Đề cương ôn tập cuối kì 1 Địa lý 11 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 sách Chân trời sáng tạo

Ôn tập cuối kì 1 Địa lý 11 (Có đáp án)

Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lý 11 Chân trời sáng tạo là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.

Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Địa lý 11 Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng câu hỏi ôn tập kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Địa lý 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THPT………

BỘ MÔN: ĐỊA LÍ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: ĐỊA LÝ KHỐI 11 CTST

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Liên minh châu Âu (EU)

  • Bài 10: Liên minh châu Âu
  • Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức

2. Khu vực Đông Nam Á

  • Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á
  • Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
  • Bài 14: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á

3. Khu vực Tây Nam Á

  • Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á
  • Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á

II. KỸ NĂNG

1. Đọc và phân tích được các bảng số liệu.

2. Biết vẽ và nhận xét được một số dạng biểu đồ .

III. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 1

Câu 1. Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi Liên minh châu Âu?

A. Pháp.

B. Đức.

C. Anh.

D. Bỉ.

Chọn C

Vào năm 2016 nước Anh đã trưng cầu dân ý rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và được đa số người dân đồng thuận và đến năm 2020 các thủ tục để nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đã hoàn tất và đi đến thống nhất, Anh chính thức rời EU.

Câu 2. Nhiều vấn đề về kinh tế và chính trị ở các quốc gia châu Âu không phải do

A. Chính phủ quyết đưa ra quyết định.

B. Hội đồng châu Âu quyết định.

C. Ủy ban Liên minh châu Âu quyết định.

D. Hội đồng bộ trưởng EU quyết định.

Chọn A

Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà do các cơ quan của EU quyết định (Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, Ủy ban Liên minh châu Âu).

Câu 3. Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về

A. con người, hàng không, y tế, văn hóa.

B. hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ.

C. tiền vốn, dịch vụ, văn hóa, quân sự.

D. dịch vụ, du lịch, con người, giáo dục.

Chọn B

Thị trường chung châu Âu được hình thành, đảm bảo quyền tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn (tiền tệ) cho các nước thành viên.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với sự phát triển vững mạnh của Liên minh châu Âu?

A. Số lượng các thành viên gia nhập tăng lên.

B. Không gian lãnh thổ không ngừng mở rộng.

C. Các liên kết, hợp tác được mở rộng chặt chẽ.

D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế tăng.

Chọn D

- Trải qua quá trình hình thành và phát triển, số lượng thành viên EU tăng liên tục, từ 6 nước ban đầu (1957), đến năm 2021 đã có 27 thành viên.

- Sự mở rộng về thành viên cũng là quá trình mở rộng lãnh thổ EU.

- Trong hợp tác được mở rộng ở nhiều lĩnh vực: không chỉ liên kết về kinh tế, pháp luật, nôi vụ mà cả lĩnh vực an ninh đối ngoại; liên kết chặt chẽ hơn thể hiện qua thể chế.

- Tuy nhiên hạn chế của EU là chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên ngày càng tăng.

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm của Liên minh châu Âu?

A. Liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.

B. Lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia.

C. Là tổ chức thương mại phụ thuộc rất lớn vào các nước.

D. Liên kết khu vực chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Chọn A.

- EU là một liên kết khu vực có 27 quốc gia mỗi nước có trình độ phát triển khác nhau.

- EU là có hoạt động ngoại thương với bên ngoài nên cũng sẽ bị phụ thuộc vào bên ngoài.

- EU là khu vực kinh tế phát triển nhưng không thể chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.

-> Nhận định đúng là: Liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới (27 quốc gia thành viên năm 2023).

Câu 6. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

A. Phía bắc Mi-an-ma.

B. Phía nam Việt Nam.

C. Phía bắc của Lào.

D. Phía bắc Phi-lip-pin.

Chọn A

Một phần lãnh thổ phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ đại lục Trung Quốc thổi về.

Câu 7. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Tập trung rất nhiều loại khoáng sản và khí hậu thuận lợi.

B. Là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.

C. Nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.

D. Nền kinh tế phát triển mạnh và giàu có nguồn tài nguyên.

Chọn C

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì khu vực này là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

Câu 8. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do

A. diện tích rừng rộng lớn.

B. giàu có về khoáng sản.

C. vùng biển nhiều thủy sản.

D. có nền kinh tế phát triển.

Chọn B

Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do khu vực này giàu có về tài nguyên khoáng sản với một số loại khoáng sản chủ yếu là than, khí tự nhiên, dầu mỏ, sắt, đồng,…

Câu 9. Khu vực Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?

A. Đồng bằng rộng lớn.

B. Núi và cao nguyên.

C. Các thung lũng rộng.

D. Đồi núi và núi lửa.

Chọn D

Đông Nam Á hải đảo: Địa hình chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa; các đồng bằng phần lớn nhỏ hẹp nằm ven biển, một số đồng bằng lớn có ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê,...

Câu 10. Khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là

A. có địa hình núi hiểm trở.

B. không có đồng bằng lớn.

C. lượng mưa trong năm nhỏ.

D. xuất hiện nhiều thiên tai.

Chọn D

Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như bão, lũ lụt, sóng thần, núi lửa,…

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

A. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh.

B. Chủ yếu là kiểu khí hậu xích đạo.

C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

D. Ven biển có các đồng bằng phù sa.

Chọn B

Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là:

- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa; sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

- Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các hệ thống sông lớn.

=> Phần lớn có kiểu khí hậu xích đạo không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa.

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Địa lý 11 Chân trời sáng tạo 

Liên kết tải về

pdf Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 sách Chân trời sáng tạo
doc Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 sách Chân trời sáng tạo 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK