Đề cương ôn tập giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận ôn luyện.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo.
Đề cương giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 CTST năm 2023
A. Lý thuyết ôn thi giữa kì 1 KHTN 7
1. Trình bày thứ tự các bước mô tả phương pháp tìm hiểu tự nhiên? Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy:
+ Tìm hiểu về mối quan hệ giữa độ tan của đường với nhiệt độ.
+ Tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên.
+ Tìm hiểu sự bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
2. Để tìm hiểu khoa học tự nhiên, em cần rèn luyện những kỹ năng nào?
3. Bài Nguyên tử:
+ Trình bày mô hình nguyên tử của Rơ- dơ- pho – Bo.
+ Cấu tạo nguyên tử và khối lượng nguyên tử.
4. Nguyên tố hóa học:
+ Nguyên tố hóa học là gì?
+ Tên gọi và ký hiệu của nguyên tố hóa học.
5. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
+ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn.
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
+ Vị trí các nhóm nguyên tố kim koại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn.
6. Phân tử - Đơn chất – Hợp chất
+ Đơn chất là gì? Cho ví dụ. Hợp chất là gì? Cho ví dụ
+ Phân tử là gì? Cho ví dụ.
+ Khối lượng phân tử
7. Liên kết hóa học:
+ Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm.
+ Liên kết cộng hóa trị là gì? Liên kết cộng hóa trị khác với liên kết ion như thế nào?
+ Liên kết cộng hóa trị và liên kết ion có điểm gì tương tự nhau.
8. Hóa trị và công thức hóa học:
+ Trình bày khái niệm hóa trị, cách viết công thức hóa học.
+ Viết công thức hóa học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản thông dụng.
+ Nêu mối liên hệ giữa hóa trị của nguyên tố với công thức hóa học.
+ Tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học của hợp chất.
+ Xác định công thức hóa học của một chất dựa vào trăm nguyên tố và khối lượng phân tử.
II. Một số câu hỏi ôn tập giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7
A. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 1 KHTN 7
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của
A. khối lượng. | B. số proton. | C. tỉ trọng. | D. số neutron. |
Câu 2. Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết
A. Số thứ tự của nguyên tố
B. Số hiệu nguyên tử
C. Số electron lớp ngoài cùng
D. Số lớp electron
Câu 3. Trong bảng tuần hoàn tên gọi của nhóm IIA là
A. Nhóm kim loại kiềm
B. Nhóm kim loại kiềm thổ
C. Nhóm Halogen
D. Nhóm khí hiếm
Câu 4. Số thứ tự nhóm A trong hệ thống bảng tuần hoàn cho biết:
A. Số electron lớp ngoài cùng
B. Số lớp electron
C. Số hiệu nguyên tử
D. Số thứ tự của nguyên tố
Câu 5. Dựa vào bảng tuần hoàn, ta xác định được vị trí của nguyên tố Calcium là:
A. Chu kỳ 2, nhóm IVA
B. Chu kỳ 2, nhóm IIA
C. Chu kỳ 4, nhóm IIA
D. Chu kỳ 4, nhóm VIA
Câu 6. Biết vị trí của nguyên tố X như sau: chu kì 2, nhóm VIA. Số lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X lần lượt là
A. 4 và 2
B. 2 và 6
C. 6 và 2
D. 2 và 4
Câu 7. Biết cấu tạo của nguyên tử R có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học thì nguyên tố X là:
A. Chlorine | B. Phosphorus | C. Nitrogen | D. Oxygen |
Câu 8. Dựa vào bảng tuần hoàn ta xác định được số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố Nitrogen lần lượt là:
A. 2 và 5 | B. 5 và 2 | C. 2 và 7 | D. 7 và 2 |
Câu 9. 2 nguyên tử A nặng bằng 7 nguyên tử oxygen. Xác định nguyên tố A
A. Cu | B. Ca | C. Fe | D. Ba |
Câu 10. 5 nguyên tử oxygen được biểu diễn là:
A. 5O2 | B. 5O | C. O5 | D. O5 |
Câu 11. Nguyên tố Sodium có cùng số lớp electron với nguyên tố nào sau đây
A. Calcium | B. Magnesium | C. Oxygen | D. Potassium |
Câu 12. Nguyên tố Magnesium có cùng số electron lớp ngoài cùng với nguyên tố nào sau đây:
A. Aluminium | B. Carbon | C. Nitrogen | D. Calcium |
Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của nguyên tố X là
A. Thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA
B. Thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA
C. Thuộc chu kỳ 2, nhóm IIIA
D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA
Câu 14. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là Halogen
A. F, Cl, Br, I | B. Mg, Ca, Sr, Ba |
C. He, Ne, Ar, Kr | D. Li, Na, K, Rb |
Câu 15. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim
A. F, O, Ca, C | B. Ca, N, Br, H |
C. O, N, C, Br | D. K, F, Ca, Mg |
Câu 16. Dãy chất nào sau đây gồm các nguyên tố đều là kim loại
A. Ca, Ba, Na, N
B. Cl, Cu, Al, Fe
C. Cu, Ca, O, Fe
D. Cu, Ca, Fe, Na
Câu 17. Dãy chất nào sau đây gồm các nguyên tố đều là khí hiếm
A. Fe, Cl, Br, I
B. Mg, Ca, Sr, Ba
C. Li, Na, K, Rb
D. He, Ne, Ar, Kr
Câu 18. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 12, chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Điện tích hạt nhân là 12+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron
B. Điện tích hạt nhân là 12+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron
C. Điện tích hạt nhân là 12+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron
D. Điện tích hạt nhân là 12+, 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron
Câu 19. Tính chất của nguyên tố Bromine gần giống với tính chất của nguyên tố nào trong các nguyên tố sau:
A. Chlorine | B. Magnesium | C. Oxygen | D. Potassium |
Câu 20. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 82. Hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số proton là:
A. 28 | B. 29 | C. 26 | D. 30 |
Câu 21.Nguyên tử X có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt proton là 19. Số electron lớp ngoài cùng của X là:
A. 2 | B. 4 | C. 3 | D. 1 |
Câu 22. Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số neutron của X lần lượt là:
A. 17 và 18 | B. 18 và 19 |
C. 17 và 19 | D. 18 và 17 |
Câu 23. Có các phát biểu sau về nguyên tử
a) Điện tích của hạt proton bằng điện tích hạt electron
b) Khối lượng hạt proton bằng khối lượng hạt electron
c) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân
d) Khoảng không gian giữa vỏ nguyên tử và hạt nhân là một vùng trống rỗng
e) Trong cùng 1 nguyên tử luôn có hạt proton bằng số hạt electron
Số phát biểu sai là:
A. 3 | B. 4 | C. 2 | D. 1 |
Câu 24. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Nguyên tố X đó là:
A. Chlorine | B. Flourine | C. Bromine | D. Potassium |
Câu 25. Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là
A. 1, 8, 2. | B. 2, 8, 1. | C. 2, 3. | D. 3, 2. |
Câu 26. Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử flourine xấp xỉ bằng
A. 9 amu | B. 10 amu | C. 19 amu | D. 28 amu |
Câu 27. Một nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt (proton, neutron, electron) là 46. Trong đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 14. R là
A. Chlorine | B. Flourine | C. Phosphorus | D. Potassium |
Câu 28. Lí do những nguyên tố hóa học của nhóm IA không tìm thấy trong tự nhiên:
A. Vì chúng là những kim loại không hoạt động.
B. Vì chúng là những kim loại hoạt động.
C. Vì chúng do con người tạo ra.
D. Vì chúng là kim loại kém hoạt động.
B. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 1 KHTN 7
Câu 29. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: nguyên tử; neutron; electron; proton; lớp vỏ electron; hạt nhân.
a) Thành phần chính tạo nên mọi vật chất được gọi là (1) …….. Nguyên tử được tạo nên từ (2) ……….và (3) ………….
b) (4) …………..nằm ở trung tâm nguyên tử. Hạt nhân được tạo bởi (5) …………. và (6) …………
c) Các hạt mang điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (7) ………. và các hạt không mang điện tích được gọi là (8) ………….
d) (9) ………… chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử.
Câu 30. Tổng số hạt proton, neutron, electron của nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, n, e của X và vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử nguyên tố X.
Câu 31 Xác định hoá trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau: CaO; CH4
Câu 32
Tìm CTHH của hợp chất X có thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố gồm: 52,17% cacbon, 13,05% hidro và 34,78 % oxi. Biết phân tử khối của X là 46.
Câu 33
a) Nguyên tố hoá học là gì?
b) Gọi tên các nguyên tố có kí hiệu hoá học sau: O, N
Câu 34 Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử của A.
Câu 35: Xác định thành phần phần trăm của các nguyên tố có trong các hợp chất sau:
a. Si và O trong hợp chất SiO2 (là thành phần chính của thủy tinh).
b. Na và Cl trong hợp chất NaCl (muối ăn)
Câu 36. Biết khối lượng của oxi chiếm 25,8% khối lượng phân tử của hợp chất tạo bởi Sodium và oxygen và khối lương phân tử của hợp chất bằng 62 amu. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất trên?
Câu 37: Tỉ lệ khối lượng của hai nguyên tố Carbon và Hydrogen trong hợp chất methane luôn không đổi là 3:1. Hãy lập công thức hóa học của khí methane, biết khối lượng nguyên tử của C = 12; H = 1.
Câu 38: Nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z lần lượt có 8, 17, và 11 electron. Nguyên tử neon và argon lần lượt có 10 và 18 electron.
a. Xác định công thức hóa học của các hợp chất được tạo thành từ các nguyên tử của các nguyên tố sau: X và Z; Y và Z; X với X.
b. Kiểu liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong các hợp chất trên là liên kết gì?
c. Dự đoán hai tính chất của hợp chất được tạo thành trong trường hợp X và Z; Y và Z.