Trang chủ Học tập Lớp 8 Đề thi giữa học kì 1 lớp 8

Đề cương giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Ôn tập giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử - Địa lý 8 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận ôn luyện.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức.

Đề cương giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Bài 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH VÀ CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA 13 THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ

1. Cách mạng tư sản Anh

* Nguyên nhân:

- Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, Anh có nền kinh tế TBCN phát triển nhất châu Âu đặc biệt là ngành len dạ.

- Xã hội: + Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.

+ Phân hóa thành 2 phe đối lập: Một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là tư sản, quý tộc mới, nông dân, bình dân thành thị.

Sự thay đổi về kinh tế và những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội là nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Anh.

* Diễn biến:

+ 1640: vua sác-lơ triệu tập quốc hội yêu cầu tăng thuế.

+ 1642: Sác- lơ tuyên chiến với quốc hội.

+1649: Sác lơ I bị sử tử.

+ 1658-1688: Nền quân chủ phục hồi.

+ 1688-1689: Chế độ quân chủ lập hiến ra đời.

* Kết quả, ý nghĩa, tính chất

+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.

+ Ảnh hưởng và tác động rất lớn đến Châu Âu

- Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

* Đặc điểm chính: Cách mạng tư sản Anh do giai cấp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

* Nguyên nhân

+ Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

- Kinh tế 13 thuộc địa phát triển mạnh theo con đường TBCN. Thực dân Anh tìm ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa à Thuộc địa mâu thuẫn chính quốc ngày càng gay gắt

Cuộc chiến tranh giành độc lập bùng nổ.

* Kết quả:

+ Chiến tranh kết thúc, Anh phải công nhận độc lập của 13 thuộc địa. + Hợp chúng quốc Mỹ được thành lập

+ Năm 1787, Hiến pháp mới được ban hành

* Ý nghĩa:

+ Giải phóng Bắc Mỹ, mở đường cho CNTB phát triển.

+ Ảnh hưởng đến phong trào giành độc lập trên thế giới

- Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để do. Lãnh đạo: tầng lớp chủ nô và tư sản

- Hình thức: là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống.

BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII

1. Tình hình nước Pháp trước cách mạng

a, Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp bùng nổ:

- Nguyên nhân sâu sa:

+ Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp phát triển.

+ Chế độ quân chủ chuyên chế, đẳng cấp nặng nề; dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt.

+ Triết học Ánh sáng dọn đường.

- Nguyên nhân trực tiếp: khủng hoảng tài chính, vua Lu-i tăng thuế khiến đời sống nhân dân càng khốn khổ hơn. Nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa.

b. Một số sự kiện tiêu biểu của tiến trình cách mạng tư sản Pháp.

- 14 -7- 1789 quần chúng tấn công chiếm pháo đài-nhà tù Ba-xti

- 26 – 8 1789 Quốc hội thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyển;

- 10 - 8 - 1792, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ phong kiến, thành lập nển cộng hoà;

- 2-6- 1793 nển chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh được thiết lập

- 27 - 7 - 1794, phái tư sản phản cách mạng đảo chính, cách mạng thoái trào và kết thúc.

BÀI 3: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

1. Cách mạng công nghiệp Anh

- Nguồn gốc:

+ Giữa thế kỉ XVIII, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh do ở đây hội tụ đầy đủ những điều kiện để tiến hành cách mạng; vốn (tư bản}, nhân công và sự phát triển kĩ thuật.

+ Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên trong ngành dệt, sau đó lan ra các ngành khác như GTVT, luyện kim…

- Những thành tựu:

+ Năm 1764: Máy kéo sợi Gien ni.

+ Năm 1769: Máy kéo sợi chạy bằng sức nước của R. Ác-rai.

+ Năm 1784: Máy hơi nước của Giêm Oát.

+ Năm 1785: Máy dệt của E. Các-rai...

- Kết quả, ý nghĩa CMCN: ở Anh đã biến nước này từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới lúc bấy giờ, là “công xưởng của thế giới”.

2. Cách mạng công nghiệp lan ra các nước châu Âu và Mỹ

- Pháp: Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830, trước tiên trong công nghiệp nhẹ, rồi lan sang công nghiệp nặng vào những năm 1850 - 1870.

+ Kinh tế Pháp nhanh chóng phát triển, đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

Đức: Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XIX, công nghiệp luyện kim, hoá chất đóng vai trò chủ đạo.

+ Giữa thế kỉ XIX, kinh tế Đức phát triển với tốc độ rất cao. Đến khi thống nhất đất nước (1871), Đức đã trở thành một nước công nghiệp.

Mỹ:+ Quá trình công nghiệp hoá diễn ra khá sớm, bắt đẩu từ công nghiệp nhẹ.

+ Công nghiệp đường sắt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu,... rất phát triển.

+ Đến giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ đã đứng hàng thứ tư trên thế giới vể giá trị sản xuất công nghiệp (sau Anh, Pháp, Đức).

3. Những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội

* Tích cực:

- Đối với sản xuất:

+ Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiẽu ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn của cải dổi dào cho xã hội.

+ Bộ mặt của các nước tư bản thay đổi: nhiều khu công nghiệp lớn và thành phố đông dân mọc lên,...

+ Chuyển xã hội loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

- Đối với xã hội: Đưa đến sự hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và vô sản.

* Tiêu cực: Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, sự bóc lột sức lao động của phụ nữ và trẻ em, sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,...

BÀI 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây

a.* Nguyên nhân các nước phương Tây xâm nhập các nước Đông Nam Á

- Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên,khoáng sản, nhân công dồi dào, thị trường rộng lớn.

- Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu

- Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

b. Quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây

- Từ nửa sau thế kỉ XVI tư bản phương Tây tranh giành ảnh hưởng và xâm chiếm hầu hết các nước ĐNA

- Đến giữa thế kỉ XIX, hầu hết thực dân phương Tây đã hoàn thành xâm chiếm các nước Đông Nam Á.(Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam pu chia; Tây Ban Nha chiếm Phi líp- pin; Hà Lan chiếm In- đô- nê- xi- a)

.....................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức 

Liên kết tải về

pdf Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
doc Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK