Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Lịch sử 9 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.
Đề cương ôn tập Lịch sử 9 giữa học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Lịch sử 9 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 9, đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 9.
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 9 năm 2023 - 2024
I. Câu hỏi tự luận thi giữa kì 2 Sử 9
1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Ai là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng?
- Đại hội Đại biểu lần thứ I của Đảng cộng sản Đông Dương diễn ra ở đâu?
- Con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn là gì ?
- Ý nghĩa của việc thành lập Đảng ? ( Trả lời cụ thể)
- Vì sao nói Đảng ra đời là nhân tố cơ bản đầu tiên cho thắng lợi của Cách mạng Việt Nam ?
2. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền nhân dân
- Chủ trương của Đảng ta trong việc đối phó với quân Tưởng ?
- Để đẩy lùi nạn đói biện pháp nào là quan trọng nhất ?
- Khó khăn nghiêm trọng nhất với nước ta sau Cách mạng Tháng 8 ?
- Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của Cách mạng nước ta sau Cách mạng Tháng 8 ?
- Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp ?
- Điều khoản nào trong Hiệp định Sơ bộ có lợi thực tế cho ta ?
3. Những thắng lợi quân sự lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)
- Chiến dịch biên giới Thu đông 1950
+ Trận đánh nào ác liệt và có ý nghĩa nhất ?
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch biên giới ?
- Chiến dịch Điện Biên phủ 1954 :
+ Âm mưu của Pháp – Mỹ trong việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ ?
+ Vì sao ta chọn Điện Biên phủ làm nơi quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên phủ ?
Một số câu hỏi tham khảo
Câu 1: Em hãy chứng minh tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám lại ở tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”?.
HS làm rõ những ý sau:
Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám lại ở tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” vì:
- Sự hiện diện của một lực lượng ngoại bằng đông đảo như quân Tưởng ở miền Bắc, quân Anh và Pháp ở miền Nam.
- Sự chống phá của lực lượng phản cách mạng trong nước.
- Nền kinh tế nước ta vốn nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề, lũ lụt hạn hán thường xuyên xảy ra, sản xuất đình đốn, và nạn đói cũ chưa khắc phục thì nạn đói mới lại đe dọa đời sống nhân dân. .
- Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
- Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
Câu 2: Phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta?Trình bày kết quả và ý nghĩa Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?
HS làm rõ những ý sau:
* Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta là: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Trình bày Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947? ( Diễn biến , kết quả,ý nghĩa)
* Kết quả:Pháp rút khỏi Việt Bắc.
* Ý nghĩa:
+ Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững, bộ đội chủ lực ta ngày càng trưởng thành.
+ Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Câu 3: Phân tích nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng Tháng Tám?
HS làm rõ những ý sau:
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đối với dân tộc:
* Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai tầng xiềng xích của Pháp- Nhật và chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
* Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân từ địa vị nô lệ lên làm chủ nước nhà.
* Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc lập tự do
+ Đối với quốc tế:
* Là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu, tự giải phóng khỏi ách thực dân đế quốc.
* Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân thuộc địa, nửa thuộc địa trên thế giới nhất là Châu Á, Châu Phi, Mĩ la tinh.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất của dân tộc.
+ Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, chủ tịch Hồ Chí Minh, của Mặt trận Việt Minh, xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
II. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 Lịch sử 9
Câu 1: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) được tổ chức tại đâu?
A. Sài Gòn.
B. Hương Cảng (Trung Quốc)
C. Moskva (Nga)
D. Băng Cốc (Thái Lan).
Câu 2: Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là do
A. Phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác.
B. Phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.
C. Tổng bộ Hội cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất.
D. Các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng.
Câu 3: Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
D. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 4: Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Kết thức thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng.
C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
Câu 5: Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng:
A. Thông qua Luận cương Chính trị của Đảng.
B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời.
C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 6: Có tổ chức nào không tham gia Hội nghị thành lập Đảng?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng.
B. An Nam Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Câu 7: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (3/2/1930) đã thống nhất đặt tên Đảng là gì?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng
B. Đảng Lao động Việt Nam
C. Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 8: Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Việt Nam Quang phục hội.
B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Đông Dương Cộng sản đảng.
Câu 9: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:
A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.
B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân,
C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước,
D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.
Câu 10: Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây không đúng?
A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam
B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Sự phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.
D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.
Câu 11: Tham dự hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (3/2/1930) có đại biểu của?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng
B. An Nam Cộng sản Đảng
C. Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
D. Câu a và b đều đúng
Câu 12: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai?
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Hồ Tùng Mậu.
C. Trịnh Đình Cửu.
D. Trần Phú.
Câu 13: Đâu không phải là hạn chế trong Luận cương chính trị của Trần Phú?
A. Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp.
B. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, địa chủ dân tộc.
C. Chưa xác định rõ kẻ thù của dân tộc.
D. Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản
Câu 14: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là
A. Luân cương chính trị.
B. Tuyên ngôn thành lập Đảng.
C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
D. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
Câu 15: Nội dung chủ yếu của cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?
A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN
B. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
C. Làm cách mạng giải phóng dân tộc sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. a và b đúng
Câu 16: Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của:
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.
C. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
D. Luận cương Chính trị 1930 do Trần Phú khởi thảo.
Câu 17. Sự kiện nào chứng tỏ quân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai?
A. Xả súng vào đám đông ngày 2/9/1945 khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày Độc Lập.
B. Đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn.
C. Quấy nhiễu nhân ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6/1/1946).
D. Câu kết với thực dân Anh.
Câu 18. Tình hình tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào?
A. Tài chính bước đầu được xây dựng.
B. Tài chính trống rỗng.
C. Tài chính phát triển.
D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật, Pháp.
Câu 19. Đường lối kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là
A. toàn dân, toàn diện
B. toàn diện. toàn dân, trường kỳ.
C. toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh
D. toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 20: Một trong những âm mưu của thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc năm 1947 là
A. tiêu diệt phần lớn bộ đội của ta.
B. tiêu diệt hoàn toàn quân ta.
C. tiêu diệt một bộ phân nhỏ quân ta.
D. khóa chặt biên giới Việt – Trung.
Câu 21. Hậu quả nặng nề về mặt văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. văn hóa truyền thống bị mai một.
B. ảnh hưởng của văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây.
C. văn hóa mang nặng tư tưởng phong kiến lạc hậu.
D. hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
Câu 22. Trước những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh
A. Tổng tuyển cử trong cả nước.
B. thành lập chính phủ mới.
C. ban hành bộ luật mới.
D. ban hành Hiến pháp.
Câu 23 Trước âm mưu và hành động xâm lược của Pháp ở miền Nam, chủ trương của Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh là
A. quyết tâm kháng chiến, huy động lực lượng cả nước ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
B. đàm phán với Pháp để tránh xung đột.
C. nhờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài.
D. thỏa hiệp với thực dân Pháp để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Câu 24. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
2. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Tạm ước.
3. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
A. 2,1,3.
B. 1,3,2.
C. 3,2,1.
D. 2,3,1.
Câu 25 :Ngày 22-12-1944, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập
B. Các lực lượng vũ trang thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân
C. Trung đội Cứu quốc quân III được thành lập
D. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì.
Câu 26
“Ôi sáng xuân nay,Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về, im lặng, con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...”
Theo em những câu thơ trên đã nhắc đến sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam năm 1941?
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941
B. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam
C. Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Quảng Tây
D. Nguyễn Ái Quốc được trả tự do
Câu 27: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?
A. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi
B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị
D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.
Câu 28: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
A. Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 – 1945.
B. Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân
C. Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi
D. Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển.
Câu 29 "Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?
A. Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật.
B. Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945).
C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.
D. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.
Câu 30: Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam, đó là ý nghĩa sự kiện lịch sử nào?
A. Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.
B. Thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
C. Thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
D. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 31: Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước là:
A. Nhật đảo chính Pháp đảo chính Đông Dương.
B. Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện.
C. Liên Xô tiêu diệt quân Quan Đông của Nhật Bản đóng ở Mãn Châu.
D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản.
Câu 32: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Cách mạng tháng Tám 1945 đã thắng lợi hoàn toàn?
A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn tín cho chính quyền cách mạng.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập - khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
C. Hai địa phương cuối cùng trên cả nước (Đồng Nai Thượng, Hà Tiên) giành được chính quyền.
D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 33: Cách mạng giành chính quyền ở Hà Nội nổ ra vào ngày tháng năm nào?
A. 18-8-1945.
B. 19-8-1945.
C. 20-8-1945.
D. 21-8-1945.
Câu 34: Bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ nào?
A. Phạm Tuyên.
B. Phong Nhã.
C. Nam Cao.
D. Văn Cao.
Câu 35: Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là:
A. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn.
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.
D. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Câu 36: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?
A. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi.
B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.
Câu 37: Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Việt Nam?
A. Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
B. Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc- kỉ nguyên độc lập, tự do.
C. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
D. Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.
Câu 38: Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?
A. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước.
B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam.
Câu 39: Lý do chủ yếu quyết định Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam chỉ diễn ra, giành thắng lợi trong vòng 15 ngày và ít đổ máu là:
A. sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương.
B. truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
C. có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chớp thời cơ.
D. phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh.
Câu 40: Cách mạng tháng Tám đã mở ra cho lịch sử dân tộc Việt Nam kỷ nguyên:
A. tiến nhanh trên con đường xã hội chủ nghĩa.
B. độc lập và tự do.
C. giàu mạnh và phát triển.
D. công nghiệp hóa - hiện đại hóa.