Trang chủ Học tập Lớp 11 Đề thi giữa kì 2 lớp 11

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.

Đề cương giữa kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Công nghệ 11 các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

I. Trắc Nghiệm

Câu 1: Đâu không phải ý nghĩa của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi?

A. Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi.
B. Tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
C. Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép.
D. Tiết kiệm chi phí thức ăn.

Câu 2: Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm hai loại, đó là:

A. Thức ăn chuyên công nghiệp và thức ăn bán công nghiệp
B. Thức ăn nông nghiệp và thức ăn thuỷ sản
C. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu là công nghệ cao được ứng dụng trong bảo quản thức ăn chăn nuôi

A. Sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc sinh học
B. Bảo quản thức ăn bằng bao tải
C. Sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc hóa học
D. Bảo quản thức ăn bằng nhà kho

Câu 4: Ý nào dưới đây không thích hợp với nơi bảo quản thức ăn chăn nuôi?

A. Có ánh nắng chiếu trực tiếp
B. Cao ráo, khô, thoáng khí
C. Tránh nắng, mưa
D. Tránh sự xâm hại của côn trùng, chuột

Câu 5: Để bảo quản rơm lúa sau khi thu cắt bằng phương pháp phơi khô thì ta làm thế nào?

A. Cho vật nuôi ăn ngay lập tức, càng nhanh càng tốt.
B. Phơi khô rơm lúa một cách tự nhiên và đóng bánh hoặc cuộn thành khối, sau đó bảo quản trong kho hoặc nơi cao ráo có mái che và khô thoáng.
C. Phơi khô rơm lúa ở trong lò nung và đóng thành tảng để duy trì dưỡng chất, sau đó bảo quản ở nơi có nhiệt độ cao, khô thoáng
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đâu là một phương pháp bảo quản thức ăn thô?

A. Bảo quản bằng phương pháo oxi hoá – khử
B. Bảo quản bằng phương pháp đóng băng
C. Bảo quản bằng phương pháp vôi hoá
D. Bảo quản bằng phương pháp kiềm hoá

Câu 7: Bảo quản bằng phương pháp ủ chua: Thức ăn thô, xanh được ủ chua trong túi, trong silo hoặc hào ủ. Lactic acid sinh ra trong quá trình ủ chua sẽ:

A. Ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng và gây bệnh, giúp kéo dài thời gian bảo quản thức ăn 3 – 6 tháng
B. Làm gia tăng lượng vi sinh vật có lợi nhằm duy trì tính nguyên vẹn của thức ăn từ 3 – 6 tháng.
C. Phủ lên bề mặt thức ăn một lớp bảo vệ nhằm chống lại sự tác động của môi trường xung quanh, giúp duy trì thức ăn được lâu hơn.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đâu là công thức ủ chua thức ăn thô, xanh hợp lí?

A. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.05 kg muối + 2 kg đường hoặc rỉ mật.
B. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.5 kg muối + 0.2 kg đường hoặc rỉ mật.
C. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.05 kg muối + 0.2 kg đường hoặc rỉ mật.
D. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.5 kg muối + 2 kg đường hoặc rỉ mật.

Câu 9: Ở bước xử lí nguyên liệu khi thực hành phương pháp ủ men tinh bột, bánh men rượu gạo cần được:

A. Nghiền nhỏ, rây loại bỏ trấu
B. Nghiền nát bét thành bột mịn
C. Rang lại để tăng tính khả năng chống chịu
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Hiện nay các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện đại đang hướng đến tiêu chỉ 3 “không”:

A. Không tiền, không nói chuyện, không giải quyết vấn đề.
B. Không ăn, không uống, không làm sao.
C. Không bụi, không mùi và không chất thải.
D. Không chất cấm, không ô nhiễm môi trường, không phá sản.

Câu 11: Khi ủ men bột sắn thì khi ủ xong phải có màu gì?

A. Vàng nâu
B. Vàng ươm
C. Vàng rơm
D. Trắng xám

Câu 12: Trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ở quy mô công nghiệp, công việc nào cần làm trước công việc “hấp chín bằng hệ thống hơi nước”?

A. Phối trộn các nguyên liệu theo công thức tính toán sẵn
B. Ép viên, làm nguội
C. Sàng phân loại viên
D. Chuyển vào bồn chứa

Câu 13: Cho các hoạt động sau:

-Phơi 1 – 2 ngày nếu hàm lượng nước lớn hơn 75%.

-Băm nhỏ 3 – 5 cm để nén được chặt - tạo điều kiện yếm khí.

-Bổ sung rỉ mật đường hoặc tinh bột.

Các hoạt động này thuộc bước nào của quy trình ủ chua thức ăn thô, xanh?

A. Chuẩn bị nguyên liệu
B. Xử lí nguyên liệu
C. Ủ chua
D. Sử dụng

Câu 14: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?

A. Bệnh truyền nhiễm
B. Bệnh không truyền nhiễm
C. Bệnh kí sinh trùng
D. Bệnh di truyền

Câu 15: Bệnh dịch tả lợn cổ điển là:

A. Bệnh truyền nhiễm do virus nhóm A gây ra, tác động đến lợn ở nhiều góc độ, làm mất hệ miễn dịch và lây lan nhanh ra đồng loại.
B. Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 – 90%.
C. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở tuổi trưởng thành. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.
D. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở mọi độ tuổi. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.

............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương giữa kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Liên kết tải về

pdf Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
doc Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK