Trang chủ Học tập Lớp 7 Đề thi học kì 2 Lớp 7

Đề cương học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Ôn thi học kì 2 môn HĐTN, HN 7 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn phạm vi ôn tập kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo.

Đề cương ôn tập học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 2 Tiếng Anh 7 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Đề cương cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức

UBND THÀNH PHỐ……
TRƯỜNG THCS……..

NỘI DUNG ÔN TẬP HKII MÔN HĐTN-HN LỚP 7

I. Lý thuyết ôn thi học kì 2

Chủ đề 5: Em với gia đình

+ Có kĩ năng chăm sóc người thân khi mệt, ốm.

+ Thể hiện được sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp và sự sẻ chia từ các thành viên trong gia đình.

+ Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch lao động tại gia đình.

Chủ đề 6: Em với cộng đồng

+ Thể hiện được hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.

+ Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người, không đồng tình với những hành vi kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

+ Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và vận động người thân, bạn bè tham gia.

+ Giới thiệu được những truyền thống đáng tự hào của địa phương mình.

Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường

+ Thiết kế được một số sản phẩm thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc của bản thân sau chuyến tham quan cảnh quan thiên nhiên.

+ Thực hiện được các hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại những nơi đến tham quan.

+ Tìm hiểu được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất.

+ Thực hiện được chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính bằng các hình thức khác nhau.

Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp

+ Xác định được một số nghề hiện có ở địa phương.

+ Nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương.

+ Nhận diện được những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm một số nghề ở địa phương.

Chủ đề 9: Hiểu bản thân - chọn đúng nghề

+ Chọn ra một số phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của một số ngành nghề ở đia phương.

II. Một số câu hỏi ôn tập

Phần I. Trắc nghiệm

Em hãy chọn một trong các đáp án A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Ông nội Quân bị ốm không đi lại được. Buổi chiều chỉ có Quân ở nhà với ông, còn bố mẹ bận đi làm. Theo em, Quân nên làm gì để động viên, chăm sóc ông nội?

A. Quân sẽ chơi game, để ông tự đi lại
B. Quân tỏ khó chịu khi chăm sóc ông nội.
C. Quân chỉ cùng ông nội tập đi khi ông cần.
D. Quân hỏi thăm và chăm sóc, đỡ ông tập đi lại thay bố mẹ.

Câu 2: Em trai của Tùng dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử nên thường xuyên sao nhãng học hành và việc nhà đã được phân công. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?

A. Khuyên bảo em trai tập trung và việc học và cùng giúp việc nhà cho bố mẹ
B. Quát mắng em trai vì đã chơi điện tử.
C. Tranh cãi gay gắt với em trai.
D. Tỏ thái độ thờ ơ với em trai.

Câu 3: Những món quà tái chế từ vỏ chai nhựa được các bạn lớp 7A làm sẽ được gửi đi làm quà cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?

A. Giảm ô nhiễm môi trường và rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người
B. Không có ý nghĩa gì cả
C. Kiếm thêm tiền từ việc làm quà tặng

Câu 4: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?

A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?

A. Qua báo, đài.
B. Qua Internet.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...
D. Qua Internet, báo, đài, hoặc các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...

Câu 6: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?

A. Vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. Vì họ giúp đỡ khi ta cần.
C. Vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
D. Vì họ luôn làm theo sở thích của ta.

Câu 7: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước ta?

A. Cồng chiêng Tây Nguyên.
B. Dân ca quan họ Bắc Ninh.
C. Vườn quốc gia Cúc Phương.
D. Cố đô Huế.

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là hoạt động đặc trưng của nghề truyền thống:

A. Sử dụng máy móc để thực hiện hết các công đoạn
B. Làm sản phẩm thủ công bằng đôi tay khéo léo
C. Khai thác nguyên liệu sẵn có (như đất, đá …) tại địa phương để làm sản phẩm
D. Truyền từ những nghệ nhân hoặc người đi trước.

Câu 9: Việc nào nên làm để có một mùa hè “vui- an toàn”?

A. Đi bơi mà không có sự cho phép của người lớn.
B. Giúp đỡ mọi người trong gia đình, học tập và vui chơi theo kế hoạch.
C. Chơi điện tử.
D. Xem phim hoạt hình suốt ngày.

Câu 10: An toàn lao động là:

A. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân mà không cần quan tâm đến mọi người xung quanh.
B. Là làm việc nhanh chóng bằng mọi cách để đạt được nhiều sản phẩm nhất.
C. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.
D. Là cách làm việc hấp tấp mà không cần quan tâm đến sự an toàn của bản thân.

Câu 11: Nghề nào dưới đây không phải là nghề truyền thống?

A. Nghề làm gốm.
B. Nghề dệt lụa
C. Nghề làm đồng hồ
D. Nghề làm trống

Câu 12: Phẩm chất yêu cầu của người làm nghề truyền thống là:

A. Thận trọng và tuân thủ quy định
B. Trân trọng lao động và sản phẩm của lao động
C. Có trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác với mọi người trong công việc
D. Tất cả các phương án trên.

............

II. Tự luận 

Câu 1: Em có thể làm được những việc gì để góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

Câu 2: Lan có Bác làm ở ngân hàng. Lan cho rằng, làm ngân hàng thì mới có nhiều tiền, không phải lao động vất vả. Vì vậy, Lan rất ngưỡng mộ Bác và mong muốn sau này cũng sẽ được làm nghề đó. Em có đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan không? Vì sao?

Câu 3: Em hãy kể tên một số ngành nghề mà em biết? Trong số đó ngành nào là em yêu thích nhất?

Câu 4: Nếu em là Mạnh, em sẽ xử lí như thế nào? Huy và Mạnh cùng đi tham quan một danh lam thắng cảnh ở địa phương. Huy muốn ghi lại kỉ niệm của hai bạn tại danh lam thắng cảnh nên định khắc tên mình và bạn lên trên thân một cây cổ thụ.

Câu 5. Thông tin: Hạn hán, gây bão, thiếu nước sinh hoạt, xâm nhập mặn, hư hỏng nhà cửa- cầu cống, nghèo đói, nhiệt độ tăng cao, lũ lụt, dịch bệnh, thiệt hại mùa màng- chăn nuôi- thủy sản. Em hãy chỉ ra thông tin nào ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên?

……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….....……………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….....

……………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….....

Câu 6. Xác định những rủi ro, nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng các thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề sau và đề xuất cách sử dụng an toàn.

Nghề

Trang thiết bị, dụng cụ lao động

Rủi ro, nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng

Cách sử dụng an toàn

Thợ hàn

……………………............

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………............

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………............

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

Thợ lặn

……………………............

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………............

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………............

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

Lính cứu hỏa

……………………............

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………............

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………............

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

Câu 7. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy kể tên các nghề truyền thống và địa danh mà em biết?

...............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức

Liên kết tải về

pdf Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
doc Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK