Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 11 năm 2023 - 2024 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuẩn bị thi cuối học kì 1.
Đề cương Địa lí 11 học kì 1 gồm 3 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 11 giúp các bạn lớp 11 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 11 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Toán 11, đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Anh 11.
Đề cương học kì 1 môn Địa lý 11 năm 2023 - 2024 (Có đáp án)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 Kết nối tri thức
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……. TRƯỜNG THPT ………. | NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 Môn: Địa lý - Lớp 11 |
I. KIẾN THỨC : ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA.
BÀI 9: LIÊN MINH CHÂU ÂU , MỘT LIÊN KẾT KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI.
1. Trình bày được quy mô, mục tiêu của EU.Xác định được thể chế của EU thông qua 4 cơ quan ra quyết định và điều hành chính .
2. Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.Phân tích được một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực EU.
BÀI 11: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ- XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.
1. Nêu được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
2. Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế- xã hội khu vực Đông Nam Á.
3. Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực Đông Nam Á.
4. Phân tích được ảnh hưởng của một số các tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực Đông Nam Á.
5. Nêu đặc điểm dân cư nổi bật của khu vực Đông Nam Á.Phân tích tác động của dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội của khu vực .
6. Nêu một số đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.Cho biết ảnh hưởng của đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế- xã hội của khu vực .
BÀI 12: KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.
1. Trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
2. Trình bày sự phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á.
3. Trình bày và giải thích sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp của khu vực Đông Nam Á.
4. Trình bày và giải thích sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ khu vực Đông nam Á.
BÀI 15: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ- XÃ HỘI KHU VỰC
TÂY NAM Á.
1. Trình bày đặc điểm, phạm vi lãnh thổ, vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á.Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển KT-XH khu vực Tây nam Á.
2. Trình bày đặc điểm, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khu vực Tây Nam Á. Phân tích những thuận lợi , khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
3. Nêu đặc điểm dân cư . Phân tích ảnh hưởng của. đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế- xã hội của khu vực .
BÀI 16: KINH TẾ KHU VỰC TÂY NAM Á.
1. Trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Tây nam Á.
2. Trình bày đặc điểm nổi bật một số ngành kinh tế của khu vực Tây Nam Á.
II. KỸ NĂNG
1. Đọc và phân tích được các bảng số liệu.
2. Biết vẽ và nhận xét được một số dạng biểu đồ .
III. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Năm 2021, Liên minh châu Âu có tất cả bao nhiêu thành viên?
A. 26.
B. 27.
C. 28.
D. 25.
Chọn B
Năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm khoảng 5,8% số dân và đóng góp 17,8% GDP toàn thế giới.
Câu 2. Cộng đồng Kinh tế châu Âu được viết tắt theo tên tiếng anh là
A. EC.
B. EEC.
C. EU.
D. WB.
Chọn B
Năm 1957 cộng đồng kinh tế châu Âu (European Economic Community) với 6 quốc gia thành viên, tên viết tắt là EEC.
Câu 3. Quốc gia nào sau đây nằm giữa châu Âu nhưng hiện nay chưa gia nhập Liên minh châu Âu?
A. Thụy Sĩ.
B. Ai-len.
C. Hà Lan.
D. Na Uy.
Chọn A
Thụy Sỹ, tên đầy đủ là Liên bang Thụy Sỹ, là một nước cộng hòa liên bang tại châu Âu. Quốc gia này gồm có 26 bang, và thành phố Bern là nơi đặt trụ sở nhà đương cục liên bang. Thụy Sĩ, một đất nước hòa bình, giàu có, nằm ở giữa trung tâm của châu Âu, nhưng hiện nay chưa gia nhập EU là Thụy Sĩ.
Câu 4. Quốc gia nào sau đây không tham gia thành lập nên Cộng đồng Than Thép châu Âu?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Bỉ.
D. Đức.
Chọn A
Năm 1951, thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua.
Câu 5. Hiệp ước nào sau đây được kí kết, đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu?
A. Thái Bình Dương.
B. Ma-xtrích.
C. Măng-sơ.
D. Ma-xơ Rai-nơ.
Chọn B
Năm 1993, với Hiệp ước Ma-xtrích, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). Tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 3,1% diện tích và 5,7% dân số thế giới.
Câu 6. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào sau đây?
A. 1957.
B. 1958.
C. 1967.
D. 1993.
Chọn D
Năm 1967, Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức (Cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Công đồng nguyên tử châu Âu). Với hiệp ước Ma-xtrich, năm 1993 Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu.
Câu 7. Tiền thân của Liên minh châu Âu ra đời vào năm nào sau đây?
A. 1951.
B. 1957.
C. 1958.
D. 1967.
Chọn B
Năm 1951 Cộng đồng than và thép châu Âu được thành lập; năm 1957 Cộng đồng kinh tế châu Âu (tiền thân của Liên minh châu Âu) được thành lập; năm 1958 Cộng đồng nguyên tử châu Âu được thành lập và năm 1967 Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập.
Câu 9. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.
Chọn A
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú và mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 10. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Xin-ga-po.
B. Ma-lai-xi-a.
C. Thái Lan.
D. Phi-lip-pin.
Chọn C
Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê).
Câu 11. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía bắc Mi-an-ma.
B. Phía nam Việt Nam.
C. Phía bắc của Lào.
D. Phía bắc Phi-lip-pin.
Chọn A
Một phần lãnh thổ phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ đại lục Trung Quốc thổi về.
Câu 12. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Tập trung rất nhiều loại khoáng sản và khí hậu thuận lợi.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới,
nhiều thành phần dân tộc.
C. Nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.
D. Nền kinh tế phát triển mạnh và giàu có nguồn tài nguyên.
Chọn C
Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì khu vực này là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Câu 13. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do
A. diện tích rừng rộng lớn.
B. giàu có về khoáng sản.
C. vùng biển nhiều thủy sản.
D. có nền kinh tế phát triển.
Chọn B
Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do khu vực này giàu có về tài nguyên khoáng sản với một số loại khoáng sản chủ yếu là than, khí tự nhiên, dầu mỏ, sắt, đồng,…
..............
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT……… BỘ MÔN: ĐỊA LÍ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: ĐỊA LÝ KHỐI 11 CTST |
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Liên minh châu Âu (EU)
- Bài 10: Liên minh châu Âu
- Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức
2. Khu vực Đông Nam Á
- Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á
- Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- Bài 14: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á
3. Khu vực Tây Nam Á
- Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á
- Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á
II. KỸ NĂNG
1. Đọc và phân tích được các bảng số liệu.
2. Biết vẽ và nhận xét được một số dạng biểu đồ .
III. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 1
Câu 1. Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi Liên minh châu Âu?
A. Pháp.
B. Đức.
C. Anh.
D. Bỉ.
Chọn C
Vào năm 2016 nước Anh đã trưng cầu dân ý rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và được đa số người dân đồng thuận và đến năm 2020 các thủ tục để nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đã hoàn tất và đi đến thống nhất, Anh chính thức rời EU.
Câu 2. Nhiều vấn đề về kinh tế và chính trị ở các quốc gia châu Âu không phải do
A. Chính phủ quyết đưa ra quyết định.
B. Hội đồng châu Âu quyết định.
C. Ủy ban Liên minh châu Âu quyết định.
D. Hội đồng bộ trưởng EU quyết định.
Chọn A
Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà do các cơ quan của EU quyết định (Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, Ủy ban Liên minh châu Âu).
Câu 3. Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về
A. con người, hàng không, y tế, văn hóa.
B. hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ.
C. tiền vốn, dịch vụ, văn hóa, quân sự.
D. dịch vụ, du lịch, con người, giáo dục.
Chọn B
Thị trường chung châu Âu được hình thành, đảm bảo quyền tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn (tiền tệ) cho các nước thành viên.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với sự phát triển vững mạnh của Liên minh châu Âu?
A. Số lượng các thành viên gia nhập tăng lên.
B. Không gian lãnh thổ không ngừng mở rộng.
C. Các liên kết, hợp tác được mở rộng chặt chẽ.
D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế tăng.
Chọn D
- Trải qua quá trình hình thành và phát triển, số lượng thành viên EU tăng liên tục, từ 6 nước ban đầu (1957), đến năm 2021 đã có 27 thành viên.
- Sự mở rộng về thành viên cũng là quá trình mở rộng lãnh thổ EU.
- Trong hợp tác được mở rộng ở nhiều lĩnh vực: không chỉ liên kết về kinh tế, pháp luật, nôi vụ mà cả lĩnh vực an ninh đối ngoại; liên kết chặt chẽ hơn thể hiện qua thể chế.
- Tuy nhiên hạn chế của EU là chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên ngày càng tăng.
........
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Địa lý 11 Cánh diều
TRƯỜNG THPT……… BỘ MÔN: ĐỊA LÍ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: ĐỊA LÝ KHỐI 11 CÁNH DIỀU |
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Bài 9. EU – một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
- Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
- Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống hóa và trình bày theo chủ đề.
Bài 10. Thực hành: Viết báo cáo về công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức
Viết được báo cáo tìm hiểu về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức).
Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung, sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
Bài 12. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- So sánh được với EU về mục tiêu của ASEAN; cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hóa; phân tích được các thành tựu và thách thức của ASEAN.
- Chứng minh được sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
- Khai thác, chọn lọc, hệ thống hóa được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực ASEAN.
Bài 13. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động du lịch và kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á
Vẽ được biểu đồ, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu và truyền đạt được thông tin địa lí về hoạt động du lịch; xuất, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.
B. LUYỆN TẬP
Phần I. TNKQ
Câu 1. Thời điểm được coi là năm ra đời của Liên minh Châu Âu là
A. 1957
B. 1967
C. 1994
D. 1989
Câu 2. Trụ sở hiện nay của liên minh châu Âu được đặt ở
A. Brucxen (Bỉ).
B. Béc- lin (Đức)
C. Pari (Pháp).
D. Matxcova (Nga).
Câu 3. Trong các nước sau, nước nào không phải là thành viên của EU
A. Thụy Sĩ.
B. Đức.
C. Ba Lan.
D. Bỉ.
Câu 4. Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi EU?
A. Pháp.
B. Đức.
C. Anh.
D. Thụy Điển.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về EU?
A.Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất thế giới.
B.Là liên kết khu vực chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.
C.Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.
D.Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài.
Câu 6. Tính từ năm 2004 đến nay, liên minh châu Âu được mở rộng sang hướng nào là chính?
A. Xuống phía Nam.
B. Sang phía Đông.
C. Sang phía Tây.
D. Lên phía Bắc.
Câu 7. Bốn mặt tự do lưu thông trong liên minh châu Âu là
A.tự do di chuyển, lưu thông dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn.
B.tự do trao đổi thông tin, đi lại, hàng hóa, tiền vốn.
C.tự do trao đổi người, hàng, vốn, tri thức.
D.tự do di chuyển, giao thông vận tải, thông tin, buôn bán.
Câu 8. Euro với tư cách là đồng tiền của EU đã được đưa và giao dịch thanh toán từ khi nào?
A. Năm 1999.
B. Năm 2001.
C. Năm 2002.
D. Năm 2004.
Câu 9. Những quốc gia nào sau đây đã sáng lập tổ hợp công nghiệp hàng không E- bớt ở châu Âu?
A. Phần Lan và Áo.
B. Đức, Pháp, Anh.
C. Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp.
D. Bỉ, Bồ Đào Nha và I –ta-li-a.
............
Xem thêm đề cương học kì 1 Địa lí 11 trong file tải về