Trang chủ Học tập Lớp 10 Đề thi học kì 2 Lớp 10

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo

Ôn tập cuối kì 2 Vật lí 10 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trọng tâm trong học kì 2.

Đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo

I. MÔ MEN LỰC

Câu 1: Đơn vị của mômen lực là

A. m/s
B. N. m
C. kg. m
D. N. kg

Câu 2: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng

A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
B. véctơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
D. luôn có giá trị dương.

Câu 3: Cánh tay đòn của lực bằng

A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.

Câu 4: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi

A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
B. lực có giá song song với trục quay
C. lực có giá cắt trục quay
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay

Câu 5: Điều kiện cân bằng của một chất điểm có trục quay cố định còn được gọi là

A. quy tắc hợp lực đồng quy
B. quy tắc hợp lực song song
C. quy tắc hình bình hành
D. quy tắc mômen lực

Câu 6: Hệ hai lực cân bằng và ba lực cân bằng có chung tính chất

A. tổng momen lực bằng 0.
B. cùng giá và cùng độ lớn.
C. ngược chiều và cùng độ lớn.
D. đồng phẳng và đồng quy.

Câu 7: Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là

A. M=F. f
B. M=\frac{F}{d}

C.\ \frac{F_1}{d_1}=\frac{F_2}{d_2}

D. F1d1=F2d2

Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực:

A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vật nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.

Câu 9: Khi một lực tác dụng vào vật rắn, yếu tố nào sau đây của lực có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến tác dụng của lực:

A. độ lớn
B. chiều
C. điểm đặt
D. phương

Câu 10: Một lực có độ lớn là 5,5 N và cánh tay đòn là 2m. Mômen của lực đó là:

A. 10 N.
B. 10 Nm.
C. 11N.
D. 11Nm.

Câu 11: Một lực có mômen với trục quay cố định là 10 Nm, khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20cm. Độ lớn của lực là:

A. 0. 5 (N).
B. 50 (N).
C. 200 (N).
D. 20(N)

Câu 12: Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là

A. 200N. m
B. 200N/m
C. 2N. m
D. 2N/m

Câu 13. Chọn đáp án đúng. Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho

A. tác dụng kéo của lực.
B. tác dụng làm quay của lực.
C. tác dụng uốn của lực.
D. tác dụng nén của lực.

Câu 14. Một thanh chắn đường dài 7,8m, có trọng lượng 2100N và có trọng tâm ở cách đầu trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái. 1,5m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu để thanh ấy nằm ngang.

A. 100N.
B. 200N.
C. 300N.
D. 400N.

II. NĂNG LƯỢNG. CÔNG. CÔNG SUẤT

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng?

A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
B. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.
D. Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là calo.

Câu 16: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?

A. nhiệt năng.
B. động năng.
C. hóa năng.
D. quang năng.

Câu 17: Năng lượng từ pin Mặt Trời có nguồn gốc là

A. năng lượng hóa học.
B. năng lượng nhiệt.
C. năng lượng hạt nhân.
D. quang năng.

Câu 18: Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hóa từ điện năng sang cơ năng?

A. Quạt điện.
B. Máy giặt.
C. Bàn là.
D. Máy sấy tóc.

Câu 19: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công?

A. N/m.
B. cal.
C. N/s.
D. kg.m2

Câu 20. Đơn vị của công trong hệ SI là

A.W.
B. M.kg.
C. J.
D. N.

Câu 21. Đơn vị của công suất

A.J.s.
B. kg.m/s.
C. J.m.
D. W.

Câu 22. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

A. Oát (W).
B. Kilôoat (KW).
C. Kilôoat giờ (KWh).
D. Mã lực (HP).

Câu 23. KWh là đơn vị của

A. hiệu suất.
B. công suất.
C. động lượng.
D. công.

Câu 25. Chọn phát biểu sai? Công của lực

A. là đại lượng vô hướng.
B. có giá trị đại số.
C. được tính bằng biểu thức F.s.cosα.
D. luôn luôn dương.

Câu 26. Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là

A. lực ma sát.
B. lực phát động.
C. lực kéo.
D. trọng lực.

................

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Vật lí 10 CTST

Liên kết tải về

pdf Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK