Đề cương ôn thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 năm 2023 - 2024 tổng hợp lại những kiến thức trọng tâm trong học kì 1, cùng đề ôn tập môn Khoa học lớp 5, giúp các em nắm thật chắc kiến thức, để ôn thi học kì 1 hiệu quả.
Đề cương học kì 1 môn Khoa học lớp 5 còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập học kì 1 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề cương học kì 1 môn Khoa học lớp 5
Đề cương ôn tập kì 1 môn Khoa học lớp 5 năm 2023 - 2024
Câu 1: Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? Nêu ví dụ.
- Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.
Ví dụ:
- Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
- Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
Câu 2: Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
- Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, đặc biệt là người bố. Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho thai nhi khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt; đồng thời người mẹ cũng khoẻ mạnh, giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.
Câu 3: Tuổi dậy thì là gì?
- Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
Câu 4: Để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì em cần :
- Thường xuyên tắm giặt, gội đầu, thay quần áo.
- Thường xuyên thay quần lót, tắm rửa bằng xà phòng tắm hằng ngày.
- Đối với nữ, khi hành kinh cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 lần trong 1 ngày.
Câu 5 : Nếu có người rủ em sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện em sẽ làm gì?
- Khéo léo từ chối, kể chuyện này với bố mẹ, thầy cô ( nếu ở trong khuôn viên nhà trường) và cương quyết khuyên ngăn bạn đó không nên dùng.
Câu 6: Không nên sử dụng bia, rượu, thuốc lá và ma túy là vì:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe; Ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng và người xung quanh.
- Làm tiêu hao tài sản, vật chất và tinh thần của gia đình và xã hội; Gây mất trật tự an ninh xã hội.
Câu 7: Chỉ nên dùng thuốc khi nào?
-Khi thật sự cần thiết; Khi biết chắc cách dùng, liều lượng dùng; Khi biết nơi sản xuất, hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc (nếu có); Cần dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Câu 8: Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Để phòng bệnh viêm gan A chúng ta cần phải làm gì?
* Đường tiêu hóa.
* Ăn chín, uống nước đã đun sôi; Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
Câu 9: HIV có thể lây truyền qua những đường nào?
- Đường máu; Đường tình dục; Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
Câu 10: Để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại, cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
- Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
- Không đi nhờ xe người lạ; Không đề người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình,...
Câu 11: Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi đi xe đạp?
- Không dừng xe dưới lòng đường, không bỏ hai tay khi đang đi xe đạp, dừng xe sát lề đường.
- Không đi xe đạp hàng 2, hàng 3, chú ý đèn hiệu và biển báo giao thông.
- Không đi xe đạp vào buổi tối khi không có đèn.
Câu 12: Tính chất của đồng? Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong gia đình?
- Màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
- Bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn.
- Dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại.
Câu 13: Nhôm có những tính chất:
+ Màu trắng bạc, ánh kim, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
+ Không bị gỉ, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm.
Câu 14 : Đá vôi có thể dùng để làm gì?
- Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết, ...
Câu 15: Tính chất của xi măng?
+ Được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.
+ Màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Xi măng không tan khi bị trộn với một ít nước mà trở nên dẻo, rất mau khô, khi khô, kết thành tảng, cứng như đá.
Câu 16: Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao?
- Rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm bằng chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng ý tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm, …
Câu 17: Tính chất của chất dẻo? Nêu cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình bằng chất dẻo?
- Cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
- Các đồ dùng bằng chất dẻo sau khi dùng xong cần được rửa sạch và lau chùi bảo đảm vệ sinh.
Đề ôn tập kì 1 môn Khoa học lớp 5
Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng, điền chữ Đ hoặc S vào chỗ chấm ( …) hay nối để tạo thành đáp án đúng ở các câu hỏi trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi tự luận sau.
Câu 1: Bệnh nào dưới đây có thể lây qua đường sinh sản và đường máu? (M1)
A. Sốt xuất huyết.
B. Sốt rét.
C. AIDS.
Câu 2: Đồ nhựa được làm ra từ: (M1)
( …) A. Cao su
( …) B. Tơ sợi
( …) C. Chất dẻo
Câu 3: Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào độ tuổi nào? (M1)
A. Từ 16 tuổi đến 20 tuổi.
B. Từ 10 tuổi đến 15 tuổi.
C. Từ 13 tuổi đến 17 tuổi.
Câu 4: Cao su tự nhiên được chế biến từ vật liệu nào? (M2)
A. Nhựa cây cao su.
B. Than đá, dầu mỏ.
C. Nhựa cây cao su, than đá, dầu mỏ.
Câu 5: Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp: (M2)
Câu 6: Chỉ nên dùng thuốc khi nào? (M3)
A. Khi mắc bệnh nhưng phải dùng theo đơn của bác sỹ.
B. Khi thấy người khác dùng có tác dụng.
C. Khi cơ thể mệt mỏi.
Câu 7: Hãy nêu những việc em cần phải làm để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì? (M1)
Câu 8: Em hãy nêu những cách để phòng tránh bệnh sốt rét? (M2)
Câu 9: Nêu những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ? (M3)
Câu 10: Hãy nêu một số cách phòng tránh bị xâm hại mà em biết? (M4)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (1đ) Bệnh nào dưới đây có thể lây qua đường sinh sản và đường máu? (M1)
Đáp án C.
Câu 2: (1đ) Đồ nhựa được làm ra từ: (M1)
(S) A. Cao su
(S) B. Tơ sợi
(Đ) C. Chất dẻo
Câu 3: (1đ) Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào độ tuổi nào? (M1)
Đáp án B.
Câu 4: (1đ) Cao su tự nhiên được chế biến từ vật liệu nào? (M2)
Đáp án A.
Câu 5: (1đ) Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp: (M2)
Câu 6: (1đ) Chỉ nên dùng thuốc khi nào? (M3)
Đáp án A.
Câu 7: (1đ) Hãy nêu những việc em cần phải làm để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì? (M1)
Thường xuyên tắm giặt, rửa mặt, gội đầu, thay quần áo; đặc biệt phải thay quần áo lót, rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng tắm hàng ngày.
Câu 8: (1đ) Em hãy nêu những cách để phòng tránh bệnh sốt rét? (M2)
Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
Câu 9: (1đ) Nêu những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ? (M3)
(HS nêu được 1 ý cho 0,25 điểm. Từ 3 ý trở lên cho điểm tối đa)
- Tìm hiểu, học tập để biết rõ về luật giao thông đường bộ.
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ ( đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm theo quy định).
- Thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.
- Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường, ...
Câu 10: (1đ) Hãy nêu một số cách phòng tránh bị xâm hại mà em biết? (M4)
(HS nêu được 1 ý cho 0,25 điểm. Từ 4 ý trở lên cho điểm tối đa)
- Không đi vào chỗ tối.
- Không ở với người lạ một mình trong phòng tối
- Không để người lạ sờ vào những chỗ nhạy cảm trên cơ thể.
- Không cho người lạ vào nhà khi ở nhà một mình
- Không ngồi xe người lạ khi không có người đón
- Không ăn đồ người lạ cho.
.........
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết