Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tổng hợp đầy đủ những kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9, giúp các em hệ thống lại kiến thức, ôn tập thật tốt cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới.
Đồng thời, còn mang tới cả những đề ôn tập cho các em làm quen với câu hỏi, cách ra đề thi để không còn bỡ ngỡ khi thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài thật hợp lý. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Ôn thi vào 10 phần Văn nghị luận
I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
1. Về kiểu bài nghị luận:
Văn nghị luận là loại văn bản thiên về việc trình bày các lí lẽ, ý kiến… nhằm tác động vào lí trí, trí tuệ của người đọc để giải thích, chứng minh, biện luận, thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó về xã hội hay văn học.
Muốn làm tốt kiểu bài nghị luận, người viết cần giải quyết tốt các yêu cầu sau:
- Xác định rõ nội dung cần nghị luận và phạm vi tư liệu cần vận dụng.
- Xác định kiểu bài nghị luận và yêu cầu nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích hay là nêu suy nghĩ, trình bày ý kiến…
- Lập dàn ý cho bài viết.
Dựa vào yêu cầu đã xác định, người viết huy động vốn tri thức, vốn sống để tìm và lựa chọ hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài viết của mình.
2. Về luận điểm trong văn nghị luận:
Giáo viên gúp học sinh hiểu được: Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận. Luận điểm trong văn bản nghị luận được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định. Luận điểm đưa ra phải có tính chất đúng đắn, sáng rõ, mới mẻ và tập trung.
Ví dụ: Trong văn bản Trang phục của tác giả Băng Sơn, để làm rõ vấn đề Trang phục chỉnh tề, tác giả đẫ đưa ra hai luận điểm rất ngắn gọn, rõ ràng và có tính tập trung cao là:
- Luận điểm 1: Ăn cho mình, mặc cho người, có nghĩa là ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hóa xã hội
- Luận điểm 2: Y phục xứng kỳ đức, có nghĩa là trang phục phải phù hợp với đạo đức và môi trường xung quanh.
Sau khi nêu lên hai luận điểm về trang phục chỉnh tề, tác giả đã lần lượt sử dụng lí lẽ, các luận cứ về các mặt, các đặc điểm, phương diện khác nhau của trang phục đem ra so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ từng luận điểm.
Trong văn bản Trang phục của tác giả Băng Sơn, các luận điểm đều đứng ở vị trí đầu đoạn văn, tức là đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch. Cũng có thể luận điểm sẽ được trình bày theo cách quy nạp hoặc tổng – phân – hợp.
3. Về luận cứ trong văn nghị luận: Luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng.
- Luận cứ là cơ sở hình thành luận điểm, là chỗ dựa cho luận chứng và là cơ sở cho bài văn nghị luận.
- Luận cứ phải có mối liên hệ logic với luận điểm. Luận cứ phải mang tính khách quan điển hình và toàn diện trên các mặt các phương diện khác nhau của đời sống xã hội. Để có luận cứ, người viết phải có khả năng liên hệ với thực tế đời sống.
Ví dụ trong văn bản Trang phục của Băng Sơn, tác giả đã sử dụng hệ thống các luận cứ sau để làm sáng tỏ luận điểm Ăn cho mình, mặc cho người:
+ Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay.
+ Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp…
+ Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn.
+ Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang.
Các dẫn chứng mà tác giả nêu ra rất toàn diện, đầy đủ ở mọi phương diện khác nhau của đời sống xã hội. Nhờ các dẫn chứng đó mà Băng Sơn đã làm sáng tỏ được luận điểm đã nêu ra, vừa làm cho lập luận của tác giả được chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe.
4. Về lập luận:
- Lập luận là nêu lên những ý kiến của người viết về một vấn đề nhất định bằng cách đưa ra các lí lẽ xác đáng. Lập luận trong văn bản nghị luận cũng rất quan trọng, bởi lẽ lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới. Lập luận càng chặt chẽ, hợp lí thì sức thuyết phục của văn bản càng cao.
- Trong chương trình Ngữ văn THCS, học sinh đã được làm quen với các phương pháp lập luận như: Lập luận giải thích, lập luận chứng minh, lập luận phân tích và tổng hợp. Để bài văn nghị luận được sâu sắc, người viết ngoài việc sử dụng linh hoạt các phương pháp lập luận cần phải có những giả thiết, so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề.
Ví dụ: Trong văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, tác giả Vũ Khoan đã đưa ra một loạt những so sánh, đối chiếu kết hợp với các dẫn chứng tiêu biểu xác thực để thế hệ trẻ nhận thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam khi bước vào thế kỷ mới. Cụ thể là:
Cái mạnh | Cái yếu |
- Thông minh, nhạy bén với cái mới. - Cần cù sáng tạo trong lao động. - Có tinh thần đoàn kết đùm bọc thương yêu gúp đỡ nhau. - Có khả năng thích ứng nhanh với cái mới. | - Hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng, kém về khả năng thực hành - Thiếu đức tính tỉ mỉ, hay đại khái qua loa, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. - Đố kỵ trong làm ăn, kinh doanh. - Thói khôn vặt, bóc ngắn cắn dài. |
Với cách lập luận trên, tác giả Vũ Khoan đã gúp người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức được mặt đúng, sai; mặt lợi, hại của người Việt Nam, giúp người đọc có thái độ điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Từ những so sánh đối chiếu trên, tác giả đẫ chốt lại vấn đề: Bước vào thế kỷ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì cúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.
B. NGHỊ LUẬN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
Phân môn Tập làm văn lớp 9 kỳ II có bốn kiểu văn bản nghị luận gồm:
- Nghị luận về một sực việc hiện tượng đời sống xã hội.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Để làm tốt bốn kiểu bài nghị luận này, trong quá trình giảng dạy, ngoài các kiến thức cơ bản về kiểu văn bản nghị luận như đã nêu ở trên, mỗi giáo viên cần chú ý củng cố cho học sinh kỹ năng về từng kiểu bài, phân biệt sự giống và khác nhau của các kiểu bài ấy. Cụ thể là:
I. Kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:
1. Về lí thuyết:
- Thông qua các văn bản mẫu trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra đặc trưng của kiểu bài này về các mặt: Khái niêm, nội dung, hình thức.
- Nắm được yêu cầu từng phần của kiểu bài sẽ gúp học sinh không nhầm lẫn với các kiểu bài khác.
Ví dụ: Bố cục của bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống gồm ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thục tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
+ Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định đua ra lời khuyên.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh:
- Đối với các sự việc hiện tượng tốt, tích cực cấn có những liên hệ về các tấm gương người thực việc thực làm luận cứ để làm sáng tỏ. Với dạng bài này thì ngoài phương thức nghị luận là chính thì các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm cũng đóng vai trò rất quan trọng. Phương pháp lập luận chính của dạng bài này là dùng dẫn chứng để chứng minh vấn đề.
- Đối với những kiểu bài là những sự việc hiện tượng xấu, tiêu cực, phần thân bài cần đi theo trình tự sau:
+ Những biểu hiện của sự việc hiện tượng.
+ Nguyên nhân của sự việc hiện tượng.
+ Tác hại (hậu quả) của hiện tượng
+ Biện pháp, giải pháp khắc phục…
2. Bài tập vận dụng:
Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến ngày nay là vứt rác ra đường hoặc ở những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
.............
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết