Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm kèm theo.
Đề cương giữa kì 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Công nghệ 10 các bạn xem thêm đề cương giữa kì 2 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức
PHÒNG GD&ĐT QUẬN...... | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II |
I. Nội dung ôn tập, hình thức kiểm tra
1. Phạm vi kiến thức: Bài 12; 13; 14; 15; 16 Sách giáo khoa Công nghệ 10
2. Hình thức đề kiểm tra
-100% Trắc nghiệm khách quan câu TNKQ.
3. Mức độ đánh giá
-Nhận biết: 40%
-Thông hiểu: 30%
-Vận dụng: 20%
-Vận dụng cao: 10%
II. Nội dung ôn thi giữa kì 2 Công nghệ 10
1. Lý Thuyết
Bài 12: Hình chiếu phối cảnh Bài 13: Biểu diễn ren
Bài 14: Bản vẽ chi tiết Bài 15: Bản vẽ lắp
Bài 16: Bản vẽ xây dựng
2. Một số dạng câu hỏi tham khảo:
1. Hình chiếu phối cảnh được ứng dụng trong lĩnh vực nào:
A. Kiến trúc và xây dựng
B. Cơ khí
C. Kiến trúc và cơ khí
D. Không có đáp án đúng
2. Hình chiếu phối cảnh có mấy loại:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
3. Trong quy ước biểu diễn ren, nét liền đậm không dùng để vẽ:
A. Đường đỉnh ren
B. Đường chân ren
C. Đường giới hạn ren
D. Vòng đỉnh ren
4. Ren dùng để làm gì:
A. Ghép nối các chi tiết
B. Truyền lực
C. Trang trí
D. Ghép nối các chi tiết, truyền lực
5. Bản vẽ chi tiết thể hiện nội dung gì:
A. Hình dạng, cấu tạo của chi tiết.
B. Hình dạng, kích thước của chi tiết.
C. Hình dạng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
D. Hình dạng, cấu tạo, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
6. Cách lập bản vẽ chi tiết gồm có mấy bước:
A . 2
B. 3
C. 4
D. 5
7. Trình tự đọc bản vẽ lắp:
A . Khung tên- Bảng kê-Hình biểu diễn-Kích thước-Phân tích chi tiết-Tổng hợp
B. Bảng kê- Khung tên-Hình biểu diễn-Kích thước-Phân tích chi tiết-Tổng hợp
C. Khung tên- Bảng kê-Hình biểu diễn-Phân tích chi tiết-Kích thước-Tổng hợp
D. Khung tên- Bảng kê-Hình biểu diễn-Kích thước- Tổng hợp-Phân tích chi tiết
8. Bản vẽ lắp dùng để:
A. Chế tạo chi tiết
B. Kiểm tra chi tiết
C. Lắp ráp sản phẩm
D. Lắp ráp và kiểm tra sản phẩm
9. Bản chất của bản vẽ mặt bằng tổng thể là… của công trình trên khu đất xây dựng:
A. Hình cắt bằng
B. Hình chiếu bằng
C. Hình chiếu đứng
D. Hình chiếu cạnh
10. Trong các hình biểu diễn của ngôi nhà, hình biểu diễn nào quan trọng nhất:
A. Mặt bằng
B. Mặt đứng
C. Hình cắt
D. Hình chiếu phối cảnh
Câu 11: Bước 1 trong các bước lập bản vẽ chi tiết là gì?
A. Tìm hiểu công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
B. Chọn phương án biểu diễn.
C. Vẽ các hình biểu diễn.
D. Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên.
Câu 12: Công dụng của bản vẽ chi tiết là:
A. Chế tạo chi tiết
B. Kiểm tra chi tiết
C. Chế tạo và kiểm tra chi tiết
D. Đáp án khác
Câu 13: Tại sao khi lập bản vẽ chi tiết phải nghiên cứu, đọc tài liệu có kiên quan?
A. Để hiểu công dụng chi tiết
B. Để hiểu yêu cầu kĩ thuật của chi tiết
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 14: Trong khi lập bản vẽ chi tiết, chọn phương án biểu diễn là lựa chọn gì?
A. Chọn hình chiếu
B. Chọn hình cắt
C. Chọn mặt cắt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Công dụng của bản vẽ lắp là:
A. Lắp ráp chi tiết
B. Chế tạo chi tiết
C. Kiểm tra chi tiết
D. Đáp án khác
Câu 16: Các loại ren được vẽ:
A. Theo cùng một quy ước
B. Theo các quy ước khác nhau
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 17: Quy ước về đường đỉnh ren của ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào ?
A. Đường đỉnh ren của ren lỗ nằm ngoài đường chân ren
B. Đường đỉnh ren của ren trục nằm ngoài đường chân ren
C. Đường đỉnh ren của ren trục nằm trong đường chân ren
D. Đáp án A, B, C
Câu 18: Ren được hình thành ở mặt trong của lỗ được gọi là:
A. Ren trong
B. Ren ngoài
C. Ren không nhìn thấy
D. Đáp án A hoặc B
Câu 19: Tên gọi khác của ren ngoài là:
A. Ren lỗ
B. Ren trục
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 20: Quy ước vẽ ren ngoài nào sau đây không đúng ?
A. Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm
B. Đường chân ren được vẽ bằng nét liền đậmf
C. Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh
D. Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm
Câu 21: Vòng chân ren được vẽ
A. Cả vòng
B. 1/2 vòng
C. 3/4 vòng
D. 1/4 vòng
Câu 22: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào có ren?
A. Đèn sợi đốt
B. Đai ốc
C. Bulong
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23: Tên gọi khác của ren trong là:
A. Ren lỗ
B. Ren trục
C. Đỉnh ren
D. Chân ren
Câu 24: Ren có kết cấu:
A. Đơn giản
B. Phức tạp
C. Tùy từng trường hợp
D. Đáp án khác
Câu 25: Đối với ren nhìn thấy, đường chân ren vẽ bằng nét:
A. Liền mảnh
B. Liền đậm
C. Nét đứt mảnh
D. Đáp án khác
------------ HẾT ------------