TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA HÒAHọ tên: ................................. | BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1 LỚP 3 |
ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT
A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: ( …./5 điểm)
II. Đọc hiểu: (…./5 điểm) (20 phút) - Đọc thầm bài đọc sau:
Đường bờ ruộng sau đêm mưa
Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng.
Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.
Bạn Hương cầm lấy tay cụ:
- Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã.
Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:
- Cụ để cháu dắt em bé.
Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:
- Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.
Các em vội đáp:
- Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào?
A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.
B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.
C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.
Câu 2 (0,5 điểm): Hương và các bạn đã làm gì?
A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.
B. Nhường đường cho hai bà cháu.
C. Không nhường đường cho hai bà cháu.
Câu 3 (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
A. Phải chăm học, chăm làm.
B. Đi đến nơi, về đến chốn.
C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
Câu 4 (1 điểm):
a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một em nhỏ."
b) Từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ." là:
A. đổ. B. mỡ. C. trơn.
Câu 5 (1 điểm): Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu:
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 6 (1 điểm): Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh.
……………………………………………………………………………
B - KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm) - 15 phút
Nghe - viết: Bài Vầng trăng quê em (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 142)
2. Tập làm văn (5 điểm) - 25 phút.
Đề 1: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
ĐỀ THI MÔN: TOÁN
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng và hoàn thành tiếp các bài tập sau:
Câu 1 (0,5 điểm): 1kg = ... g? Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 10 B. 100 C. 1000
Câu 2 (0,5 điểm): Cho số bé là 4, số lớn là 32. Hỏi số lớn gấp mấy lần số bé?
A. 8 lần B. 28 lần C. 36 lần
Câu 3 (0,5 điểm): Chu vi của hình vuông có cạnh 7cm là:
A. 28 B. 14cm C. 28cm
Câu 4 (0,5 điểm): Số bé nhất có 3 chữ số khác nhau là:
A. 100 B. 102 C. 123
Câu 5 (0,5 điểm): Có 15 con gà mái và 5 con gà trống. Hỏi số gà trống kém số gà mái mấy lần?
A. 3 lần B. 20 lần C. 5 lần
Câu 6 (0,5 điểm): Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ trống:
a. 28 - (15 - 7) .......... 28 - 15 + 7 b. 840 : (2 + 2) ............ 120
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 7 (3 điểm): Đặt tính rồi tính
532 + 128 728 - 245 171 x 4 784 : 7
Câu 8 (1,5 điểm): Tìm X biết:
a. 900 : X = 6 b. X : 9 = 73
Câu 9 (2 điểm):
Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 96m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi khu vườn đó.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.