Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 mang tới nội dung lý thuyết trọng tâm, cùng 3 đề ôn tập có đáp án kèm theo, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập giữa học kì 2 cho học sinh của mình.
Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 5 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương ôn tập môn Toán, Tiếng Việt. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng việt lớp 5
1. Tập đọc: Các bài tập đọc từ tuần 19 - 27 (Đọc và trả lời câu hỏi)
2. Luyện từ và câu
- Câu ghép, cách nối các vế câu ghép trong câu
- Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu
- MRVT: Công dân, An ninh - trật tự, Truyền thống
3. Chính tả: Viết khoảng 100 chữ/15 phút (trong hoặc ngoài sách giáo khoa)
4. Tập làm văn: Tả đồ vật, tả cây cối, Kể chuyện
Đề ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng việt lớp 5 - Đề 1
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra từng học sinh vào các tiết ôn tập từ tuần 19 đến tuần 26.
II. ĐỌC HIỂU: (7 điểm)
1. Đọc thầm câu chuyện sau
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn, tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
Sưu tầm
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: (0,5 điểm) Cuộc thi chạy hàng năm diễn ra vào thời gian nào?
A. Mùa hè
B. Mùa đông
C. Mùa xuân
D. Mùa thu
Câu 2: (0,5 điểm) Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
A. Đi thi chạy.
B. Đi cổ vũ.
C. Đi diễu hành.
D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
Câu 3: (0,5 điểm) Sau cuộc thi chạy, tác giả nghĩ đến ai khi gặp khó khăn?
A. Mẹ của tác giả
B. Bố của tác giả
C. Người chạy cuối cùng
D. Giáo viên dạy thể dục của tác giả
Câu 4: (0,5 điểm) “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?
A. Là một em bé với đôi chân tật nguyền
B. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.
C. Là một cụ già yếu ớt cần sự giúp đỡ
D. Là một người đàn ông mập mạp
Câu 5: (1 điểm) Nội dung chính của câu chuyện là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: (1 điểm) Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.”
A. đơn giản
B. đơn điệu
C. đơn sơ
D. đơn thân
Câu 8: (0,5 điểm) Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa.
B. Đó là những từ trái nghĩa
C. Đó là những từ đồng nghĩa.
D. Đó là những từ đồng âm
Câu 9: (1 điểm) Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
A. Một vế câu. Nối với nhau bằng cách
B. Hai vế câu. Nối với nhau bằng cách
C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách
D. Bốn vế câu. Nối với nhau bằng cách
Câu 10: (1 điểm) Đặt câu ghép thể hiện mối quan hệ
a. Nguyên nhân - kết quả
.......................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
b. Tăng tiến:
........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả (2 điểm)
Người chạy cuối cùng
Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
II. Tập làm văn (8 điểm)
Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em!
ĐÁP ÁN
A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS, đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Đọc hiểu (7 điểm)
Câu 1: 0,5 điểm: A
Câu 2: 0,5 điểm: D
Câu 3: 0,5 điểm: C
Câu 4: 0,5 điểm: B
Câu 5: 1 điểm: Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy
Câu 6: 1 điểm: HS trả lời theo ý hiểu
VD: Em học được bản thân luôn cần phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Câu 7: 0,5 điểm: A
Câu 8: 0,5 điểm: D
Câu 9: 1 điểm
C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách dùng quan hệ từ “nhưng” và dấu phẩy.
Câu 10: 1 điểm:
- 0,5 điểm: Viết đúng câu có sử dụng quan hệ từ chỉ mối quan hệ nguyên nhân - kết quả
- 0,5 điểm: Viết đúng câu có sử dụng quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến
B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm.
Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
II. Tập làm văn (8 điểm)
TT | Điểm thành phần | Mức điểm | ||||
1,5 | 1 | 0,5 | 0 | |||
1 | Mở bài (1 điểm) | - Giới thiệu được đồ vật định tả một cách gián tiếp. - Chỉ ra được điểm khác biệt với những đồ vật khác. | - Giới thiệu được đồ vật định tả. | - Không có câu giới thiệu hoặc không nêu được đồ vật định tả. | ||
2a | Thân bài (4 điểm) | Nội dung (1,5 điểm) | - Miêu tả bao quát những đặc điểm tiêu biểu của đồ vật đó - Miêu tả được đặc điểm riêng của đồ vật. - Nêu được kỉ niệm gắn liền với đồ vật đó. | - Miêu tả được đặc điểm bao quát tiêu biểu của đồ vật đó - Nêu được kỉ niệm gắn liền với đồ vật đó. | - Miêu tả được đặc điểm bao quát của đồ vật đó | - Không biết cách miêu tả. - Không nêu được kỉ niệm gắn liền với đồ vật đó. |
2b | Kĩ năng (1,5 điểm) | - Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự hợp lí - Câu văn giàu hình ảnh có sử dụng biện pháp nghệ thuật. | - Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự khá hợp lí. - Câu văn có hình ảnh. | - Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí - Câu văn chưa có hình ảnh. | - Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí | |
2c | Cảm xúc (1 điểm) | - Thể hiện được tình cảm chân thành của bản thân và ảnh hưởng của đồ vật đó đến mình. | - Thể hiện được tình cảm của bản thân đối với đồ vật đó. | - Thể hiện tình cảm của bản thân đối với đồ vật đó còn mờ nhạt, chưa rõ ràng. | Chưa nêu tình cảm đối với đồ vật đó. | |
3 | Kết bài (1 điểm) | - Viết được kết bài mở rộng với cảm xúc chân thành, ảnh hưởng của đồ vật đó tới bản thân, Trách nhiệm của bản thân với đồ vật đó. | - Viết được kết bài với cảm xúc chân thành. | - Không có phần kết bài | ||
4 | Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) | - Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng, có từ 0 - 3 lỗi chính tả | - Chữ viết không rõ ràng, không đúng cỡ, đúng kiểu, sai từ 4 lỗi chính tả trở lên. | |||
5 | Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) | Có từ 0-3 lỗi dùng từ, đặt câu | Có hơn 4 lỗi dùng từ, đặt câu. | |||
6 | Sáng tạo (1 điểm) | Bài văn đạt 2 trong 4 yêu cầu sau: - Có ý độc đáo. - Miêu tả có hình ảnh. - Cách dùng từ và đặt câu thể hiện được cảm xúc. - Diễn đạt tự nhiên. | Bài văn đạt 1 trong 4 yêu cầu đã nêu. | Bài văn không đạt yêu cầu đã nêu. |
Đề ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng việt lớp 5 - Đề 2
A/ PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn) trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 2 từ tuần 19 – 23 và trả lời câu hỏi.
II. Đọc hiểu: (7 điểm)
Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Chú vẹt tinh khôn
Một người lái buôn từ Châu Phi về mang theo chú vẹt mào đỏ chót, lông xanh biếc, đuôi dài duyên dáng. Người lái buôn rất yêu quý chú vẹt bởi chú vẹt nói rất sõi. Vì thế, ông cho vẹt sống trong chiếc lồng xinh xắn, bên khu vườn có nhiều hoa lá châu Phi để vẹt đỡ buồn.
Ít lâu sau, trước khi sang châu Phi buôn chuyến hàng mới, ông nói với vẹt:
- Ta sắp tới quê hương của mi. Mi có nhắn gì với bà con bạn hữu của mi không?
Chú vẹt liền nói:
- Ông chủ làm ơn nói với đồng bào của tôi là: ở đây dù đầy đủ thức ăn, tôi vẫn gầy mòn vì nhớ rừng quê hương, nhớ bạn bè, dòng họ. Tôi đang rất buồn khổ vì sống cô đơn. Nhờ ông bảo họ chỉ giúp tôi cách trở về quê hương.
Nghe vẹt nói, ông chủ thầm nghĩ: “Đúng là ngu như vẹt! Ta đâu có khờ dại mà thuật lại mưu kế để mày thoát thân”.
Tới Châu Phi, ông trở lại khu rừng xưa và thấy một lũ vẹt đậu trên cây cao, trong đó có con vẹt mào đỏ giống chú vẹt ở nhà. Ông bèn nói lại lời vẹt nhà cho chúng nghe. Con vẹt mào đỏ chăm chú nghe xong bỗng trở nên buồn rười rượi, xù lông xù cánh, gục đầu, rồi rơi xuống bụi rậm. Ông nghĩ: “Chắc nó quá thương bạn nên mới rầu rĩ mà chết như thế”.
Về đến nhà, người lái buôn kể lại câu chuyện trên cho chú vẹt của ông nghe. Nghe xong, chú vẹt ủ rũ nhắm mắt và một lúc sau thì rơi xuống đáy lồng, nằm bất động. Người lái buôn buồn rầu than thở: “Hóa ra giống vẹt cũng có tình nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo”.
Người lái buôn mở lồng mang vẹt ra, ông để vẹt lên bàn tay ngắm nghía. Đột nhiên chú vẹt bay vù lên cây cao, đứng nhìn ông và nói: “Cảm ơn ông chủ đã thuật lại cách bạn tôi giúp tôi được tự do. Tôi xin chào ông để trở về rừng núi quê hương”. Thế rồi, vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng.
(Theo Truyện kể I-ran, Thanh Trà kể)
Em hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước ý đúng trong các câu (từ câu 1 đến câu 8) và làm theo yêu cầu:
Câu 1: (0,5 điểm): Chú vẹt mang từ châu Phi về có đặc điểm gì đặc biệt khiến người lái buôn yêu quý?
A. có bộ lông xanh biếc
B. có chiếc đuôi dài duyên dáng
C. có cái mào đỏ chót
D. nói rất sõi tiếng người
Câu 2: (0,5 điểm): Trong câu nói của vẹt nhắn với bà con ở châu Phi, ý nào đã giúp vẹt được cứu sống?
A. Vẹt đang sống cuộc sống đầy đủ thức ăn.
B. Vẹt nhớ quê hương đến gầy mòn cả người.
C. Vẹt muốn được chỉ dẫn cách trở về quê hương.
D. Vẹt đang buồn khổ vì sống cô đơn.
Câu 3: (0,5 điểm): Người lái buôn đã nghĩ gì về vẹt sau khi nghe vẹt nói?
A. Vẹt thật thông minh.
B. Vẹt thật ngu ngốc.
C. Vẹt thật dũng cảm.
D. Vẹt thật ngoan ngoãn.
Câu 4: (0,5 điểm): Nhờ đâu mà chú vẹt đã thoát khỏi chiếc lồng để về quê hương?
A. Ông chủ đã nói lại cách mà người bạn đã chỉ vẹt giả chết để về quê hương.
B. Chú vẹt cầu xin ông chủ thả ra khỏi chiếc lồng.
C. Chú vẹt thông minh tự mở lồng bay ra.
D. Người bạn bay đến cứu nên vẹt mới được về quê hương.
Câu 5: (1 điểm) Sau khi được ra khỏi lồng chú vẹt sẽ bay về đâu?
A. Khu vườn có nhiều hoa lá.
B. Vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng về quê hương.
C. Vẹt ở lại nhà ông chủ.
D. Vẹt cất cánh nhằm hướng đông bay thẳng về quê hương.
Câu 6: (1 điểm): Dựa vào đoạn văn trên em hãy nêu suy nghĩ của em về chú vẹt!
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 7: (0,5 điểm) Trong câu ghép "Hóa ra giống vẹt cũng có tình nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo" có mấy vế câu?
A. 2 vế câu.
B. 3 vế câu.
C. 4 vế câu.
D. 5 vế câu.
Câu 8: (0,5 điểm): Gạch một gạch dưới cặp quan hệ từ trong câu ghép sau:
“Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình”.
Câu 9: (1 điểm): Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”!
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 10: (1 điểm) Trong những câu ghép sau, câu ghép nào có mối quan hệ tương phản
A. Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình.
B. Vì vẹt nhớ quê hương nên chú giả vờ chết.
C. Tuy vẹt nhỏ nhắn nhưng chú rất thông minh.
D. Nhờ vẹt thông minh mà chú đã thoát ra khỏi lồng .
B. PHẦN VIẾT:
I. Chính tả (Nghe – viết):
II. Tập làm văn:
Em hãy tả lại người mà em yêu quý nhất.
ĐÁP ÁN
A. PHẦN ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: (1đ)
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, cụm từ có nghĩa, đọc không sai: (1đ)
- Trả lời đúng câu hỏi: (1đ)
II. Đọc hiểu: (7 điểm)
Đáp án trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 7 | 10 |
Đáp án | D | C | B | A | B | A | C |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1 | 0,5 | 1 |
Câu 6: (1 điểm): Giống vẹt rất thông minh. (gợi ý)
Câu 8: (1 điểm)
“Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình”.
Câu 9: Tùy học sinh đặt câu có cặp quan hệ từ “Vì – nên” (1 điểm).
B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả: (2đ)
Người xây cuộc sống
Một người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc, về hưu để vui thú với gia đình và sống thanh nhàn trong suốt quãng đời còn lại. Người chủ thầu rất tiếc khi thấy người công nhân tận tụy của mình ra đi. Ông hỏi người thợ xem có thể xây một căn nhà trước khi thôi việc như một sự chiếu cố đặc biệt không.
Người thợ đáp “vâng” nhưng ngay lúc đó ông đã không còn để tâm vào công việc.
- Bài viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, sai 5 lỗi trở xuống: 2 điểm.
- Bài viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, sai 6 lỗi trở lên: 1 điểm
II. Tập làm văn: (8đ)
Mẫu:
Mẹ là người mà em yêu quý và kính trọng nhất.
Năm nay mẹ của em 36 tuổi, làm nghề lao công. Công việc của mẹ rất vất vả, nên trông mẹ có vẻ đứng tuổi hơn tuổi thật. Mẹ cao 1m57, hơi gầy, với nước da ngăm sạm đi vì nắng và gió. Mái tóc của mẹ dài ngang vai, đen bóng và hơi khô xơ, lúc nào cũng buộc gọn lại. Đôi bàn tay của mẹ chai sạn, nhưng ấm áp vô cùng. Mỗi khi được mẹ xoa đầu, nắm tay, em cảm giác như mình đang được nắm lấy thứ quý giá nhất trên đời này.Đẹp nhất ở mẹ là đôi mắt. Đôi mắt mẹ đen láy, chứa chan niềm yêu thương. Chỉ cần nhìn sâu vào đôi mắt ấy, là em cảm nhận được tình cảm mà mẹ luôn dành cho mình.
Mẹ thường đi làm về rất muộn, với dáng vẻ mệt mỏi. Nhưng mẹ vẫn luôn mỉm cười dịu dàng và chăm sóc chu đáo cho em. Mẹ dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, nấu cơm cho em ăn. Giờ đây, em đã lớn hơn, đã có thể giúp mẹ nhiều việc nhà rồi, nhưng em vẫn chưa thấy đủ. Em chỉ mong mình lớn nhanh hơn nữa, giúp cho mẹ nhiều hơn nữa để mẹ bớt vất vả hơn.
Thật hạnh phúc biết bao, khi mỗi ngày được nói chuyện cùng mẹ, được mẹ xoa đầu và ôm vào lòng. Những khoảnh khắc ấy thật tuyệt vời, tựa như đang được tắm mình dưới ánh nắng mặt trời vậy.
Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: * Mở bài: giới thiệu được người định tả |
|
* Thân bài:- Tả bao quát: ngoại hình, cách ăn mặc, hình dáng….- Tả chi tiết: tóc, mắt, mũi…. | 4 điểm |
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người định tả | 1 điểm |
* Chữ viết đúng, chính tả, sạch đẹp: | 0.5 điểm |
* Dùng từ, đặt câu | 0.5 điểm |
* Sáng tạo: | 1 điểm |
Đề ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng việt lớp 5 - Đề 3
I. Đọc thành tiếng: (1 điểm)
II. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô!
- Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Vì bạn ấy bị đau mắt.
b. Vì bạn ấy không có tiền.
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.
Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Cô là người quan tâm đến học sinh.
b. Cô rất giỏi về y học.
c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.
d. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm.
Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)
Viết câu trả lời của em:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (0.5 điểm)
Viết câu trả lời của em:
Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần
Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép: (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.
Câu 9: Xác định các thành phần trong câu sau: (0.5 điểm)
Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.
Trạng ngữ:...................................................................................................................
Chủ ngữ:...................................................................................................................
Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến? (0.5 điểm)
Viết câu của em:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
III. Phần viết:
1. Chính tả: (Nghe – viết) bài Bà cụ bán hàng nước chè SGK Tập 2 trang 102 (2 điểm)
2. Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất. (2 điểm)
Đáp án và hướng dẫn làm bài
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 7 | 8 | 9 |
Ý ĐÚNG | d | c | a | b | Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho | a | b | TN: Em thấy chưa CN: cặp kính này |
Câu 10:
Càng tiếp xúc tôi càng thấy cậu ấy hiền lành, cậu ấy không xấu như người ta vẫn nói.
III. Phần viết
2. Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất
Tả cây khế
Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế.
Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết đến vậy chăng?
Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò. Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm khế như ngôi sao sáng trên bầu trời.
Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và nói rằng:
- Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé!
Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất. Thật may may, ông đã không, mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:
- Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau như con người ấy.
Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông.
Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh.