Trang chủ Học tập Lớp 6 Đề thi học kì 2 Lớp 6

Đề cương học kì 2 môn Văn 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Văn năm 2023 - 2024

Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024:

Đề cương học kì 2 môn Văn 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo

Phần 1: Ma trận kiểm tra học kì II

I. Văn bản:

1. Các văn bản:

  • Học thầy, học bạn
  • Bàn về nhân vật Thánh Gióng
  • Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc
  • Lẵng quả thông
  • Con muốn làm một cái cây
  • Và tôi nhớ khói

2. Yêu cầu:

  • Nắm được xuất xứ, thể loại, ngôi kể, sự việc, nhân vật, chi tiết tiêu biểu....; phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
  • Nắm được các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
  • Khái quát được đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản hay đoạn trích thuộc văn bản.
  • Bài học, thông điệp.

II. Tiếng Việt

1. Nội dung:

  • Từ mượn; Yếu tố Hán Việt
  • Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó.

2. Yêu cầu:

  • Hiểu được mục đích của việc mượn từ và nắm được nguyên tắc mượn từ.
  • Hiểu được nghĩa các yếu tố Hán Việt.
  • Nắm được ý nghĩa của việc lựa chọn cấu trúc câu. Biết viết câu theo cấu trúc để nhấn mạnh ý nghĩa.

III. Tập làm văn

Phần 2: Kiến thức ôn tập

I. VĂN BẢN

Văn bản

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Học thầy, học bạn

Học từ thầy là quan trọng

Lí lẽ 1: Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo

Lí lẽ 2: Cần một người thầy có hiểu biết, giàu kinh nghiệm.

Bằng chứng: Thầy Ve-rốc-chi-o dạy dỗ Lê-ô-na-đô Đa Vin- chi thành tài.

Học từ bạn bè cũng rất quan trọng.

Lí lẽ: Học từ bạn, đồng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ chịu hơn.

Bằng chứng: Thảo luận nhóm là một phương pháp học từ bạn hiệu quả để mỗi thành viên đều tích luỹ được tri thức cho mình.

Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Thánh Gióng là một nhân vật phi thường.

- Lí lẽ 1: Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường.

- Bằng chứng: những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng, Gióng bay về trời...

- Lí lẽ 2: Ở Gióng có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý chí

- Bằng chứng: 3 tuổi bỗng cất tiếng nói, Gióng lớn nhanh như thổi, nhổ bụi tre đánh giặc…

Thánh Gióng cũng mang những nét bình thường của con người trần thế.

- Lí lẽ 1: Nguồn gốc, lai lịch của Gióng thật rõ ràng, cụ thể và xác định.

- Bằng chứng: Gióng là một con Người, một con người của làng Phù Đổng, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sáu.

- Lí lẽ 2: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

- Bằng chứng: Gióng vẫn phải "nằm trong bụng mẹ", "vẫn phải uống nước, ăn cơm với cà", vẫn mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng,...

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

Ngọt ngào là hạnh phúc

- Lý lẽ 1: sự dịu dàng, thoải mái, bình yên.

- Bằng chứng: Sự quan tâm, yêu thương, lời nói ngọt ngào dành cho nhau.

- Lý lẽ 2: Cuộc sống giàu có, sung túc đầy đủ.

- Bằng chứng: Tỉ phú Bill Gates dành 45,6% tài sản làm quỹ từ thiện.

Hạnh phúc còn được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau

- Lý lẽ 1: Khi mang con trong bụng mẹ thấy nặng nề, mệt nhọc, khi sinh con….

- Bằng chứng: Biết con bình an, con khóc …

- Lý lẽ 2: Không may mắc bệnh hiểm nghèo vẫn có thể hạnh phúc.

- Bằng chứng: Võ Thị Ngọc Nữ….

VĂN BẢN

PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

NỘI DUNG

NGHỆ THUẬT

Lẵng quả thông

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Câu chuyện kể về cách tặng quà và món quà của nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng cô bé Đa-ni, tác giả khẳng định giá trị của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người.

- Lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc, thể hiện sự quan sát và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

- Ngôn ngữ miêu tả chính xác, giàu cảm xúc.

Con muốn làm một cái cây

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Truyện Con muốn làm một cái cây kể về kỉ niệm thời thơ ấu gắn bó với thiên nhiên, với người ông nhân hậu và ước mơ được sống trong một không gian quen thuộc của đứa trẻ.

-Xây dựng hình ảnh cây ổi, tạo nên nét đặc sắc cho truyện: là hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối truyện, kết nối thời gian từ quá khứ - hiện tại – tương lai.

-Thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật sâu sắc, làm nổi bật được tâm lí trẻ thơ.

Và tôi nhớ khói

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Văn bản là những cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác giả về hình ảnh khói bếp gắn liền với tuổi thơ nơi quê hương.

- Hình ảnh khói bếp được nhân hóa, mang đủ những cung bậc cảm xúc, trở nên gần gũi, thân quen với con người. Cách cảm nhận tinh tế, sâu sắc bằng nhiều giác quan.

I. TIẾNG VIỆT

1. Từ mượn; Yếu tố Hán Việt:

- Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

Ví dụ: Tráng sĩ, hải sản, gia nhân, radio, axit...

* Lí do mượn:

  • Do từ thuần Việt còn thiếu để gọi tên sự vật.
  • Để làm giàu thêm cho vốn từ của mình.

