Đề cương học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023 - 2024

Đề cương học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 2 bộ, giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi học kì 1 năm 2023 - 2024 đạt kết quả như mong muốn.

Với những câu hỏi ôn tập học kì 1, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD 6 KNTT cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới:

1. Đề cương học kì 1 môn GDCD 6 sách Kết nối tri thức - Bộ 1

UBND QUẬN…..

TRƯỜNG THCS…….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Giáo dục công dân lớp 6
Năm học: 2023 - 2024

I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC – YÊU CẦU

1.Trọng tâm kiến thức

Bài 2: Yêu thương con người

Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Bài 4: Tôn trọng sự thật

Bài 5: Tự lập

2. Yêu cầu:

- Nắm được nội dung chính của bài học: Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện…

- Vận dụng kiến thức hoàn thành các câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, vận dụng cao.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP

A. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện không tôn trọng sự thật?

A. Dũng cảm nói lên sự thật.
B. Không chấp nhận mọi hậu quả khi sự thật được sáng tỏ.
C. Sống ngay thẳng, thật thà.
D. Không che dấu, bao che cho các hành động sai trái.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây thể hiện tự lập?

A. Trông chờ, ỷ lại vào bạn bè.
B. Trốn chạy, để mọi người vượt qua thử thách còn mình ngồi hưởng thành quả.
C. Dám đương đầu với khó khăn, thử thách.
D. Dựa dẫm vào năng lực của người khác.

Câu 3. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về biểu hiện của không tôn trọng sự thật?

A. Ném đá giấu tay.
B. “Thuốc đắng dã tật / Sự thật mất lòng”.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Ăn ngay nói thẳng.

Câu 4. Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn H giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó của H thể hiện điều gì?

A. H là người tự lập.
B. H là người tự tin.
C. H là người ỷ nại.
D. H là người tự ti.

Câu 5. Tự lập là gì?

A. Tự lập là biết coi trọng, giữ gìn phẩm cách cá nhân theo chuẩn mực xã hội.
B. Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
C. Tự lập là dựa vào khả năng, sức lực của người khác để đạt được mục đích bản thân.
D. Tự lập là dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không đổ lỗi cho người khá.

Câu 6. Người có lòng yêu thương con người sẽ được gì?

A. Được mọi người yêu quý kính trọng.
B. Bị mọi người coi thường xa lánh.
C. Nhận được nhiều vinh hoa phú quý.
D. Được người khác tặng quà.

Câu 7. H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?

A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.
B. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.
C. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.
D. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.

Câu 8. Biểu hiện của tính tự lập là gì?

A. Tự chịu trách nhiệm về quyết định của bản thân.
B. Cảm thông với những đau thương của người khác.
C. Sử dụng tiền đúng mục đích, hợp lí, khoa học.
D. Đùn đẩy trách nhiệm khi bản thân phạm sai lầm.

Câu 9. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người như thế nào?

A. Thành công trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
B. Yêu đời hơn.
C. Tự tin hơn trong công việc.
D. Sống có ích.

Câu 10. Thế nào là yêu thương con người?

A. làm những điều tốt đẹp cho người khác.
B. trêu chọc, chế giễu người kém may mắn.
C. coi thường người nghèo khổ.
D. bao che cho việc làm sai của bạn.

.....

2. Đề cương học kì 1 môn GDCD 6 sách Kết nối tri thức - Bộ 2

TRƯỜNG THCS ……..
Tổ Văn- Sử

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: GDCD 6

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: (0,5đ) Nội dung nào không phải là biểu hiện của yêu thương con người?

A. Ủng hộ người dân vùng lũ lụt.
B. Giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn
C. Làm bài tập hộ bạn
D. Cứu giúp người bị nạn

Câu 2 (0,5 điểm) Ý kiến nào dưới đây là đúng

A. Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh
B. Bố mẹ đáp ứng tất cả yêu cầu của em mới là yêu thương em
C. Tình yêu thương làm cho con người ủy mị, yếu đuối
D. Chỉ có người già cô đơn, người khuyết tật mới cần tình yêu thương

Câu 3 (0,5đ) Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về siêng năng, kiên trì

A. Chỉ những ai không thông minh mới cần siêng năng, kiên trì
B. Siêng năng cũng không giỏi được vì muốn giỏi phải thông minh
C. Học sinh rất cần đức tính siêng năng, kiên trì
D. Người nghèo mới cần siêng năng, kiên trì

Câu 4 (0,5đ) Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật

A. Phê phán những việc làm sai trái
B. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình không cần lắng nghe ý kiến của người khác
C. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến quyền lợi của mình
D. Phê phán gay gắt những người không cùng quan điểm với mình

Câu 5: (0,5đ) Nếu bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ hành động như thế nào?

