Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 11 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Đề cương giữa kì 1 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức
A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
Những nội dung kiến thức đã học:
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau
- Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường Bài 3: Lạm phát
- Bài 4: Thất nghiệp
- Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
B. VẬN DỤNG KIẾN THỨC:
I. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Bằng những kiến thức cơ bản về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, em hãy làm rõ những nhận định dưới.
a. Cạnh tranh là sự chia sẻ các nguồn lực giữa những người sản xuất kinh doanh.
b. Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ.
c. Bên cạnh sự hợp tác, các chủ thể sản xuất phải cạnh tranh với nhau khi tham gia vào thị trường.
Câu 2: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68, so cùng kì năm trước. Yếu tố cơ bản khiến CPI tháng 2 tăng nhanh là do giá xăng dầu tăng làm cho chi phí sản xuất tăng lên; bên cạnh đó, việc triển khai Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022 - 2023 với quy mô 350 000 tỉ đồng cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan tỏa vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế... cũng làm tăng tổng cầu (dân cư tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ.
a. Chỉ số CPI 1,68% được đề cập ở thông tin trên phản ánh hiện tượng gì mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải?
b. Thông tin trên đã đề cập đến những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đó?
Câu 3: Bằng những hiểu biết của mình về vấn đề lao động và việc làm em hãy làm rõ câu tục ngữ sau: “ Nhàn cư vi bất thiện”
Câu 4: Bằng những kiến thức cơ bản về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, em hãy làm rõ những nhận định dưới.
a. Cạnh tranh luôn diễn ra giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.
b. Muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là phải làm cho đối thủ của mình suy yếu.
c. Do điều kiện sản xuất và lợi ích giống nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.
Câu 5: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Năm 2022, CPI Việt Nam tăng 3,15% so với bình quân năm 2021, cao hơn mức bình quân 5 năm giai đoạn 2017 - 2021 (2,98%). Theo đó, trong năm 2022, bên cạnh sự gia tăng chi phí của nền kinh tế do lãi suất tăng thì chi phí nguyên nhiên liệu dùng cho sản xuất cũng tăng tương đối. Bên cạnh đó, việc triển khai Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022 - 2023 với quy mô 350 000 tỉ đồng cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan tỏa vào mọi lĩnh vực của nền
kinh tế... cũng làm tăng tổng cầu (dân cư tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ.
a. Chỉ số CPI 3,15% được đề cập ở thông tin trên phản ánh hiện tượng gì mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải?
b. Thông tin trên đã đề cập đến những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đó?
Câu 6: Bằng những hiểu biết của mình về vấn đề lao động và việc làm em hãy làm rõ câu tục ngữ sau: “ Một nghề thì chín, chín nghề thì chết”
II. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm
A. lợi tức.
B. tranh giành.
C. cạnh tranh.
D. đấu tranh.
Câu 2: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy
A. lao động.
B. thị trường.
C. lợi nhuận.
D. nhiên liệu.
Câu 3: Người sản xuất, kinh doanh giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến
A. lạm phát.
B. thất nghiệp.
C. cạnh tranh.
D. khủng hoảng.
Câu 4: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là
A. cầu.
B. tổng cầu.
C. tổng cung.
D. cung.
Câu 5: Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, lượng cung sẽ
A. ổn định.
B. tăng lên.
C. không tăng.
D. giảm xuống.
Câu 6: Nhà sản xuất sẽ quyết định mở rộng kinh doanh khi
A. cung tăng.
B. cầu tăng
C. cung giảm.
D. cầu giảm.
Câu 7: Trong nền kinh tế, khi mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là
A. lạm phát.
B. tiền tệ.
C. cung cầu.
D. thị trường.
Câu 8: Trong nền kinh tế, khi mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm, gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế khi đó lạm phát của nền kinh tế ở mức độ
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát tượng trưng.
Câu 9: Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế là trong quá trình sản xuất có sự tăng giá của
A. các yếu tố đầu vào.
B. các yếu tố đầu ra.
C. cung tăng quá nhanh.
D. cầu giảm quá nhanh.
Câu 10: Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm là nội dung của khái niệm
A. thất nghiệp.
B. lạm phát.
C. thu nhập.
D. khủng hoảng.
Câu 11: Trong nền kinh tế, việc phân chia thất nghiệp thành thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện là căn cứ vào
A. tính chất của thất nghiệp.
B. nguồn gốc thất nghiệp.
C. chu kỳ thất nghiệp.
D. cơ cấu thất nghiệp.
Câu 12: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp?
A. Cơ chế tinh giảm lao động.
B. Thiếu kỹ năng làm việc.
C. Đơn hàng công ty sụt giảm.
D. Do tái cấu trúc hoạt động.
Câu 13: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội là nội dung của khái niệm
A. lao động.
B. cạnh tranh.
C. thất nghiệp.
D. cung cầu.
..............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương giữa kì 1 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức