nhô lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên những quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre.
2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một cảnh đẹp ở nước ta mà em biết.
Đề số 3
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập đọc thành tiếng
2. Bài tập đọc hiểu: Đọc thầm truyện sau:
KIẾN MẸ VÀ CÁC CON
Gia đình nhà Kiến rất đông. Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con. Kiến Mẹ phải vỗ về và thơm yêu từng đứa con:
- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Và thế là suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn hết đàn con.
Vì thương Kiến Mẹ quá vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì:
- Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
Cứ thế, lần lượt các kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt mà vẫn âu yếm được cả đàn con.
(Chuyện của mùa Hạ)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1: Kiến Mẹ có số con là:
A. Chín mươi bảy
B. Chín trăm bảy mươi
C. Chín nghìn bảy trăm
Câu 2: Buổi tối trong phòng ngủ Kiến Mẹ thường phải làm:
A. Rửa mặt cho các con
B. Vỗ về và thơm yêu các con
C. Đắp chăn cho các con
Câu 3: Kiến mẹ cả đêm không chợp mắt vì:
A. Vì Kiến mẹ muốn ngắm các con ngủ ngon.
B. Vì Kiến mẹ muốn hôn hết lượt từng đứa con.
C. Vì Kiến Mẹ muốn canh giấc cho đàn con ngủ.
Câu 4: Vì thương Kiến Mẹ, Bác Cú mèo đã nghĩ ra cách là:
A. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên, các con hôn truyền nhau.
B. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở cuối nói: “Mẹ yêu tất cả các con!”
C. Kiến Mẹ thơm hai chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên và hàng cuối.
Câu 5: Câu “Lũ kiến con nằm trên những chiếc đệm xinh xinh.” thuộc kiểu câu:
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 6: Trong câu: “Vì thương Kiến Mẹ quá vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách.” bộ phận trả lời câu hỏi “Vì sao?” là:
A. Vì thương Kiến Mẹ quá vất vả
B. Bác Cú Mèo
C. Đã nghĩ ra một cách
Câu 7: Trong câu: “Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn hết đàn con.” bộ phận trả lời câu “thế nào?” là:
A. Kiến Mẹ
B. Không hề chợp mắt
C. Không hề chợp mắt để hôn hết đàn con
Câu 8: Hãy viết 1 câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh để nói về tình cảm của bố (mẹ) đối với em.
B. Phần Luyện viết
1. Chính tả GV đọc cho HS viết bài
KIẾN MẸ VÀ CÁC CON
…Vì thương Kiến Mẹ quá vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì:
- Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
II. Tập làm văn (5 điểm - 30 phút)
Hãy viết đoạn văn (từ 7-10 câu) kể về tình cảm của một người trong gia đình đối với em.
Đề số 4
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập đọc hiểu
LỜI CHÀO
Một người cha cùng đứa con nhỏ đi trên đường mòn trong rừng. Bốn bề im ắng. Chỉ nghe đâu đó từ xa vọng lại tiếng chim gõ kiến và tiếng suối rì rào giữa rừng lá. Bỗng đứa con nhìn thấy một bà cụ đang chống gậy đi tới.
- Cha ơi! Bà cụ đi đâu đấy? - Đứa con hỏi.
- Đi thăm, đi đón, hoặc đi tiễn một người nào đó. - Người cha trả lời. Người cha dặn thêm:
- Khi gặp bà cụ chúng ta sẽ nói với cụ: “Chào cụ ạ”.
- Vì sao phải nói với cụ như thế hở cha? - Đứa bé ngạc nhiên hỏi lại - Chúng ta có quen gì bà cụ đâu ?
- Khi gặp bà cụ, chúng ta sẽ nói: “Chào cụ ạ” và con sẽ hiểu nói vậy để làm gì. Bà cụ hiện ra trước mặt.
- Chào cụ ạ - Đứa con nói.
- Chào cụ ạ - Người cha nói.
- Chào ông, chào cháu. Bà cụ nói và mỉm cười.
Đứa con nhìn với vẻ mặt sửng sốt. Mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Mặt trời rực rỡ. Trên cành cây cao, gió lướt nhẹ nhàng. Những chiếc lá rung rinh đùa giỡn. Chú bé cảm thấy vui sướng trong lòng.
- Vì sao lại như thế nhỉ? - Đứa con hỏi.
- Vì chúng ta đã chào bà cụ và bà cụ đã mỉm cười.
(V.A.Xu - khôm - lin -xki)
*Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập:
1. Khi gặp bà cụ, người cha yêu cầu con điều gì?
A. Giúp đỡ bà cụ qua suối.
B. Trò chuyện với bà cụ.
C. Chào bà cụ
2. Tại sao em bé lại ngạc nhiên khi nghe yêu cầu của cha?
A. Vì hai cha con không quen bà cụ.
B. Vì cha đã yêu cầu em làm một việc mà em vẫn thường xuyên làm.
C. Vì em chưa hiểu yêu cầu của cha.
3. Khi chào bà cụ và được bà cụ chào lại, cậu bé thấy thế nào?
A. Ngạc nhiên khi thấy mọi vật xung quanh thay đổi.
B. Sung sướng trong lòng.
C. Cả hai ý trên.
4. Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện, em hiểu ra được điều gì từ câu trả lời của người cha (“Vì chúng ta đã chào bà cụ và bà cụ đã mỉm cười”)?
Viết câu trả lời của em:
…………………………………………………………………………………………..........
………………………………………………………………………….............................
5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
A. Lời chào có tác dụng kì lạ.
B. Gặp ai cũng phải chào.
C. Phải biết tôn trọng người lớn
6. Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện trên.
Viết câu trả lời của em:
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
7. Từ nào dưới đây là từ chỉ trạng thái?
A. đùa giỡn
B. rực rỡ
C. vui sướng
8. Câu: “Gió lướt nhẹ nhàng.” thuộc mẫu câu nào dưới đây?
A. Ai - làm gì?
B. Ai - thế nào?
C. Ai - là gì?
9. Sử dụng biện pháp so sánh viết tiếp vào chỗ chấm để câu văn sinh động hơn.
Dòng sông uốn lượn ………………………………..................................…………………….
B. Phần Luyện viết
1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh viết bài trong thời gian khoảng 15 phút
Quê hương
Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy…
2. Tập làm văn:
* Đề bài: Em hãy viết về buổi biểu diễn nghệ thuật
....
Đề ôn tập hè môn Toán lớp 3 lên lớp 4
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
423 x 2
243 x 3
231 x 4
933 : 3
676 : 8
4268 + 3917 3845 + 2625
7331 – 759 135 x 9
2457 : 3 1414 x 5
1736 – 456 1204 : 4
Bài 2: Tìm x biết
a) 15 : x = 24 : 8
b) 42 : x = 36 : 6
c) 84 : x = 18 : 9
Bài 3: Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ nhất có số dầu bằng số dầu thùng thứ hai. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
Bài 4: Có 234 kg gạo chia đều vào 9 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg gạo?
Bài 5: Chị An năm nay 16 tuổi, tuổi của bố chị An gấp 3 lần tuổi của chị An. Hỏi hai bố con chị An năm nay bao nhiêu tuổi ?
Bài 6: Tính:
236 + 372 + 453 - 253 - 172 - 36
612 - 342 : 9 + (102 – 68)
Bài 7: Lan có 56 que tính, Lan chia cho Hồng số que tính đó, chia cho Huệ số que tính còn lại. Hỏi sau khi chia cho 2 bạn Lan còn lại bao nhiêu que tính?
Bài 8: Một đám ruộng hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chiều dài và chiều rộng đám ruộng đó biết chu vi đám ruộng đó là 48 m.
Bài 9: Dũng có 12 viên phấn, Toàn có số viên phấn gấp 3 lần số viên phấn của Dũng. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu viên phấn?
Bài 10: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 36kg đường, ngày thứ hai bán được số đường giảm đi 3 lần so với ngày thứ nhất. Hỏi ngày thứ hai bán ít hơn ngày thứ nhất bao nhiêu ki-lô-gam đường?
Bài 11: Có ba thùng dầu, thùng thứ nhát chứa 16lít, thùng thứ hai chứa gấp 3 lần thùng thứ nhất, thùng thứ ba chứa kém thùng thứ hai 2 lần. Hỏi thùng thứ ba chứa bao nhiêu lít dầu?
Bài 12: Có hai bao gạo, bao thứ nhất đựng 72kg gạo và đựng gấp ba lần bao thứ hai. Hỏi bao thứ nhất đựng nhiều hơn bao thứ hai bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Bài 13: Hồng có 28 quyển sách, số sách của Hồng so với số sách của Lan thì kém 3 lần. Hỏi Lan phải chuyển cho Hồng bao nhiêu quyển sách để số sách của Lan còn gấp 2 lần số sách của Hồng?
Bài 14: Có hai tổ công nhân, tổ một có 15 công nhân, tổ hai nếu có thêm 6 công nhân thì sẽ gấp đôi tổ một. Hỏi hai tổ có bao nhiêu công nhân?
Bài 15: Có hai hộp bi, hộp thứ nhất nếu bớt ra 4 viên bi thì sẽ có số bi kém hộp thứ hai 2 lần. Hỏi hộp thứ nhất ít hơn hộp thứ hai bao nhiêu viên bi? Biết hộp thứ hai có 28 viên bi?
Bài 16: Có hai thùng dầu, thùng thứ nhất chứa 48 lít dầu, thùng thứ hai nếu có thêm 4 lít dầu thì số dầu ở thùng thứ hai so với thùng thứ nhất sẽ kém 2 lần. Hỏi phải cuyển từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai bao nhiêu lít dầu để hai thùng có số lít dầu bằng nhau?
Bài 17: An đi thăm một nông trại có nuôi gà và heo, An đếm được 216 chân gà và thấy só gà gấp 3 lần số heo. Hỏi nông trại có bao nhiêu con heo?
Bài 18: Có hai bao gạo, bao thứ nhất nặng 64kg. Biết rằng nếu bao thứ nhất có thêm 8kg gạo thì số gạo của bao thứ nhất so với bao thứ hai sẽ gấp 3 lần. Hỏi bao thứ nhất nhiều hơn bao thứ hai bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Bài 19: Dũng có một hộp 20 viên bi gồm 3 loại bi: bi xanh, bi đỏ và bi vàng. Biết số bi xanh gấp 6 lần số bi đỏ và gấp 2 lần số bi vàng. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu viên bi?
Bài 20: Ba và Đức có tất cả 48 viên bi, biết số bi của Đức gấp 3 lần số bi của Ba. Hỏi Đức có nhiều hơn Ba bao nhiêu viên bi?
Bài 21: Có hai bao đường, nếu lấy ở bao thứ nhất bớt 3kg thì bao thứ nhất còn nhiều hơn bao thứ hai 24kg và còn nhiều gấp 3 lần bao thứ hai. Hỏi hai bao đường có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 22: Có hai tấm vải, một tấm màu xanh, một tấm màu đỏ, tấm vải xanh dài gấp 3 lần tấm vải đỏ. Cửa hàng đã bán hét 25m vải xanh và 7m vải đỏ thì số mét vải còn lại của hai tấm vải bằng nhau. Hỏi lúc chưa bán mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét?
Bài 23: Thùng thứ nhất có 8lít dầu, thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 32lít dầu. Hỏi thùng thứ hai có số lít dầu gấp mấy lần số lít dầu của thùng thứ nhất?
...............................
Mời các bạn tải về đề xem chi tiết nội dung đề ôn tập môn Toán và Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4.