A. Không quan tâm đến khuyết điểm của bạn
B. Xa lánh, không chơi với bạn nữa
C. Khuyên bạn và giúp bạn để bạn không mắc khuyết điểm nữa
D. Bao che cho khuyết điểm của bạn

Câu 6: (0,5đ) Trường hợp nào sau đây chưa có đức tính siêng năng, kiên trì

A. Sau khi khỏi ốm, Hồng bắt tay ngay vào việc chép các bài học đã vắng
B. Đến phiên trực nhật lớp, Hoa thường nhờ các bạn trực nhật hộ để không phải đến lớp sớm
C. Hằng ngày, ngoài những giờ lên lớp và học bài ở nhà, Lan thường phụ giúp mẹ làm việc nhà
D. Khi giải xong bài toán, Kiên thường suy nghĩ để tìm thêm cách giải mới hay hơn

Câu 7: (0,5đ) Câu tục ngữ, ca dao nào sau đây đề cao đức tính siêng năng, kiên trì

A. Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang
B. Ăn no rồi lại nằm khoèo/ Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem
C. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa/ Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
D. Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu 8: (0,5đ) Người tự lập sẽ nhận được điều gì?

A. Thành công trong cuộc sống
B. Mọi người tôn trọng
C. Trưởng thành hơn
D. Cả ba phương án trên

Câu 9: (0,5đ) Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây

A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân
B. Người nghèo mới cần tự lập
C. Những người tự lập thường thành công trong cuộc sống
D. Người tự lập là người chỉ biết việc của mình, không quan tâm đến việc của người khác

Câu 10: (0,5đ) Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lập

A. Tự làm lấy mọi công việc của mình, không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác
B. Tự lo liệu cuộc sống của mình, không trông chờ vào người khác
C. Không hợp tác với ai trong công việc
D. Luôn làm theo ý mình, không nghe theo ý kiến ai cả

Câu 11: (0,5đ) Trường hợp nào sau đây không thể hiện tính tự lập

A. Trong giờ kiểm tra, Hoa không chép bài của bạn
B. Tham khảo đáp án, sau khi tự mình giải bài tập
C. Tra từ điển tìm hiểu một vài khái niệm mình chưa hiểu
D. Không tự tin giải quyết công việc nếu không có sự giúp đỡ của người khác

Câu 12: (0.5đ) Quan điểm nào dưới đây không đúng về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Xác định được những việc cần làm để hoàn thiện bản thân
B. Để tự mãn với điểm mạnh của mình
C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của người khác
D. Dễ đồng cảm và chia sẻ với người khác

Đáp án trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12
CACACBDDCBDB

II. Tự luận:

Câu 1: Biểu hiện của tự lập là gì? Kể tên 3 việc làm thể hiện sự tự lập của học sinh trong học tập và sinh hoạt hàng ngày?

Trả lời: Biểu hiện của tự lập là sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; có ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.

Câu 2: Tôn trọng sự thật có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ những giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai
  • Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn
  • Làm cho tâm hồn thanh thản và cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn

Câu 3: Em sẽ làm gì khi bạn em đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội.

Gợi ý trả lời:

Khi bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy vì:

  • Đây là nói dối, không tôn trọng sự thật, nếu mọi người biết sự thật thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn nữa.
  • Đặc biệt nếu bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội, với những thông tin thất thiệt, có thể gây hoang mang, lo sợ, thậm chí còn có những hành động tiêu cực,…có thể bạn còn vi phạm pháp luật nữa.

Câu 4: Bài tập tình huống

Hùng suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc Hùng thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, Hùng thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì Hùng cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp mình. Nhiều lần như vậy, lớp trưởng góp ý thì Hùng nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa!”

Câu hỏi:

1. Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của Hùng? Theo em Hùng thiếu tính gì?

2. Nếu là bạn của Hùng thì em sẽ khuyên bạn điều gì?

Câu 5: Bài tập tình huống

Nhà Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm”.

Câu hỏi:

1. Em có đồng tình với Hương không? Vì sao?

2. Nếu là bạn của Hương thì em sẽ khuyên bạn điều gì?

(Đối với bài tập tình huống, HS tự suy nghĩ và trả lời)

Liên kết tải về

zip Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK