Đáp án tự luận Mô đun 3.0 giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi tự luận trong chương trình tập huấn GDPT 2018. Nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm các dạng bài tập, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án tự luận Mô đun 3.0 - GDPT 2018 đầy đủ nhất
1. Những điều kiện tiên quyết
Câu hỏi: Sau khi hoàn thành Mô đun 1 - Hướng dẫn thực hiện CTGDPT và mô đun 2 - Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học, hãy liệt kê 3 phương pháp hay kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thầy cô đã thực hiện đối với học sinh của mình.
Trả lời:
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Thao tác hóa bài dạy
- Sơ đồ tư duy
2. Những kỹ thuật đó tác động như thế nào đối với học sinh?
Câu hỏi: Những kỹ thuật đó tác động như thế nào đối với học sinh?
Trả lời: Học sinh tích cực tham gia phát biểu. Biết chia sẻ kết quả học tập với bạn. Hứng thú hơn trong việc tham gia tìm hiểu kiến thức mới.
3. Học sinh có đạt được những kết quả như mong đợi không và điều gì giúp thầy cô biết như vậy?
Câu hỏi: Học sinh có đạt được những kết quả như mong đợi không và điều gì giúp thầy cô biết như vậy?
Trả lời: Kết quả như mong đợi, thông qua đánh giá kết quả học tập các em học sinh ở các kỳ kiểm tra định kỳ và khảo sát đột xuất hàng tuần.
4. Thầy cô hãy liệt kê các mục đích mình đã thực hiện đánh giá học sinh trên thực tế. Thầy cô có thể lựa chọn trong các mục đích kể trên và/hoặc kể thêm các mục đích khác.
Câu hỏi: Thầy cô hãy liệt kê các mục đích mình đã thực hiện đánh giá học sinh trên thực tế. Thầy cô có thể lựa chọn trong các mục đích kể trên và/hoặc kể thêm các mục đích khác.
Trả lời: mục đích giúp giáo viên nắm được khả năng tiếp thu kiến thức mới của học sinh. Từ đó giáo viên có biện pháp phù hợp hơn để phát triển năng lực cho các em học sinh.
5. Thầy cô hãy liệt kê 3 đánh giá quá trình mình đã thực hiện và mô tả chi tiết về mục tiêu đánh giá, kết quả thu được và những quyết định giáo dục sau đó.
Câu hỏi: Thầy cô hãy liệt kê 3 đánh giá quá trình mình đã thực hiện và mô tả chi tiết về mục tiêu đánh giá, kết quả thu được và những quyết định giáo dục sau đó.
Trả lời
- Đánh giá thường xuyên, học sinh tích cực tham gia phát biểu
- Đánh giá định kỳ. Nắm được học sinh hiểu biết kiến thức đến mức độ nào. Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin.
- Đánh giá qua các bài kiểm tra viết. Biết được khả năng học sinh trình bày văn bản viết như thế nào. Học sinh biết chia sẻ kết quả học tập.
6. Hoạt động trong video vừa xem là đánh giá kết quả học tập, đánh giá để cải tiến học tập, hay đánh giá hoạt động học tập?
Câu hỏi: Hoạt động trong video vừa xem là đánh giá kết quả học tập, đánh giá để cải tiến học tập, hay đánh giá hoạt động học tập?
Trả lời: Là đánh giá hoạt động học tập là tại vì thông qua kết quả học tập của học sinh.
7. Theo thầy/cô, đánh giá định kỳ vào cuối học kỳ 1 của năm học có thể là hoạt động đánh giá quá trình không? Hãy giải thích và nêu ví dụ cụ thể trong thực tiễn giảng dạy của thầy/cô để minh họa cho câu trả lời của mình.
Câu hỏi: Theo thầy/cô, đánh giá định kỳ vào cuối học kỳ 1 của năm học có thể là hoạt động đánh giá quá trình không? Hãy giải thích và nêu ví dụ cụ thể trong thực tiễn giảng dạy của thầy/cô để minh họa cho câu trả lời của mình.
Trả lời: Đánh giá định kỳ vào cuối học kỳ 1 của năm học có thể là hoạt động đánh giá của quá trình. Ví dụ các bài kiểm tra cuối học kỳ 1, giúp giáo viên có thể đánh giá được quá trình học tập của học sinh trong suốt học kỳ 1, thông qua đó nêu ra những vướng mắc mà các em còn khó khăn. Từ đó giáo viên nêu ra hướng điều chỉnh phù hợp hơn ở học kỳ 2.
8. Thầy/cô hãy cho biết mục tiêu đánh giá dưới đây đã vi phạm những tiêu chí chất lượng nào? "Học sinh biết làm phép tính cộng".
Câu hỏi: Thầy/cô hãy cho biết mục tiêu đánh giá dưới đây đã vi phạm những tiêu chí chất lượng nào? "Học sinh biết làm phép tính cộng".
Trả lời: Mục tiêu đánh giá dưới đây đã vi phạm những tiêu chí chất lượng tự đánh giá của học sinh.
9. Mời quý thầy cô hãy đưa ít nhất 3 động từ cho mỗi cấp độ phức tạp trong bảng khung nhận thức của Bloom dưới đây:
Câu hỏi: Mời quý thầy cô hãy đưa ít nhất 3 động từ cho mỗi cấp độ phức tạp trong bảng khung nhận thức của Bloom dưới đây:Nhận biết/ Ghi nhớ thông hiểu Vận dụng Phân tích Đánh giá sáng tạo
Trả lời:
- Nhắc lại kiến thức đã học
- Vận dụng kiến thức vào bài tập
- Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
10. Theo thầy cô, mức độ thể hiện năng lực được mô tả ở thông tư 27 tương ứng với cấp độ yêu cầu tư duy nào trong khung nhận thức của Bloom?
Câu hỏi: Theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 mô tả 3 mức độ thể hiện năng lực như sau:
- Mức 1 (Năng lực ở mức độ 1): Mức 1 được xác định là khả năng nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập.
- Mức 2 (Năng lực ở mức độ 1): Mức 2 được xác định là khả năng nắm bắt được ý nghĩa của nội dung đã học để kết nối, sắp xếp nhằm giải quyết những vấn đề có nội dung tương tự.
- Mức 3 (Năng lực ở mức độ 3): Mức 3 là khả năng vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
Theo thầy cô, mức độ thể hiện năng lực được mô tả ở thông tư 27 tương ứng với cấp độ yêu cầu tư duy nào trong khung nhận thức của Bloom?
Trả lời:
- Mức độ nhớ
- Mức độ hiểu
- Mức độ vận dụng
11. Phân tích về các năng lực thành phần của phẩm chất "yêu nước - yêu thiên nhiên" và hướng dẫn viết các mô tả về biểu hiện hành vi của các phẩm chất thành phần này.
Câu hỏi: Video từ Mô đun 2.0 của RGEP về các năng lực thành phần:
Mục 4, hoạt động 4.2: Phân tích về các năng lực thành phần của phẩm chất "yêu nước - yêu thiên nhiên" và hướng dẫn viết các mô tả về biểu hiện hành vi của các phẩm chất thành phần này.
Trả lời: Phân tích về các năng lực thành phần của phẩm chất "yêu nước - yêu thiên nhiên", và hướng dẫn viết các mô tả về biểu hiện hành vi của các phẩm chất thành phần này.
12. Thầy cô hãy chọn 3 bài tập/nhiệm vụ đánh giá mình đã biên soạn và phân tích các cấu phần theo hướng dẫn kể trên.
Câu hỏi: Thầy cô hãy chọn 3 bài tập/nhiệm vụ đánh giá mình đã biên soạn và phân tích các cấu phần theo hướng dẫn kể trên.
Trả lời:
Đánh giá thường xuyên
Đánh giá định kỳ
13. Trước hết dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và công tác của mình, thầy cô hãy gọi tên phương pháp đánh giá của các hoạt động được trình bày dưới đây.
Câu hỏi: Trước hết dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và công tác của mình, thầy cô hãy gọi tên phương pháp đánh giá của các hoạt động được trình bày dưới đây.
Trả lời:
- Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động 2: Khám phá, phân tích
- Hoạt động 3: Vận dụng vào bài tập
- Hoạt động 4: Vận dụng vào thực tiễn
- Hoạt động 5: Củng cố kiến thức
14. Thầy cô hãy điền vào chỗ trống với 1 đến 3 từ để định nghĩa về phương pháp vấn đáp giữa trên kinh nghiệm giảng dạy của mình
Câu hỏi: Thầy cô hãy điền vào chỗ trống với 1 đến 3 từ để định nghĩa về phương pháp vấn đáp giữa trên kinh nghiệm giảng dạy của mình.
Giáo viên trao đổi với ...(nội dung 1)... thông qua (nội dung 2)... để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Trả lời: Giáo viên trao đổi với ...học sinh... thông qua hoạt động học tập... để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
15. Phương pháp kiểm tra viết
Câu hỏi 1: Với kinh nghiệm và thực tế giảng dạy của mình, thầy cô hãy liệt kê tối thiếu 3 hình thức hoặc kỹ thuật kiểm tra viết mà thầy cô thường áp dụng trong lớp học của mình.
Khi giáo viên làm xong phần của mình và xem phản hồi của ít nhất 2 học viên khác, màn hình hiện lên: Cảm ơn thầy cô đã hoàn thành bài tập.
Trả lời: Kiểm tra viết thường được sử dụng sau khi học một phần chương, cuối chương, cuối giáo trình, nhàm kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp, kiểm tra toàn lớp trong một thời gian nhất định, giúp học sinh rèn luyện năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ viết.
Có 3 dạng kiểm tra viết cơ bản:
- Kiểm tra viết dạng tự luận: trả lời ngắn - trả lời dài
- Kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan (nhiều lựa chọn, ghép đôi).
- Kiểm tra viết dạng trắc nghiệm điền khuyết
Câu hỏi 2: Theo các thầy cô dạng thức này có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Trả lời:
* Ưu điểm
- Có khả năng đo lường kết quả học tập của học sinh ở mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nó tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng suy luận, phê phán, trình bày những ý kiến dựa trên những trải nghiệm của cá nhân.
- Đề kiểm tra viết dạng tự luận thường dễ chuẩn bị, tốn ít thời gian và công sức.
Nhược điểm:
- Bài tự luận thường có số câu hỏi ít nên khó đại diện đầy đủ cho nội dung cần đánh giá
- Việc chấm điểm thường khó khăn và tốn nhiều thời gian.
- Các tiêu chí đánh giá thường không thống nhất do vậy điểm số bị ảnh hưởng nhiều từ yếu tố chủ quan của người chấm.