Trang chủ Học tập Lớp 12 Đề thi học kì 2 Lớp 12

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2024

Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 12 năm 2023 - 2024

Ôn tập cuối kì 2 Giáo dục công dân 12

Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 12 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án kèm theo.

Đề cương ôn tập GDCD 12 cuối học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 12. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 GDCD 12 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý 12, đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 12.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2023 - 2024

I. Kiến thức ôn thi học kì 2 GDCD 12

1. Những nội dung kiến thức đã học:

Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

A. CHUẨN KIẾN THỨC

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

- Khái niệm: Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

- Nội dung

+ Không ai được tự ý bắt và giam giữ người vì lý do không chính đáng hoặc nghi ngờ.

+ Trường hợp được bắt người thì cơ quan được ra lệnh bắt giam giữ người:

Trường hợp 1: Viện kiểm sát, Tòa án ra lệnh bắt để tạm giam.

Lý do: Khi có chứng cứ chứng tỏ bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

Trường hợp 2: Bắt người khẩn cấp: Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Lý do:

+ Khi có căn cứ khẳng định, người đó đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt để người đó không trốn được.

+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của ngời nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn việc người đó trốn.

Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Bất kỳ ai thấy người phạm tội quả tang (đang phạm tội, đang bị đuổi...) hoặc người truy nã đều được bắt và giải đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất.

Nguyên tắc bắt người khẩn cấp: Trong mọi trường hợp khi bắt người phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn, Viện kiểm sát phải ra Quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay.

2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

- Khái niệm

+ Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

+ Không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Nội dung:

+ Không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác.

Không ai được đánh người, đặc bệt nghiêm cấm hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại sức khỏe của ngời khác.

Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác như: giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

+ Không ai được xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác: Bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác.

3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Khái niệm

+ Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng.

+ Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

+ Trường hợp được khám xét chỗ ở của người khác: Được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc khám xét phải tuân theo quy trình của pháp luật.

- Nội dung:

+ Không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. Chỗ ở của mọi người được pháp luật bảo vệ.

+ Được khám xét trong trường hợp:

Trường hợp 1: Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự ra lệnh khám.

Lý do: Có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoăc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

Trường hợp 2: Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự ra lệnh khám.

Lý do: khám xét chỗ ở khi cần bắt người đang truy nã hoặc người phạm tội lẩn trốn ở đó.

4. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

- Khái niệm

+ Thư tín điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

+ Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân phải có quy định của pháp luật và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Nội dung

+ Không ai được được tùy tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác. Đây thuộc bí mật đời tư cá nhân được luật bảo vệ.

+ Chỉ những người có thẩm quyền và trong trường hợp thật cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

5. Quyền tự do ngôn luận

- Khái niệm

Công dân có quyền được tự do phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

- Nội dung

+ Trực tiếp: - Trình bày trong các cuộc họp, hội nghị.

- Viết bài gửi đăng báo…

+ Gián tiếp: Thông qua người đại diện cho mình (đại biểu quốc hội, HĐND các cấp); bằng việc viết đơn, viết báo...

BÀI 7. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

A. CHUẨN KIẾN THỨC

1. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

1.1. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử(DD HP 2013)

- Là quyền dân chủ cơ bản của côn dân trong lĩnh vực chính trị.

- Thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

1.2. Nội dung

- Người có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.

+ Điều 27HP 2013: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và HĐND các cấp.

+ Quyền bầu cử, ứng cử là quyền chính trị quan trọng, không phân biệt đối xử...

- Người không được thực hiện quyền bầu cử: Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành án phạt tù(trừ tù treo, tạm giam); người mất năng lực hành vi dân sự.

2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội

2.1. Khái niệm

- Là quyền công dân tham gia thảo luận vào các vấn đề chung của đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực trong phạm vi từng địa phương và phạm vi cả nước.

- Là quyền công dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.

Đây thực chất là quyền dân chủ trực tiếp của công dân.

2.2. Nội dung

- Ở phạm vi cả nước:

+ Tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng như: Hiến pháp, luật đất đai…

+ Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân

- Ở phạm vi cơ sở: Thực hiện theo cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

+ Dân biết:Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện: Chính sách, pháp luật.

+ Dân bàn Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết: Chủ trương đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi.

+ Dân làm Những việc nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền địa phương quyết định: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

+ Dân kiểm tra Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra: Phẩm chất, hoạt động của cán bộ xã, thu chi các loại quỹ…

3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

3.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo

- Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân; nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị hành vi trái pháp luật xâm hại.

- Quyền khiếu nại: là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi có chứng cứ khẳng định quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hộ pháp của công dân.

- Quyền tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai gây thiệt hại, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân.

- Mục đích:

+ Khiếu nại: Nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại.

+ Tố cáo: Phát hiện, ngăn chặn hành vi của cá nhân xâm hại đến quyền và lợi ích của nhà nước, công dân.

3.2. Nội dung

- Người khiếu nại, tố cáo:

+ Người có quyền khiếu nại: Tổ chức, cá nhân.

+ Người có quyền tố cáo: Chỉ có công dân.

- Người giải quyết khiếu nại: là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo luật.

+ Người đứng đầu cơ quan hành chính ra quyết định hành chính hoặc cán bộ cấp dưới có hành vi hành chính.

+ Người đứng dầu cấp trên trực tiếp của người ra quyết định hành chính bị khiếu nại.

+ Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Người giải quyết tố cáo: Là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền..

+ Người đứng đầu cấp trên của cơ quan có người bị tố cáo.

+ Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

+ Hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm hình sự thì cơ quan điều tra, kiểm sát, Tòa án giải quyết.

BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

A.Chuẩn kiến thức

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

Quyền học tập của công dân.

Khái niệm:

Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể

học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

Nội dung:

+ Công dân có thể học quyền học tập không hạn chế.

+ Công dân có thể học bất cứ nghành, nghề nào.(tùy vào sở thích,khả năng, điều kiện)

+ Công dân có quyền học thường xuyên học suốt đời.

+ Công dân bình đẳng về cơ hội học tập.

1.2. Quyền sáng tạo của công dân.

Khái niệm:

Đó là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nội dung: Quyền sáng tạo của công dân bao gồm:

- Quyền tác giả

- Quyền sở hữu công nghiệp.

- Quyền hoạt động khoa học,công nghệ.

1.3. Quyền được phát triển của công dân

Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong mội trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

a. Trách nhiệm của Nhà nước.

- Ban hành chính sách, pháp luật thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân.

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiện cứu khoa học.

- Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

b. Trách nhiệm của công dân

- Công dân cần có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập là học cho mình, cho gia đình và đất nước, trở thành người có ích cho cuộc sống.

- Công dân cần có ý chí vương lên, chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

- Mỗi công dân cõ ý thức góp phần vào việc nâng cao dân trí của công dân VN, để VN trở thành một nước phát triển, văn minh.

2. Hoạt động luyện tập câu hỏi tự luận:

Câu 1: Nêu nội dung quyền bầu của và ứng cử của công dân ?

Câu 2: Nêu nội dung cơ bản quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân ?

Câu 3: Nêu nội dung quyền tố cáo khiếu nại của công dân ?

Câu 4: Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân?

Câu 5: Khái niệm, nội dung các quyền: học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

Câu 6: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền học tập, sáng tạo, phát triển.

Câu 7: Em hiểu thế nào là quyền tự do kinh doanh của công dân?

Câu 8: Tại sao để phát triển bền vững đất nước, cần phải quan tâm xây dựng pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xã hội?

3. Hoạt động luyện tập câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Công dân thực hiện quyền tố cáo là hình thức dân chủ nào dưới đây?

A. Dân chủ đại diện.
B. Dân chủ XHCN.
C. Dân chủ trực tiếp.
D. Dân chủ gián tiếp.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó đang

A. Tham gia hoạt động tôn giáo.
B. Bí mật theo dõi nghi can.
C. Tổ chức truy bắt tội phạm.
D. Kích động biểu tình trái phép.

Câu 3: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền tham gia bầu cử?

A. 18 tuổi.
B. 19 tuổi.
C. 21 tuổi.
D. 17 tuổi.

Câu 4: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để

A. Tìm đồ đạc bị mất trộm.
B. Tiếp thị sản phẩm đa cấp.
C. Dập tắt vụ hỏa hoạn.
D. Quảng cáo mĩ phẩm.

Câu 5: Quyền nào dưới đây góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước và để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

A. Tham gia quản lý nhà nước.
B. Khiếu nại tố cáo.
C. Bầu cử và ứng cử.
D. Quản lý xã hội.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây không có quyền bầu cử?

A. Người đang đảm nhiệm chức vụ.
B. Người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Người đang đi công tác xa.
D. Người đang điều trị tại bệnh viện.

Câu 7: Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm

A. Nguồn quỹ phúc lợi.
B. Tài sản thừa kế của người khác.
C. Ngân sách quốc gia.
D. Lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 8: Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?

A. Quyền về đời sống xã hội.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

Câu 9: Bạn Q đưa ra thắc mắc với thầy Đ về chương trình giáo dục có đáp ứng được với đòi hỏi của cách mạng công nghệ 4.0 trong buổi ngoại khóa của trường. Trong trường hợp này, bạn Q đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?

A. Độc lập phán quyết.
B. Tự do thông tin.
C. Tự do ngôn luận.
D. Áp đặt quan điểm cá nhân.

Câu 10: Quan điếm nào dưới dây sai khi nói về quyền học tập của công dân?

A. Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế.
B. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
C. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
D. Công dân có quyền học tập theo yêu cầu của gia đình.

Câu 11: Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Học bất cứ ngành nghề nào.
B. Học không hạn chế.
C. Học thường xuyên, học suốt đời.
D. Học từ thấp đến cao.

Câu 12: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học thuộc quyền nào dưới đây?

A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học tập thường xuyên.
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 13: Lãnh đạo thành phố X đã chỉ đạo lắp đặt hệ thống lọc nước biển theo công nghệ hiện đại nhằm cung câp nước sạch cho người dân. Lãnh đạo thành phố X đã tạo điều kiện để người dân hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào sau đây?

A. Có mức sổng đầy đủ về vật chất.
B. Thay đổi đồng bộ kết cấu hạ tầng.
C. Sử dụng nguồn quỹ bào trợ xẫ hội.
D. Chủ động xử lí công tác truyền thông.

Câu 14: Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả là

A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp.
B. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. Khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. Bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng tài năng.

Câu 15: Sau khi tập thơ của anh A được nhà xuất bản X phát hành, cho rằng anh A có hành vi vi phạm bản quyền nên chị B đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh A vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng chế
B. Chuyển giao công nghệ.
C. Tác giả.
D. Sở hữu công nghiệp.

Câu 16: Chị V thích âm nhạc, thỉnh thoảng có sáng tác một vài ca khúc. Nhưng không giao cho ca sĩ hát, chị thường chia sẻ những ca khúc của mình với những người bạn cùng nhóm, trong đó có anh Z. Anh Z bàn với L đã sao chép lại nhạc và lời một số ca khúc của chị V để L sửa lại tựa đề bài hát, cùng một số câu trong ca khúc rồi đưa X phổ nhạc để Z đi biểu diễn mà không xin phép chị V. Những ai đã vi phạm quyền tác giả?

A. L, Z, X.
B. Anh Z, L.
C. Chị V, anh Z, X.
D. X, N, K.

Câu 17. Anh L được chị Q cho xem luận văn thạc sỹ mà cô N nhờ chị chỉnh sửa cho hoàn chỉnh để chuẩn bị bảo vệ. Theo câu chuyện vui có tính gợi ý của chị Q, anh L đã sao chép toàn bộ luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học viên D. Sau đó học viên D tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình là tác giả rồi đưa lên mạng. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Anh L và học viên D.
B. Chị Q và học viên D.
C. Anh L, chị Q, và cô N.
D. Chị Q và cô N.

Câu 18: H có năng khiếu về âm nhạc và đã thi đỗ vào Trường Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam nhưng bố mẹ bắt H nghỉ học và làm công nhân may để phụ giúp kinh tế gia đình. Bố mẹ H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng tạo.
B. Học tập.
C. Thể hiện tài năng.
D. Bình đẳng.

Câu 19: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?

A. Bảo hành trọn gói sản phẩm.
B. Sử dụng hộp thư điện tử.
C. Chuyển quyền nhân thân.
D. Đưa ra phát minh, sáng chế.

Câu 20: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bình đẳng về cơ hội tìm việc làm
B. Lựa chọn hình thức học phù hợp.
C. Có mức sống đầy đủ về vật chất.
D. Tự do nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.

Câu 21: Cá nhân nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm cần thiết cho xã hội là thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Tham vấn.
B. Thẩm định.
C. Thanh tra.
D. Sáng tạo.

Câu 22: Đạo diễn X sản xuất bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết X của nhà văn Y, trong đó có sự điều chỉnh về kết thúc truyện mà không xin phép nhà văn Y. Đạo diễn X đã vi phạm quyền nào của công dân?

Câu 23: Nghĩa vụ nào sau đây được xem là rất quan trọng của công dân khi đã thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh của mình là gì?

A. Thực hiện chính sách an sinh xã hội.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.
D. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Câu 24: Công ty X thường xuyên mời chuyên gia tư vấn cách lựa chọn thực phẩm an toàn chonhân viên là thực hiện quyền được phát triển của công dân ở nội dung nào dưới đây?

A. Được chăm sóc sức khỏe.
B. Sử dụng dịch vụ truyền thông.
C. Quảng bá chất lượng sản phẩm.
D. Tự do phát triển tài năng.

Câu 25: An đủ 18 tuổi,vì sợ khổ nên An đã trốn khi có giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự. Theo em An đã vi phạm nội dung nào của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước.

A. Pháp luật về quốc phòng, an ninh.
B. Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. Pháp luật về bảo vệ môi trường.
D. Pháp luật về phát triển kinh tế.

II. Hình thức thi học kì 2 GDCD 12

- Thời gian: 45 phút.

- 100% trắc nghiệm.

Liên kết tải về

pdf Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 12 năm 2023 - 2024
doc Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 12 năm 2023 - 2024 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK