Trang chủ Học tập Lớp 10 Đề thi giữa kì 2 Lớp 10

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

Ôn tập Hóa 10 giữa kì 2 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Hóa học 10 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm đề cương giữa kì 2 môn Hóa học 10 Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Tài liệu giới hạn phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.

Đề cương giữa học kì 2 Hóa học 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Hóa học 10 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 năm 2023 - 2024

1. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 Cánh diều

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……

TRƯỜNG THPT ………..

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

Môn: HÓA HỌC

Khối: 10

Năm học: 2023-2024

I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10

Chủ đề 4: Phản ứng oxi hóa – khử

- Khái niệm sự oxi hóa, sự khử, chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.

- Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử.

- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn.

Chủ đề 5: Năng lượng hóa học

- Phản ứng hóa học và enthalpy

- Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học

II. Một số câu hỏi ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong phản ứng oxi hóa – khử thì:

A. chất oxi hóa nhường electron và chất khử nhận electron.
B. quá trình nhận electron gọi là quá trình oxi hóa.
C. quá trình nhường electron gọi là quá trình khử.
D. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.

Câu 2: Trong phản ứng dưới đây, H2SO4 đóng vai trò là:

2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
C. chất khử và môi trường.
D. chất oxi hóa và môi trường

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng:

Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O

Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là:

A. 3 và 12.
B. 3 và 18.
C. 3 và 10.
D. 3 và 22.

Câu 4: Trong phản ứng:

FexOy + HNO3 → N2 + Fe(NO3)3 + H2O, một phân tử FexOy sẽ

A. nhận (2y – 3x) electron.
B. nhường (2y – 3x) electron.
C. nhường (3x – 2y) electron.
D. nhận (3x – 2y) electron.

Câu 5: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là:

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl

A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. axit.
D. vừa là axit vừa là chất khử.

Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng :

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất sau phản ứng là:

A. 10.
B. 9.
C. 29.
D. 25.

Câu 7 Cho 0,15 mol oxit sắt tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05 mol NO. Công thức oxit sắt là

A. Fe2O3.
B. FeO.
C. Fe3O4.
D. FeO hoặc Fe3O4.

Câu 8: Cho phương trình phản ứng:

a Al + b H2SO4 → c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O.

Tỉ lệ a:b là:

A. 1:1
B. 2:3
C. 1:2
D. 1:3

Câu 9: Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì

A. xảy ra phản ứng thế.
B. không xảy ra phản ứng.
C. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.
D. xảy ra phản ứng trao đổi.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kim loại Zn vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được 0,448 lít khí X duy nhất (đktc). Khí X là:

A. N2.
B. NO.
C. N2O.
D. NO2.

Câu 11: Dấu hiệu nào để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử?

A. Tạo ra chất kết tủa
B. Tạo ra chất khí
C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất
D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Câu 12: Cho 16,2 gam kim loại M tác dụng với O2 thu được 25,8 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Kim loại M là:

A. Fe.
B. Mg.
C. Al.
D. Zn.

Câu 13: Trong phản ứng:

AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓. Nguyên tử Ag trong AgNO3:

A. bị oxi hóa
B. không bị oxi hóa hoặc khử
C. bị khử
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử

Câu 14: Cho 0,15 mol oxit sắt tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05 mol NO. Công thức oxit sắt là

A. Fe2O3.
B. FeO.
C. FeO4.
D. FeO hoặc FeO4.

Câu 15: Cho phương trình phản ứng:

a Al + b H2SO4 → c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O.

Tỉ lệ a:b là:

A. 1:1
B. 2:3
C. 1:2
D. 1:3

Câu 16: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là

A. Mg.
B. Zn.
C. Al.
D. Fe.

Câu 17: Khi cho dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây sẽ cho kết tủa màu vàng đậm nhất?

A. Dung dịch HI.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch HBr.
D. Dung dịch HF.

Câu 18: Trong phản ứng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO, clo đóng vai trò

A. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
B. là chất oxi hóa.
C. là chất khử.
D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 19 Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HF không được bảo quản trong bình làm bằng chất liệu nào?

A. Nhựa.
B. Gốm sứ.
C. Thủy tinh.
D. Polime.

Câu 20: Cho 5,4 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng, dư thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?

A. 4,48 lít.
B. 2,24 lít.
C. 6,72 lít.
D. 7,84 lít.

Câu 21: Cho 0,1 mol KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (ở đktc) là

A. 0,56 lít.
B. 5,6 lít.
C. 2,24 lít.
D. 0,112 lít.

Câu 22: Khi cho mẩu quỳ tím ẩm vào bình đựng khí Cl2, hiện tượng thu được là

A. quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
B. quỳ tím không chuyển màu.
C. quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu.
D. quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Câu 23 Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền là

A. biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với hydrogen.
B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với oxygen.
C. bằng 0.
D. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.

Câu 24: Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn đó là do

A. xảy ra phản ứng tỏa nhiệt.
B. xảy ra phản ứng thu nhiệt.
C. xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường.
D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường.

Câu 25 Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các phản ứng cháy thường là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.
C. Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt.
D. Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong các hợp chất số oxi hoá của hydrogen luôn là +1.
B. Trong các hợp chất số oxi hoá của oxygen luôn là -2.
C. Số oxi hoá của nhôm trong hợp chất là +3.
D. Trong một ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hoá của nguyên tử bằng 0.

Câu 27: Số oxi hóa của lưu huỳnh (sulfur) trong SO42-

A. +6.
B. +4.
C. -6.
D. -2.

Câu 28: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?

A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC hay 298K.
B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K.
C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.
D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC.

B. TỰ LUẬN

Câu 1 Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02M đến khi dung dịch vừa mất màu tím.

Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + K2SO4 + MnSO4

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron và chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá.

b) Xác định thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.

Câu 2 Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hoá, quá trình khử:

a) HI + H2SO4 → SO2 + I2 + H2O.

b) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.

Câu 3

Thực hiện thí nghiệm xác định công thức của một oxide của kim loại sắt bằng nitric acid đặc, nóng thu được 2,479 lít (đkc) khí màu nâu là nitrogen dioxide. Phần dung dịch đem cô cạn thu được 72,6 gam Fe(NO 3 ) 3 . Giả sử phản ứng không tạo thành các sản phẩm khác (biết 1 mol khí chiếm 24,79 lít đo ở đkc 25 o C, 1bar).Xác định công thức của oxide.

2. Đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10 Kết nối tri thức

A. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10

Chương 4: Phản ứng oxi hóa khử

1. Khái niệm và quy tắc xác định của số oxi hóa.

2. Khái niệm phản ứng oxi hóa - khử, chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử ,quá trình oxi hóa.

3. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng e.

4. Một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng trong cuộc sống.

Chương 5: Năng lượng hóa học

1. Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, điều kiện chuẩn, nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng.

2. Ý nghĩa của biến thiên enthalpy chuẩn.

3. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành.

B. Bài tập ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10

* Trọn bộ bài tập trong SGK Hóa học 10.

* Một số dạng bài tập tiêu biểu:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. Số oxi hóa của S trong SO2 và SO 2- lần lượt là

A. +2, +4.
B. -2, -4.
C. +4, +6.
D. -4, +6.

2. Cho các chất sau: Cl2; HCl; NaCl; KClO3; HClO4; số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là

A. 0; +1; +1; +5; +7.
B. 0; -1; -1; +5; +7.
C. 1; -1; -1; -5; -7.
D. 0; 1; 1; 5; 7.

3. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?

A. Số khối.
B. Số oxi hóa.
C. Số hiệu
D. Số mol.

4. Chất khử là chất

A. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

5. Quá trình oxi hoá là

A. Quá trình nhường electron.
B. Quá trình nhận electron.
C. Quá trình tăng electron.
D. Quá trình giảm số oxi hoá.

.......

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa.

Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa.

a. NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O.

b. P + H2SO4đ → H3PO4 + SO2 + H2O

c. KMnO4 + HClđ → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

d. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O.

e. Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO3 + H2O

Câu 2. Các quá trình sau thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích ngắn gọn?

a. Quá trình pháo hoa cháy sáng trong không khí.

b. Quá trình quang hợp của thực vật vào ban ngày.

c. Quá trình oxi hóa carbohydrate trong cơ thể con người.

d. Nhiệt phân magnesium nitrate.

e. Hòa tan muối NH4Cl vào nước thấy cốc nước trở nên mát.

f. Giọt nước đọng lại trên lá cây vào ban đêm.

Câu 3. Một số loại xe ôtô được trang bị một thiết bị an toàn là túi chứa môt lượng nhất định hợp chất ion sodium azide (NaN3), được gọi là túi khí. Khi có va cham xảy ra mạnh sodium azide bị phân hủy rất nhanh, giải phóng khí N2 và nguyên tố Na, làm túi phồng lên, bảo vệ được người trong xe tránh khỏi thương tích. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và xác định đây có phải phản ứng oxi hóa - khử không? Vì sao? Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong NaN3.

Câu 4. Hàm lượng iron (II) sulfate được xác định qua phản ứng oxi hóa – khử với potassium permanganate:

FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 -- Fe2 (SO4 )3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

a. Hoàn thành phương trình phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa.

b. Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,02M để phản ứng vừa đủ 20 mL dung dịch FeSO4 0,1M.

Câu 5. Cho 2,34 g kim loại M (hóa trị n) tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc nóng, dư) thu được muối sulfate của M, 3,2227 lít SO2 (đk chuẩn), và nước. Xác định kim loại M.

Câu 6: Viết phương trình nhiệt hóa học của các quá trình tạo thành những chất sau từ đơn chất.

a. Nước ở trạng thái khí biết rằng khi tạo thành 1 mol hơi nước từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất trong điều kiện thường giải phóng 214,6 kJ nhiệt.

b. Ammonia (NH3) ở trạng thái khí biết để tạo thành 2,5 gam ammonia từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất trong điều kiện thường giải phóng 22,99 kJ nhiệt.

.............

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Hóa học 10

3. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……

TRƯỜNG THPT ………..

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

Môn: HÓA HỌC

Khối: 10

Năm học: 2023-2024

I. Lý thuyết

1. Chương 3: Liên kết hóa học

- Quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hóa học cho các nguyên tố nhóm A.

- Các loại liên kết hóa học: liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, liên kết hydrogen và tương tác van der waals.

- Liên kết ion: khái niệm, bản chất, tinh thể ion, giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử.

- Liên kết cộng hóa trị: khái niệm, bản chất, kiểu liên kết (đơn, đôi, ba), phân loại (liên kết cộng hóa trị không phân cực, có phân cực và liên kết cho – nhận), sự hình thành liên kết б và π dựa vào sự xen phủ AO, viết công thức electron, Lewis và công thức cấu tạo.

- Phân biệt các loại liên kết dựa vào độ âm điện.

- Liên kết hydrogen và tương tác van der waals: khái niệm, bản chất, sự ảnh hưởng của liên kết hydrogen và tương tác van der waals đến tính chất vật lý của các chất.

2. Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử

- Khái niệm sự oxi hóa, sự khử, chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.

- Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử.

- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn.

II. Bài tập

Làm tất cả bài tập SGK chương 3 và 4

C. Một số bài tập tham khảo

I. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1. Dùng sơ đồ để biểu diễn sự hình thành liên kết trong mỗi hợp chất ion sau đây:

a) magnesium fluoride (MgF2).

b) potassium fluoride (KF).

c) sodium oxide (Na2O).

d) calcium oxide (CaO).

Bài 2. Cho các phân tử sau: F2, N2, H2O, CO2.

a) Hãy viết công thức Lewis của các phân tử đó.

b) Hãy cho biết phân tử nào chứa liên kết cộng hoá trị phân cực và phân tử nào chứa liên kết cộng hoá trị không phân cực, phân tử nào phân cực và phân tử nào không phân cực

Bài 3. Cho các phân tử sau: Br2, H2S, CH4, NH3, C2H4, C2H2.

a) Phân tử nào có liên kết cộng hoá trị không phân cực? Phân tử nào có liên kết cộng hoá trị phân cực?

b) Phân tử nào chỉ có liên kết đơn? Phân tử nào có liên kết đôi? Phân tử nào có liên kết ba?

Bài 4. Ghép nhiệt độ nóng chảy với chất tương ứng và giải thích.

Chất

Nhiệt độ nóng chảy (oC)

a) Nước

1) –138

b) Muối ăn

2) 80

c) Băng phiến

3) 0

d) Butane

4) 801

Bài 5. Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất oxi hoá, chất khử trong mỗi trường hợp sau:

a) H2S + SO2→S + H2O

b) SO2+ H2O + Cl2→ H2SO4 + HCl

c) FeS2+ O2→ Fe2O3 + SO2

d) C12H22O11 + H2SO4 → CO2 + SO2 + H2O

d) Na2SO3+ KMnO4+H2O → Na2SO4 + MnO2 + KOH

e) FeSO4+ K2Cr2O7+ H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O

g) Fe3O4+ HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O

h) (NH4)2Cr2O7N2 + Cr2O3 +H2O

i) FexOy+ HNO3→ Fe(NO3)3 + NO + H2O

Bài 6. Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + K2SO4 + MnSO4.

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

b) Xác định thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.

Bài 7. Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO4) trong dung dịch sulfuric acid (H2SO4), thu được 3,02 g manganese(II) sulfate (MnSO4), I2 và K2SO4.

a) Tính số gam iodine (I2) tạo thành.

b) Tính khối lượng potassium iodide (KI) đã tham gia phản ứng.

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử?

A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững.
B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
C. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8.
D. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.

Câu 2. Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

A. Chlorine.
B. Sulfur.
C. Oxygen.
D. Hydrogen.

Câu 3. Sodium hydride (NaH) là một hợp chất được sử dụng như một chất lưu trữ hydrogen trong các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu do khả năng giải phóng hydrogen của nó. Trong sodium hydride, nguyên tử sodium có cầu hình electron bền của khí hiếm

A. helium.
B. argon.
C. krypton.
D. neon.

Câu 4. Khi tham gia hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?

A. Helium và argon.
B. Helium và neon.
C. Neon và argon.
D. Argon và helium.

Câu 5. Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình electron bến của các khí hiếm nào dưới đây?

A. Neon và argon.
B. Helium và xenon.
C. Helium và radon.
D. Helium và krypton.

Câu 6. Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách

A. cho đi 2 electron.
B. nhận vào 1 electron.
C. cho đi 3 electron.
D. nhận vào 2 electron.

Câu 7. Cho các phân tử sau: Cl2, H2O, NaF và CH4. Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon?

A. 3.
B. 2.
C. 5
D. 4.

...............

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập giữa học kì 2 Hóa học 10 

Liên kết tải về

zip Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK