Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 11 sách KNTT, Cánh diều
Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 11năm 2023 - 2024 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuẩn bị thi cuối học kì 1.
Đề cương Công nghệ 11 học kì 1 gồm 2 sáchKết nối tri thức và Cánh diều. Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 11 giúp các bạn lớp 11 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Công nghệ 11 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 11, đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Anh 11.
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM 2023 - 2024 Môn: Công nghệ chăn nuôi - Lớp 11
Câu 1: Có mấy nôi dung của tiêu chuẩn ăn?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
.svg">
Câu 2: Protein có tác dụng:
A. Tổng hợp các hoạt chất sinh học
.svg"> B. Trao đổi chất C. Tính bằng UI D. Tổng hợp protit
Câu 3: Trong các chất sau, chất nào là chất dinh dưỡng giàu năng lượng nhất?
A. Protein. B. Gluxit. C. lipid
.svg"> D. Vitamin.
Câu 4: Câu nào đúng về công nghệ bảo quản lạnh
A. Sử dụng nhiệt độ phòng để bảo quản các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi B. Nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình tự phân hủy của thức ăn
.svg"> C. Phương pháp này áp dụng với các loại thức ăn như cám, ngô, đậu tương D. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 2 - 4 độ C
Câu 5: Nhu cầu dinh dưỡng là gì?
A. là lượng thức ăn đủ cho vật nuôi ăn trong vòng một ngày đêm B. là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm C. là lượng chất dinh dưỡng và vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất ra sản phẩm trong một ngày đêm.
.svg"> D. đáp án khác.
Câu 6: Quy trình ủ chua thức ăn thô, xanh có mấy bước
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
.svg">
Câu 7: Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. loài, giống B. lứa tuổi C. đặc điểm sinh lý D. tất cả các phương án trên
.svg">
Câu 8: Chọn phương án không phải là chủng nấm men
A. Saccharomyces cerevisiae B. Saccharomyces uvarum C. Saccharomycopsis fibuligera D. Aspergillus niger. .svg">
Câu 9: Những công nghệ cao nào dưới đây được ứng dụng trong bảo quản thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp?
A. Công nghệ bảo quản nóng B. Công nghệ lên men C. Bảo quản bằng silo .svg"> D. Công nghệ enzyme
Câu 10: Trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ở quy mô công nghiệp, đóng bao thành phẩm thức ăn dạng bột ở bước thứ mấy
A. Bước 1 B. Bước 2 .svg"> C. Bước 3 D. Bước 4
Câu 11: Nhóm enzyme nào có chức năng sử dụng để lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại
A. Protcase B. nhóm enzyme phân giải xơ C. Ligninase .svg"> D. Phytase
Câu 12: Tiêu chuẩn ăn là gì
A. là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày B. là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm .svg"> C. là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong hai ngày đêm D. đáp án khác
Câu 13: Đâu là nhóm thức ăn giàu protein cho vật nuôi?
A. hạt ngũ cốc và các loại củ B. bột xương, bột vỏ sò, bột đá C. bột cá, bột thịt, đậu tương, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc… .svg"> D. đáp án khác
Câu 14: Các amino acid được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi là ?
A. lysine, methionine B. threonine, tryptophan C. histidine, valine D. tất cả các đáp án trên .svg">
Câu 15: Loại thức ăn nào cung cấp năng lượng cho vật nuôi ?
A. Thóc gạo B. Ngô C. Cây khoai lang D. tất cả các đáp án trên đều đúng .svg">
Câu 16: Cho các ý sau:
1.Xác định nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
2. Xác định hàm lượng dinh dưỡng của nguyên liệu.
3. Cập nhật giá nguyên liệu.
4. Chọn nguyên liệu để sử dụng.
5. Xác định đối tượng cần xây dựng khẩu phần ăn .
6. Hiệu chỉnh khẩu phần ăn.
7. Kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn thành phầm so với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
8. Tính toán số lượng mỗi loại nguyên liệu cần sử dụng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
Sắp xếp các ý sau theo thứ tự các bước xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi.
A. 3; 5; 7; 8; 6; 1; 2; 4 B. 1; 3; 5; 6; 8; 7; 2; 4 C. 2; 4; 6; 8; 1; 3; 5; 7 D. 5; 1; 2; 4; 3; 8; 7; 6 .svg">
Câu 17: Thức ăn có hàm lượng xơ thô dưới 18%, protein thô dưới 20% là loại thức ăn gì
A. Thức ăn giàu năng lượng .svg"> B. Thức ăn giàu Protein C. Thức ăn xanh D. Thức ăn ủ chua
Câu 18: Thức ăn bổ sung là gì?
A. là các chất được bổ sung vào trong thức ăn nhằm mục đích cải thiện chất lượng sản phẩm, hỗ trợ bảo quản, duy trì chất lượng thức ăn B. là thức ăn được chế biến, phối hợp từ nhiều loại nguyên liệu theo công thức đã được tính toán C. là các chất thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi, duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi, cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi .svg"> D. là loại thức ăn thường giàu chất xơ, ít dinh dưỡng, mật độ năng lượng thấp
Câu 19: Phương pháp nào dùng để chế biên thức ăn có hàm lượng lignin cao như thân cây sắn, rơm, rạ, lõi ngô, ...
A. đường hóa xơ .svg"> B. lên men thủy phân C. lên men cách thủy D. lên men lactic
Câu 20: Thành phần vật chất khô chiếm bao nhiêu phần trăm trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn nái giai đoạn hậu bị (30 - 60 kg)
A. 87,24% .svg"> B. 82,74% C. 78,42% D. 28,47%
Câu 21: Bệnh thường xuất hiện ghép với bệnh tụ huyết trùng là
A. Bệnh đóng dấu lợn .svg"> B. Bệnh dịch tả lợn cổ điển C. bệnh giun đũa lợn D. bệnh phân trắng lợn con
Câu 22: Đâu là bệnh truyền nhiễm ở bò?
A. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò .svg"> B. Bệnh tiên mao trùng C. Bệnh chướng hơi dạ cỏ D. Bệnh viêm vú
Câu 23: Loại bệnh nào thường chết sau 5 -7 ngày bị bệnh
A. Bệnh đóng dấu lợn B. Bệnh dịch tả lợn cổ điển C. bệnh giun đũa lợn D. bệnh phân trắng lợn con .svg">
Câu 24: Biểu hiện của bệnh tiên mao trùng?
A. niêm mạc mắt , mũi đỏ sẫm B. con vật bị rối loạn thần kinh C. lưng hơi cong lên D. bầu vú sưng, nóng, đỏ
Câu 25: Loại bệnh bào sau đây là bệnh kí sinh trùng?
A. bệnh dịch tả lợn cổ điển B. bệnh giun đũa lợn .svg"> C. bệnh cúm gia cầm D. bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
Câu 26: Nguyên nhân gây bệnh chướng hơi dạ cỏ
A. vi khuẩn theo vết thương xâm nhập vào cơ thể B. môi trường sông ẩm ướt C. ăn nhiều thức ăn dễ len men .svg"> D. điều kiện vệ sinh chuồng trại không được đảm bảo
Câu 27: loại động vệt nguyên sinh gây ra bệnh cầu trùng gà là
A. Trùng bào tử hình cầu .svg"> B. Virus thuộc họ Orthomyxoviridae C. Virus thuộc họ Eimeria D. Vi khuẩn Gram âm Pasteurella
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …….
TRƯỜNG THPT ……….
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM 2023 - 2024 Môn: Công nghệ chăn nuôi - Lớp 11
I. Nội dung ôn tập:
Bài 7: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi
Bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi
II. Câu hỏi định hướng ôn tập:
A. TỰ LUẬN
1. Kể tên ba loại thức ăn tương ứng với nhóm thức ăn: giàu năng lượng, giàu protein, giàu khoáng và giàu vitamin
2. Nêu vai trò của protein, khoáng chất, vitamin đối với cơ thể vật nuôi.
3. Khẩu phần ăn là gì? Khi lập khẩu phần ăn cần thực hiện theo nguyên tắc nào?
4. Nêu một số phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi
5. Nêu một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi
6. Trình bày ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi
7. Nêu phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi
8. Trình bày một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn phát biểu đúng.
A. Nhu cầu duy trì là nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo cho mọi hoạt động của vật nuôi ở mức tối thiểu, con vật không cho các sản phẩm, không nuôi thai, không tiết sữa hay phối giống, khối lượng cơ thể ổn định, quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. B. Nhu cầu sản xuất là nhu cầu dinh dưỡng cần cho vật nuôi tăng khối lượng cơ thể, nuôi thai và tạo ra các sản phẩm như thịt, trứng , sữa,… C. Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt D. 3 phát biểu trên đều đúng
Câu 2: Nhu cầu Vitamin của vật nuôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sản xuất và năng suất của vật nuôi B. giống loài, giai đoạn sinh trưởng C. độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi D. giống loài, độ tuổi, năng suất của vật nuôi
Câu 3: Nhu cầu khoáng của vật nuôi bao gồm?
A. Khoáng đa lượng B. Khoáng vi lượng C. A và B sai D. Cả A và B đều đúng
Câu 4: Vai trò của khoáng trong cơ thể là?
A. tham gia cấu tạo tế bào, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể B. chất xúc tác trong quá trình trao đổi chất C. cung cấp năng lượng D. dự trữ năng lượng
Câu 5: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng :
A. Chỉ số dinh dưỡng B. Loại thức ăn C. Thức ăn tinh, thô D. Chất xơ, axit amin
Câu 6: Khẩu phần ăn là gì?
A. là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng B. là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn ăn. C. là lượng thức ăn cho vật nuôi có đủ năng lượng hoạt động trong một ngày đêm D. là lượng thức ăn cho vật nuôi có đủ dinh dưỡng theo chế độ dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển.
Câu 7: Đơn vị của khẩu phần ăn là gì?
A. tỉ lệ % trong thức ăn hỗn hợp B. theo khối lượng (kg) trong một ngày đêm C. A và B đều đúng D. A và B sai
Câu 8: Nguyên liệu để sản xuất thức ăn từ vi sinh vật là gì?
A. Dầu mỏ B. Khí metan C. Phế liệu của nhà máy giấy D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp gồm mấy bước?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 10: Thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ giúp cho vật nuôi:
A. Ăn ngon miệng hơn. B. Tiêu hóa tốt hơn. C. Khử bỏ chất độc hại. D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 11: Đặc điểm nào không phải của thức ăn tinh:
A. Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. B. Được sử dụng nhiều trong khẩu phần của lợn, gia cầm C. Chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ D. Gồm thức ăn giàu năng lượng và thức ăn giàu protein
Câu 12: Loại thức ăn tinh nào được sử dụng chế biến thức ăn chăn nuôi ?
A. Vỏ quả dừa B. Vỏ đậu C. Bột sắn D. Xơ dừa
Câu 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi có tác dụng gì ?
A. Bảo quản thức ăn tốt hơn B. Tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn C. Tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Hiện nay các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện đại đang hướng đến tiêu chỉ 3 “không”:
A. Không tiền, không nói chuyện, không giải quyết vấn đề. B. Không ăn, không uống, không làm sao. C. Không bụi, không mùi và không chất thải. D. Không chất cấm, không ô nhiễm môi trường, không phá sản.
Câu 15: Dưới đây là một số bước của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ý nào không đúng?
A. Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu được đưa vào hầm nhập sau đó chuyển lên bồn chứa (silo) bằng hệ thống tự động theo khu vực cho từng loại nguyên liệu riêng. B. Lấy mẫu kiểm tra nguyên liệu: Tại khu vực trộn có hệ thống máy vi tính kiểm soát để đảm bảo tất cả các công thức thức ăn đúng theo thành phần dinh dưỡng của từng loại vật nuôi. C. Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu được tách kim loại và loại bỏ các tạp chất trong hệ thống máy làm sạch trước khi nghiền. D. Nghiền nguyên liệu: nhằm làm nhỏ nguyên liệu, giúp tăng khả năng tiếp xúc trong quá trình trộn, ép viên, đồng thời làm tăng khả năng tiêu hoá cho vật nuôi.
Câu 16: Khi ủ men bột sắn thì khi ủ xong phải có màu gì?
A. Vàng nâu B. Vàng ươm C. Vàng rơm D. Trắng xám
Câu 17: Trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ở quy mô công nghiệp, công việc nào cần làm trước công việc “hấp chín bằng hệ thống hơi nước”?
A. Phối trộn các nguyên liệu theo công thức tính toán sẵn B. Ép viên, làm nguội C. Sàng phân loại viên D. Chuyển vào bồn chứa
Câu 18: Cho các hoạt động sau:
- Phơi 1 – 2 ngày nếu hàm lượng nước lớn hơn 75%.
- Băm nhỏ 3 – 5 cm để nén được chặt - tạo điều kiện yếm khí.
- Bổ sung rỉ mật đường hoặc tinh bột.
Các hoạt động này thuộc bước nào của quy trình ủ chua thức ăn thô, xanh?
A. Chuẩn bị nguyên liệu B. Xử lí nguyên liệu C. Ủ chua D. Sử dụng
Câu 19: Cách kiểm tra độ ẩm nhanh khi thực hành phương pháp ủ men tinh bột: nắm chặt nguyên liệu sau khi phối trộn và bổ sung nước trong lòng bàn tay sau đó mở tay ra. Nguyên liệu chưa đủ ẩm sẽ:
A. Đóng cục không như mong muốn B. Tơi, rời nhau C. Dính chặt vào lòng bàn tay D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Thức ăn ủ men được sản xuất bằng phương pháp:
A. Dùng men kết hợp với các enzyme tự nhiên trong thực phẩm. B. Lên men nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,... với nấm men. C. Bão hoà các chất kết dính trong các nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,... với nấm men D. Tất cả các đáp án trên.