Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Hóa học 9 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.
Đề cương ôn tập Hóa học 9 giữa học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Hóa học 9 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 9, đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 9.
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Hóa học 9 năm 2023 - 2024
I. Kiến thức cơ bản
- Tính chất chung của phi kim.
- Tính chất, ứng dụng của một số phi kim (clo, cacbon, silic) và hợp chất của chúng.
- Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Hidro cacbon: metan, etylen, axetylen: trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế. (Không kiểm tra các nội dung có liên quan đến benzen)
- Các loại phản ứng hóa học: phản ứng thế, cộng, cháy, trùng hợp.
II. Các dạng bài tập ôn luyện
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để có thể nhận biết 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu đen là: bột than, bột đồng(II) oxit và bột mangan đioxit, ta dùng
A. dung dịch HCl đặc.
B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch CuSO4.
D. nước.
Câu 2: Có những chất khí: H2, O2, CO2, SO2, Cl2. Những khí cùng tồn tại trong một bình chứa để nơi có nhiệt độ cao mà không có phản ứng hoá học là:
A. H2, O2, CO2.
B. Cl2, SO2, O2
C. H2, CO2, Cl2.
D. CO2, SO2, H2.
Câu 3: Có các chất bột màu trắng sau: BaCO3, BaCl2, BaSO4. Chỉ dùng dd nào dưới đây để phân biệt các chất bột trên?
A. dd HCl
B. dd NaOH.
C. dd Ca(OH)2.
D. dd NaCl.
Câu 4: Cho sơ đồ sau: A, B, C, D (Axit). Các chất A, B, C, D có thể lần lượt là:
A. C, CO2, CO, H2CO3.
B. S, SO2, SO3, H2SO3.
C, S, SO2, SO3, H2SO4.
D. N2, N2O, NO, HNO2.
..............
Câu 10: Trong sơ đồ phản ứng sau:
H2 + A → B
B + MnO2 → A + C + D
A + C → B + E
A, B, C, D, E trong các phản ứng trên lần lượt là:
A. Cl2, HCl, H2O, HClO, NaCl.
B. Cl2, HCl, HClO, H2O, NaClO.
C. Cl2, HCl, HClO, MnCl2, NaClO.
D. Cl2, HCl, MnCl2, H2O, HClO.
Câu 11: Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng
A. O; F; N; P.
B. F; O; N; P.
C. O; N; P; F.
D. P; N; O; F.
Câu 12: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim tăng dần?
A. Si < P < S < Cl.
B. Si < Cl < S < P.
C. Cl < P < Si < S.
D. Si < S < P < Cl.
Câu 13: Trong chu kỳ 2, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau:
A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu.
B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh.
C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh.
D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu.
Câu 14: Nguyên tố X ở chu kỳ 3 nhóm VI, nguyên tố Y ở chu kỳ 2 nhóm VII. So sánh tính chất của X và Y thấy
A. tính phi kim của X mạnh hơn Y.
B. tính phi kim của Y mạnh hơn X.
C. X, Y có tính phi kim tương đương nhau.
D. X, Y có tính kim loại tương đương nhau.
Câu 15: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 3, nhóm II.
B. chu kỳ 3, nhóm III.
C. chu kỳ 2, nhóm II.
D. chu kỳ 2, nhóm III.
Câu 16: Nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm IA, điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. Z = 13.
B. Z = 10.
C. Z = 12.
D. Z = 11.
Câu 17: Biết cấu tạo nguyên tử X như sau: có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn thì nguyên tố X là
A. Clo.
B. Photpho.
C. Nitơ.
D. Lưu huỳnh.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 18: Để đốt cháy hoàn toàn 5 gam đơn chất R cần vừa đủ 3,5 lít oxi (đktc). Vậy đơn chất R là
A. Cacbon.
B. Đồng.
C. Lưu huỳnh.
D. Nhôm.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một phi kim X trong bình chứa khí oxi dư. Khi phản ứng kết thúc, thu được một oxit trong đó oxi chiếm 56,338% theo khối lượng. Công thức oxit thu được là
A. SO2
B. CO2.
C. P2O5.
D. NO2.
Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của x
A. 16,05.
B. 32,10.
C. 48,15.
D. 72,25.
Câu 21 Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KClO3. Thể tích khí O2 (đktc) thu được là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít.
Câu 22: Nhiệt phân hoàn toàn 55,3 gam KMnO4 thu được V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 7,84.
B. 3,36.
C. 3,92.
D. 6,72.
Câu 23: Nhiệt phân hoàn toàn 17 gam NaNO3, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 1,12 .
C. 3,36.
D. 4,48.
Câu 24: Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam Mg(NO3)2, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 1,68.
B. 6,72.
C. 8,4.
D. 10,8.
Câu 25: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2, thu được 0,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) và chất rắn Y. Giá trị của m là :
A. 4.
B. 2.
C. 9,4.
D. 1,88.
Câu 26: Để điều chế 5,6 gam canxi oxit, cần nhiệt phân bao nhiêu gam CaCO3?
A. 10gam.
B. 100gam.
C. 50 gam.
D. 5 gam.
Câu 27: Nung 3 tạ đá vôi (CaCO3) chứa 20% tạp chất. Khối lượng vôi sống (CaO) thu được là
A. 1,34 tạ.
B. 1 ,42 tạ.
C. 1,46 tạ.
D. 1,47 tạ.
Câu 28: Nung hoàn toàn hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3, thu được 76 gam hai oxit và 33,6 lít CO2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là
A. 142 gam.
B. 124 gam.
C. 141 gam.
D. 140 gam.
Câu 29: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố
A. C.
B. N.
C. S.
D. P.
Câu 30: R là nguyên tố phi kim, hợp chất của R với hiđro có công thức chung là RH2 chứa 5,88% H về khối lượng. R là nguyên tố
A. C.
B. N.
C. P.
D. S.
Câu 31: Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hiđro có công thức hoá học chung là RH4, trong hợp chất này hiđro chiếm 25% về khối lượng. R là
A. lưu huỳnh.
B. photpho.
C. cacbon.
D. silic.
Câu 32: Một hợp chất khí của R với hiđro có công thức RH3. Trong đó R chiếm 91,1765% theo khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kỳ mấy, nhóm mấy?
A. Chu kỳ 2, nhóm III.
B. Chu kỳ 3, nhóm V.
C. Chu kỳ 3, nhóm VI.
D. Chu kỳ 2, nhóm II.
Câu 33: Trong hợp chất khí với oxi của nguyên tố X có hoá trị IV, oxi chiếm 50% về khối lượng. Nguyên tố X là
A. C.
B. H.
C. S.
D. P.
Câu 34: Đốt 3,4 gam khí X, thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Công thức hoá học của X là
A. H2S.
B. CH4.
C. PH3.
D. NH3.
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1: Hoàn thành các phương trình sau, ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có):
a. CH4+ Cl2 ……… + ………
b. C2H4 + Br2 ………
c. C2H2+ O2 ……… + ………
d. C2H2+ 2Br2 ………
e. … + CH2=CH2+ CH2=CH2 + CH2=CH2 + … ………
Bài 2: Cho 5,6 lit (đktc) hỗn hợp khí CH4, C2H4 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch brom, sau phản ứng thu được 18,8g đibrom etan.
Viết phương trình phản ứng.
Xác định phần trăm thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp lúc đầu.
Tính nồng độ mol/lit của dung dịch brom đã dùng. (Br = 80, C = 12, O = 16, H = 1)