* Nguyên tắc mượn:

  • Mượn khi cần tạo sự trang trọng, nhã nhặn, lịch sự.
  • Không lạm dụng từ mượn gây khó hiểu làm mất đi sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt.

2. Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó:

  • Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến.
  • Viết câu nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn.

II. TẬP LÀM VĂN

  • Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
  • Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự việc.

Dàn ý chung:

1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện.

  • Thời gian
  • Không gian
  • Những nhân vật có liên quan
  • Kể lại các sự việc

Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.

BẢNG KIỂM

CÁC PHẦN VIẾT CỦA BÀI

NỘI DUNG KIỂM TRA

ĐẠT/

CHƯA ĐẠT

Mở bài

Dùng ngôi thứ nhất để kể

Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm

Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc

Thân bài

Trình bày hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng

Miêu tả chi tiết các sự việc

Thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc được kể.

Kết bài

Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân

2. Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự việc.

Mở bài: giới thiệu sự kiện được thuật lại. (sự kiện gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào, …)

Thân bài: Thuật lại các hoạt động trong sự kiện theo diễn tiến thời gian

  • Quang cảnh, không khí nơi sự kiện diễn ra.
  • Sự việc, hoạt động mở đầu.
  • Các sự việc, hoạt động tiếp theo.
  • Sự việc, hoạt động cuối cùng.

Kết bài: Đưa ra lời nhận xét, đánh giá hoặc nêu cảm nhận chung về sự việc.

BẢNG KIỂM

Các phần của bài viết

Nội dung kiểm tra

Đạt/Chưa đạt

Mở bài

Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời gian diễn ra lễ hội

Thân bài

Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát nơi diễn ra lễ hội.

Thuật lại các hoạt động theo diễn biến thời gian của lễ hội

Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy.

Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm phù hợp.

Kết bài

Nêu ra được nhận xét, đánh giá hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện.

Phần 3: ĐỀ THAM KHẢO

Đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Câu 1: Ý “học thầy” trong văn bản “Học thầy, học bạn” liên quan đến câu tục ngữ nào dưới đây?

A. Uống nước nhớ nguồn
B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
C. Có chí thì nên
D. Không thầy đố mày làm nên

Câu 2: Đáp án nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn” và “Không thầy đố mày làm nên”

A. Phản bác ý kiến của nhau
B. Đối chọi nhau
C. Bổ sung cho nhau
D. Gần gũi, tương tự nhau

Câu 3: Văn bản “Bàn về nhân vật Thánh Gióng” thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn
B. Tiểu thuyết
C. Hồi kí
D. Văn bản nghị luận

Câu 4: Trong văn bản “ Bàn về nhân vật Thánh Gióng”, Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Câu 5: Văn bản “Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?” đã mở đầu bằng tình huống gì?

A. Con hỏi mẹ
B. Cuộc dạo chơi của hai mẹ con
C. Học sinh hỏi thầy giáo
D. Thầy giáo giải thích cho học sinh về ý nghĩa hạnh phúc

Câu 6: Trong văn bản “Lẵng quả thông”, khi người giới thiệu nhắc tên Đa-ni. Cô bé đã có phản ứng đầu tiên như thế nào?

A. Xúc động phá khóc
B. Hạnh phúc và cười
C. Giật mình và ngước mắt lên nhìn
D. Buồn bã bỏ chạy.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

"Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến Phà dào dạt bến nước Bình ca."

(Ta đi tới - Tố Hữu)

a. Tìm một từ Hán Việt trong đoạn thơ trên, giải nghĩa và đặt câu với từ đó.

b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu tác dụng của việc thay đổi cấu trúc trong câu: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Câu 2: (5 điểm) Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc.

ĐỀ 2

II.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Câu 1: Ý “học bạn” trong văn bản “Học thầy, học bạn” liên quan đến câu tục ngữ nào dưới đây?

A. Uống nước nhớ nguồn
B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
C. Học thầy không tày học bạn
D. Không thầy đố mày làm nên

Câu 2: Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” liên quan đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Tôn sư trọng đạo
B. Cần cù, sáng tạo
C. Kiên cường, bất khuất
D. Cần kiệm, liêm chính

Câu 3: Văn bản “Bàn về nhân vật Thánh Gióng” nói về đề tài gì?

A. Người trí thức
B. Người nông dân
C. Vẻ đẹp đất nước
D. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm

Câu 4: Ông nội trong văn bản “Con muốn làm một cái cây” đã trồng gì cho bé Bum?

A. Cây na
B. Cây chuối
C. Cây ổi
D. Cây mít

Câu 5: Trong văn bản “Lẵng quả thông”, cô chú đã dẫn Đa-ni đi đâu?

A. Đi công viên
B. Xem xiếc thú
C. Xem kịch
D. Nghe buổi hòa nhạc

Câu 6: Trong văn bản Và tôi nhớ khói, hình ảnh khói xuất hiện ở đâu?

A. Trên cánh đồng, trong căn bếp của mỗi nhà, trong khoảng không mênh mông.
D. Trên núi đồi
C. Quanh sân vườn
D. Trên mái nhà

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1: (2 điểm) Đọc bài thơ sau:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc.
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

a. Tìm một từ Hán Việt trong bài thơ trên, giải nghĩa và đặt câu với từ đó.

b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu tác dụng của việc thay đổi cấu trúc trong câu: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Câu 2: (5 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

.....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Liên kết tải về

pdf Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo
doc Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK