Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Sinh học 11 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm đề cương giữa kì 2 môn Sinh học 11 sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo.
Đề cương giữa học kì 2 Sinh học 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Sinh học 11 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Lịch sử lớp 11.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 11 Cánh diều
TRƯỜNG THPT ………… BỘ MÔN: SINH HỌC | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II MÔN: SINH KHỐI 11 |
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Nội dung kiểm tra giữa kì II: Bài 13 đến bài 16 MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
1. Phân biệt cảm ứng ở thực vật và động vật
Tiêu chí | Cảm ứng ở thực vật | Cảm ứng ở động vật |
Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng | Chưa có (Thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận → truyền qua tế bào chất <dòng điện , chất hóa học> → đến bộ phân xử lý rồi gây ra đáp ứng |
Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích. <Thực hiện theo một cung phản xạ> |
Cơ chế |
Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước). | Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại kích thích. |
Hiện tượng/tốc độ | Hiện tượng cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm. | Hiện tượng cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với thực vật. |
2. Các hình thức cảm ứng ở thực vật
- Hướng động và ứng động
3. Các hình thức cảm ứng ở động vật:
- ĐV chưa có tổ chức thần kinh
- ĐV có hệ thần kinh dạng lưới
- ĐV có hệ thần kinh dạng lưới
- ĐV có hê thần kinh dạng ống
4. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phàn xạ có điều kiện
Tiêu chí | Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
Di truyền | Bẩm sinh, di truyền | Không di truyền, hình thành trong đời sống cá thể |
Tính cá thể | Đặc trưng cho loài | Có tính chất cá thể |
Độ bền vững | Rất bền vững | Không bền vững |
Đặc điểm kích thích | Đòi hỏi tác nhân kích thích thích ứng | Được hình thành với tác nhân bất kì |
5. Các dạng tập tính: Tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính hỗn hợp
B. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý
DẠNG 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN – chọn 1 đáp án ( 20 câu)
Câu 1: Ở động vật, phản xạ là gì?
A. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên trong của cơ thể.
C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên ngoài cơ thể
D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
Câu 2: Xung thần kinh được truyền qua synapse theo thứ tự?
A. Chùy synapse → khe synapse → màng sau synapse → màng trước synapse .
B. Khe synapse → màng trước synapse → chuỳ synapse → màng sau synapse .
C. Màng trước synapse → chuỳ synapse → khe synapse → màng sau synapse .
D. Chuỳ synapse → màng trước synapse → khe synapse → màng sau synapse .
Câu 3: Trong kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể kích thích phản xạ giật đầu gối bằng cách dùng một cây búa gõ nhẹ vào phần gân ở khớp gối (Hình), kết quả là gây nên phản xạ giật đầu gối. Tại sao việc kích thích phản xạ giật đầu gối có thể kiểm tra được chức năng của hệ thần kinh?
Sắp xếp các bước giải thích sau đây theo thứ tự đúng:
I. Búa cao su gõ nhẹ vào xương bánh chè → kích thích vào cơ quan thụ cảm.
II. Cơ quan thụ cảm → phát sinh 1 xung thần kinh → theo dây thần kinh hướng tâm về tủy sống
III. Cơ đùi nhận nhận xung (thông tin) và cơ co kéo cẳng chân lên phía trước.
IV. Tủy sống xử lí và phát đi xung thần kinh → theo dây thần kinh li tâm tới cơ đùi.
A. I → II → III → IV.
B. I → II → IV → III.
C. I → III → IV → II.
D. I → IV → II → III.
Câu 4: Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?
A. Được hình thành trong quá trình, sống và không bền vững.
B. Không di truyền được, mang tính cá thể.
C. Có số lượng hạn chế.
D. Thường do vỏ não điều khiển.
Câu 5: Tập tính động vật là gì?
A. Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
B. Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống
C. Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ.
D. Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ.
Câu 6: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?
A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Câu 7: Tập tính học được là gì?
A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.
D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài.
Câu 8: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được tổ.
Về tập tính thì có thể giải thích như thế nào?
A. Sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
B. Tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
C. Tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
D. Chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.
Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây thể hiện tập tính ở loài người, khác hẳn tập tính của động vật?
I. Con vật hành động chủ yếu theo bản năng còn con người hành động theo trí tuệ.
II. Sự biến hóa về tập tính ở loài người nhanh hơn nhiều so với động vật.
III. Tập tính của loài người thay đổi theo sự phát triển của xã hội.
IV. Tập tính bẩm sinh của loài người có thể bị thay đổi do sự phát triển của nền văn minh và khoa học.
A. I, II, III, IV.
B. I, II.
C. II, III, IV.
D. I, II, IV.
Câu 10. Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop) là hiện tượng học tập của động vật diễn ra như thế nào?
A. Hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại
B. Sự hình thành mối liên kết thần kinh mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới
C. Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời
D. Sự hình thành mối liên hệ giữa một hành vi của động vật với một phần thưởng hoặc hình phạt sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó
.............
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT ………… BỘ MÔN: SINH HỌC | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II MÔN: SINH KHỐI 11 |
CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG( Ở ĐỘNG VẬT)
PHẦN: Bài tiết - Cân bằng nội môi
+ Khái niệm và vai trò của bài tiết, cân bằng nội môi
+ Chức năng của thận trong cân bằng nội môi?
+ Một số bệnh về hệ tiết niệu và khả năng phòng tránh
+ Tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì và các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi
CHƯƠNG II: CẢM ỨNG
Câu 3. Cảm ứng ở thực vật
+ Khái niệm: cảm ứng, hướng động, ứng động
+ Các kiểu hướng động: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa, hướng nước, hướng tiếp xúc ( đặc điểm, ví dụ)
+ Các kiểu ứng động: sinh trưởng, không sinh trưởng (đặc điểm, VD) + Vai trò của hướng động, ứng động. Sự khác nhau giữa hướng động và ứng động
Câu 4. Cảm ứng ở động vật
+ Khái niệm, các hình thức cảm ứng ở động vật
+ Phản xạ? Cho ví dụ về phản xạ có điều kiện, phản xạ không điiều kiện ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
+ Một số bệnh do tổn thương thần kinh và cơ chế giảm đau
PHẦN VẬN DỤNG: liên hệ thực tiễn về các biện pháp phòng bệnh ở người
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THPT ………… MÔN: SINH HỌC 11 | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 |
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cảm ứng là
A. sự phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường trong cơ thể.
B. sự tiếp nhận của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.
C. sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.
D. sự lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.
Câu 2. Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật là
A. đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
B. là đặc điểm thích ứng của sinh vật khi môi trường không biến đổi
C. giúp sinh vật sinh sản nhanh
D. động vật và thực vật tránh được kẻ thù
Câu 3. Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa bồ công anh nở khi có ánh sáng.
B. Vận động ngủ, thức của chồi cây bàng theo mùa.
C. Hiện tượng thân, tua cuốn của cây mướp quấn trên giàn leo.
D. Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ.
Câu 4. Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, ánh sáng yếu, thời gian chiếu sáng ngắn dẫn đến chồi cây bàng ngủ (không sinh trưởng). Đây là một ví dụ về:
A. hướng sáng dương.
B. hướng sáng âm.
C. ứng động sinh trưởng.
D. ứng động không sinh trưởng.
Câu 5 Cảm ứng ở thực vật biểu hiện bằng
A. sự thay đổi hình thái của các cơ quan, bộ phận như ra hoa, kết quả.
B. sự vận động của các cơ quan, bộ phận thực vật khi nhận kích thích đến từ một hướng xác định.
C. sự tiếp nhận kích thích của các cơ quan, bộ phận thực vật khi nhận kích thích đến từ một hướng xác định hoặc kích thích không có hướng.
D. sự vận động của các cơ quan, bộ phận thực vật khi nhận kích thích đến từ một hướng xác định hoặc kích thích không có hướng.
Câu 6. Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 0C tưới quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?
A. Nhiệt độ.
B. Ánh sáng.
C. Độ ẩm.
D. Chất dinh dưỡng.
Câu 7. Phát biểu nào sai khi nói về cơ chế hướng động?
A. Các tác nhân kích thích tác động theo một hướng xác định lên các thụ thể.
B. Cơ chế hướng động liên quan đến hormone auxin ở thực vật.
C. Các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với tế bào ở thân.
D. Tốc độ dãn dài của bộ phận đáp ứng đồng đều giữa các tế bào ở hai phía.
Câu 8. Hướng tiếp xúc không có ở loài cây nào dưới đây?
A. Mồng tơi.
B. Xương rồng.
C. Mướp đắng
D. Gấc.
Câu 9. Auxin có tác động gì đến thân và rễ cây?
A. Auxin làm tế bào dãn dài và không phân chia.
B. Auxin làm tế bào lâu già.
C. Auxin kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.
D. Auxin làm tế bào phát triển cong về phía tác nhân kích thích.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
B. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.
C. Cây ra lá là một biểu hiện của sự sinh trưởng.
D. Con gà tăng từ 1,2 kg đến 3 kg là một biểu hiện của sự sinh trưởng.
Câu 11. Hệ thần kinh dạng lưới thường gặp ở:
A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn.
B. Động vật có xương sống.
C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn.
D. Động vật chân khớp, côn trùng.
Câu 12. Ở động vật chưa có hệ thần kinh, cảm ứng là sự đến kích thích có lợi hoặc tránh xa kích thích có hại.
Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:
A. chuyển động của từng cơ quan
B. chuyển động của một phần cơ thể
C. chuyển động cục bộ
D. chuyển động của cả cơ thể
Câu 13. Các động vật có đặc điểm hệ thần kinh khác nhau có sự khác nhau về:
A. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng.
B. tốc độ, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng.
C. số lượng, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng.
D. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng.
Câu 14. Ở động vật có hệ thần kinh, dựa vào đặc điểm cấu trúc hệ thần kinh chia thành các nhóm:
A. hệ thần kinh dạng đốt và hệ thần kinh dạng ống.
B. hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng ống.
C. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hệ thần kinh dạng ống.
D. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng đốt, hệ thần kinh dạng ống.
Câu 15. Ở hệ thần kinh lưới, các tế bào thần kinh phân bố ……. . (1)……. . và ……. . (2)… với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh.
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:
A. (1) cục bộ từng cơ quan, (2) tương tác
B. (1) rải rác khắp cơ thể, (2) liên kết
C. (1) cục bộ từng cơ quan, (2) liên kết
D. (1) rải rác khắp cơ thể, (2) tương tác
Câu 16. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thường gặp ở:
A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn.
B. Động vật có xương sống.
C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn.
D. ruột khoang, chân khớp.
Câu 17. Mỗi hạch thần kinh trong hệ thần kinh chuỗi hạch là một ……. . (1)… điều khiển hoạt động của ……. . (2)……. . Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:
A. (1) cơ quan, (2) cả cơ thể.
B. (1) cơ quan, (2) một vùng xác định trên cơ thể.
C. (1) trung tâm, (2) cả cơ thể.
D. (1) trung tâm, (2) một vùng xác định trên cơ thể.
...............
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 11